Những vui buồn của các lãnh đạo thế giới năm 2017 (phần 1)
Chính trường thế giới năm 2017 chào đón một số nhân tố mới với những chính sách mang đậm dấu ấn cá nhân, ngoài những gương mặt cũ. Tuy nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng trải qua một năm “thuận buồm xuôi gió”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Ông Emmanuel Macron, 39 tuổi, trở thành tổng thống trẻ nhất của Pháp kể từ thời Napoleon (Ảnh: AFP)
2017 được xem là năm của Tổng thống Macron. Xuất thân là cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp, ông Macron đã thực hiện một chiến dịch tranh cử “ngoạn mục” và giành chiến thắng trong sự ủng hộ của người dân Pháp. Mặc dù là gương mặt mới, song ông Macron cũng đã để lại nhiều dấu ấn trên chính trường thế giới trong năm nay.
Hàng loạt vấn đề chính trị tại Anh, Mỹ, Đức, cùng tầm nhìn tham vọng đã khiến Tổng thống Macron được nhắc đến không chỉ với tư cách là ông chủ Điện Elysee, mà còn là nhà lãnh đạo mới của thế giới tự do. 2018 dự kiến sẽ tiếp tục là một năm đầy hứa hẹn với Tổng thống Macron.
2017 cũng là một năm nhiều thử thách đối với Thủ tướng Merkel (Ảnh: Reuters)
2017 là một năm khó khăn với Thủ tướng Merkel khi nhà lãnh đạo Đức vừa phải khôi phục mối quan hệ với Tổng thống Donald Trump, đồng thời ứng phó với cuộc bầu cử ở Đức trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy cánh hữu trỗi dậy mạnh mẽ. Tuy vậy, bà Merkel được cho là vẫn xây dựng mối quan hệ làm việc ổn thỏa với Tổng thống Trump.
Mặc dù bà Merkel giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9 và đắc cử thủ tướng nhiệm kỳ thứ 4, song đảng của bà đã mất hơn 1 triệu ủng hộ về tay đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức. Theo đó, những gì bà cần làm hiện nay là xây dựng một liên minh đủ mạnh để có thể giải quyết các thách thức đặt ra cho nước Đức trong năm 2018.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Video đang HOT
Tổng thống Putin và Tổng thống Trump trò chuyện bên lề hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam (Ảnh: AP)
Năm 2017, Tổng thống Putin vẫn là nhà lãnh đạo nhận được tỷ lệ ủng hộ đông đảo của người dân Nga tại quê nhà và ông được dự đoán sẽ tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 trong cuộc bầu cử Nga vào tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng phải đối mặt với một số vấn đề như nền kinh tế bị đình trệ hay lệnh cấm tham gia Olympic đối với các vận động viên Nga do vụ lùm xùm sử dụng doping.
2017 cũng là năm mối quan hệ giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Donald Trump không được tốt như kỳ vọng. Với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ, Washington đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Moscow như trục xuất nhà ngoại giao hay đóng cửa lãnh sự quán.
Cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông đã giúp Tổng thống Putin ghi điểm trên trường quốc tế trong năm 2017, giúp củng cố mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo Nga và Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đảm bảo sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực và nâng cao vị thế của Moscow như một quốc gia bảo trợ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Đại hội đảng lần thứ 19 tiếp tục nâng cao vị thế của Chủ tịch Tập Cận Bình trên chính trường Trung Quốc (Ảnh: NYTimes)
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, 2017 là một năm ghi dấu ấn tốt đẹp của ông. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khép lại thành công nhiệm kỳ đầu tiên và tiếp tục được bầu làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Tại đại hội, “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được đưa vào điều lệ đảng, đánh dấu lần đầu tiên một lãnh đạo đương chức của Trung Quốc có hệ tư tưởng được ghi nhận và nêu tên chính thức trong điều lệ đảng kể từ thời cố lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục được củng cố khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc liên tục tăng lên. Bên cạnh đó, con đường đi lên vị trí siêu cường của nước này cũng ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, ông Tập cũng phải đối mặt với không ít thách thức, như tình hình an ninh nguy hiểm tại Triều Tiên, mối quan hệ thương mại căng thẳng với Mỹ dưới thời Tổng thống Trump và nền kinh tế đang chững lại. Năm 2018, vấn đề Triều Tiên được cho là sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất tới nhiệm kỳ lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vui mừng khi tên lửa rời bệ phóng thành công trong vụ thử ngày 4/7 (Ảnh: Reuters)
Ngày 1/1/2017, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên đang ở giai đoạn cuối cùng của tiến trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Ngay ngày hôm sau, Tổng thống Trump đã lên tiếng “phản pháo”, nói rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ đủ khả năng sở hữu một loại tên lửa như vậy. 11 tháng sau đó, với 16 vụ thử tên lửa và 1 vụ thử hạt nhân, ông Kim Jong-un đã “thách thức” Tổng thống Trump bằng vụ phóng tên lửa ICBM mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên.
Năm 2017, Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên không ngừng chỉ trích và dọa nạt nhau. Mỹ và cộng đồng quốc tế cũng áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm gây sức ép với Triều Tiên, buộc nước này phải từ bỏ chương trình vũ khí gây tranh cãi. 2018 dự đoán sẽ là một năm khó đoán trước với Triều Tiên khi nguy cơ xung đột ngày càng tăng cao và các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ có thể sẽ phát huy hiệu quả.
(Còn tiếp)
Thành Đạt
Theo Dantri
Món quà ý nghĩa bà Obama từng tặng phu nhân lãnh đạo dự APEC
Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama đã chọn những món quà độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng lãnh thổ Hawaii - nơi diễn ra hội nghị cấp cao APEC năm 2011 để làm quà cho phu nhân và phu quân của các lãnh đạo thế giới.
Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama (váy vàng) đón tiếp các phu nhân và phu quân của các nhà lãnh đạo dự APEC 2011 tại Hawaii. (Ảnh: AFP)
Theo thông báo của Nhà Trắng, bà Michelle Obama, phu nhân cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã chủ trì bữa tiệc trưa đặc biệt dành cho phu nhân và phu quân của các nhà lãnh đạo về dự hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Hawaii vào tháng 11/2011. Tại bữa tiệc này, bà Michelle đã đại diện cho nước chủ nhà, tặng các phu nhân và phu quân những món quà ngoại giao, trong đó thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và nền văn hóa giàu có của Hawaii".
Món quà đặc biệt mà cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ dành tặng cho phu nhân của các nhà lãnh đạo cấp cao APEC là những chiếc trâm cài gắn hoa phong lan do đích thân bà Michelle chọn lựa. Trong khi đó, các phu quân được cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ tặng đôi khuy măng sét được làm từ bạc và gỗ Koa, khắc thêm dòng chữ "Được chế tác riêng cho Michelle Obama". Tất cả cả các món quà này đều do các nghệ sĩ Hawaii hoàn thiện và sử dụng chính những nguyên liệu tự nhiên trên hòn đảo này.
Món quà của bà Michelle tặng các phu nhân lãnh đạo APEC là trâm cài gắn hoa phong lan của Hawaii (Ảnh: Nhà Trắng)
Để chế tác chiếc trâm cài dành riêng cho những vị khách đặc biệt, nghệ sĩ hoa phong lan Wayne Keeth đã tự tay trồng hoa phong lan, sau đó ngắt những bông hoa đang ở độ đẹp nhất và ép khô từng bông mà không dùng tới khuôn, trước khi gắn lên chiếc trâm cài.
"Món quà độc đáo này sẽ giúp người nhận lưu giữ một phần ý nghĩa và đặc biệt của Hawaii khi rời xa hòn đảo này", thông báo của Nhà Trắng cho biết.
Những đôi khuy măng sét bạc đính gỗ Koa được chế tác nhờ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân tiện gỗ Keith Maile và nhà thiết kế Kara Ross. Những người Hawaii cổ thường có mối liên hệ về tinh thần rất sâu sắc với những cánh rừng gỗ Koa và thường sử dụng loại gỗ này trong nhiều hoạt động của cuộc sống. Người Hawaii trước đây thường nói "E ola Koa" có nghĩ là sống thọ như cây Koa trong rừng.
Đôi khuy măng sét (giữa) là món quà bà Michelle dành tặng các phu quân lãnh đạo APEC 2011 (Ảnh: Nhà Trắng)
Không chỉ đẹp mắt, món quà của cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ còn cầu kỳ trong khâu chọn hộp đựng. Những chiếc hộp đựng các món quà đặc biệt này được làm theo phong cách Lauhala truyền thống và đan từ lá cây. Hộp đựng trâm cài được gắn thêm hoa lan tươi bên ngoài, trong khi hộp đựng khuy măng sét có trang trí thêm chạm khắc từ dừa.
"Hoa phong lan là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của tinh thần aloha Hawaii. Việc gắn hoa phong lan lên trâm cài bằng bạc và mang tinh thần aloha tới mỗi người là để gợi nhắc về những trải nghiệm (của các vị khách) tại Hawaii và lối sống có một không hai tại vùng đất này", nghệ sĩ Wayne Keeth cho biết, đề cập tới "Aloha" mang nghĩa "xin chào" theo văn hóa Hawaii.
Nói về tác phẩm khuy măng sét của mình, nghệ nhân Keith Maile và nhà thiết kế Kara Ross chia sẻ: "Cây Koa Hawaii là loài cây nổi tiếng vì vẻ đẹp của gỗ với những đường vân xoáy như vằn trên lưng hổ hoặc đá sa thạch. Tên gọi của gỗ Koa cũng trùng với từ "chiến binh" trong tiếng Hawaii, vốn tượng trưng cho sức mạnh và sự bền bỉ - đây cũng là sự khởi đầu mang tính biểu tượng cho những quan hệ đối tác mới được thiết lập tại APEC".
Thành Đạt
Theo Dantri
Tổng thống Putin hé lộ mục tiêu phát triển Nga trước thềm bầu cử Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ ra những mục tiêu chính trong quá trình xây dựng nước Nga trở thành cường quốc hàng đầu thế giới trước khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ mới. Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik) Phát biểu tại "Diễn đàn Hành động" do Mặt trận Nhân dân Toàn Nga tổ chức ngày 19/12, Tổng...