Những vụ xả súng kinh hoàng trên thế giới khiến luật pháp phải cải tổ
Không phải tất cả các nước đều thay đổi luật kiểm soát súng đạn sau khi xảy ra các vụ xả súng. Tuy nhiên, có cũng một vài tiền lệ đáng lưu ý.
Theo BBC, sau vụ xả súng đẫm máu xảy ra hôm 15/3 tại 2 đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch (New Zealand), Thủ tướng nước này là bà Jacinda Ardern đã thông báo chi tiết việc cải cách luật súng đạn, trong đó có những thay đổi lớn.
Theo bà Ardern, New Zealand sẽ cấm tất cả các loại vũ khí bán tự động (giống như súng quân sự) và súng trường tấn công, đây là động thái nhằm “chắc chắn rằng các vụ xả súng không xảy ra một lần nữa”.
Không phải tất cả các nước đều thay đổi luật kiểm soát súng đạn sau khi xảy ra các vụ xả súng. Tuy nhiên, có cũng một vài tiền lệ đáng lưu ý là các vụ thảm sát liên quan đến súng đạn đôi khi đã dẫn tới việc cải tổ hoàn toàn luật pháp.
Australia cấm một loạt súng tự động
Năm 1996, 35 người đã thiệt mạng sau khi những kẻ sát nhân xả súng vào khu vực danh lam thắng cảnh lịch sử là Cảng Arthur ở bang Tasmania. Phản ứng trước vụ việc này, Chính phủ Australia đã yêu cầu các bang cấm tất cả các loại súng bán tự động và các loại vũ khí tự nạp đạn, đồng thời cấm một số loại súng ngắn khác. Chính phủ Australia cũng áp dụng một hệ thống đăng ký giấy phép toàn diện và nghiêm ngặt hơn trong việc cấp giấy phép sở hữu súng đạn. Chương trình mua lại súng đạn mang tính bắt buộc đã giúp chính quyền thu lại được ít nhất 600.000 khẩu súng.
Một nạn nhân vụ xả súng tại Cả
Trong 2 thập kỷ trước khi luật sở hữu súng đạn thay đổi, đã có 13 vụ xả súng lớn xảy ra. Trong hơn 20 năm kể từ khi luật sở hữu súng đạn thay đổi, chỉ có 2 vụ xả súng lớn xảy ra khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Hai người đã bị thiệt mạng trong vụ xả súng ở khuôn viên trường Đại học Melbourne, vụ việc khiến luật kiểm soát súng đạn được sửa đổi nhiều hơn.
Video đang HOT
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy ngoài các nạn nhân thiệt mạng trong các vụ xả súng tại Cảng Arthur, năm 1996 có 69 kẻ giết người bằng súng, và con số này đã giảm xuống chỉ còn 30 kẻ trong năm 2012. Các vụ tự sát bằng súng cũng giảm đáng kể.
Anh cấm cá nhân sở hữu súng ngắn
Năm 1996, một kẻ sát nhân đã xả súng vào trường học Dunblane (Scotland), khiến 16 học sinh và một giáo viên thiệt mạng. Những khẩu súng ngắn mà tên này mang theo người được xác định là hợp pháp vì có giấy chứng nhận. Vụ xả súng này đã khiến luật sở hữu súng đạn thay đổi ở Scotland, Vương quốc Anh và Xứ Wales, theo đó cấm tất cả các cá nhân sở hữu súng ngắn.
Ngày 13/3/1996 được coi là “Ngày đen tối” ở Dunblane, (Scotland).
Một lệnh ân xá đã dẫn đến việc giao nộp 165.353 khẩu súng ngắn từng được cấp phép và 700 tấn đạn dược vào mùa Xuân năm 1999. Điều này dựa trên những thay đổi về luật sở hữu súng đã được đưa ra một thập kỷ trước đó, sau khi xảy ra một vụ xả súng lớn tại Hungerford, miền Nam nước Anh. Vụ xả súng này cũng do một kẻ có giấy phép sở hữu súng hợp pháp gây ra. Việc sửa đổi luật kiểm soát súng đạn diễn ra sau các vụ thảm sát năm 1987, theo đó cấm tuyệt đối các loại vũ khí nòng dài bán tự động và một vài loại đạn.
Tại Scotland, số vụ tội phạm súng đạn đã giảm sau vụ việc xảy ra ở Dunblane. Trong giai đoạn 2015 – 2016, số vụ xả súng đã giảm xuống mức không có trường hợp nào xảy ra trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, tại Anh và Xứ Wales, số vụ tội phạm liên quan đến súng đạn đã tăng trong nhiều năm qua ngay sau khi xảy ra vụ Dunblane. Peter Squires, Giáo sư chuyên ngành tội phạm học tại trường Đại học Brighton, cho biết nguyên nhân không phải bởi sự thay đổi về luật sở hữu súng đạn, mà phần lớn là do những thay đổi trong thị trường mua bán súng đạn. Các vụ phạm tội mang tính chất bạo lực tại Anh và Xứ Wasles đã tăng 19% trong một năm, chủ yếu là do các vụ phạm tội liên quan đến dao gia tăng.
Trong khoảng từ năm 2002 đến năm 2003 (khi thay đổi được ghi nhận) và năm 2004 – 2015, số vụ phạm tội liên quan đến súng đã giảm từ 10.248 vụ xuống 4.911 vụ, tuy nhiên con số này lại tăng lên 6.521 vụ trong giai đoạn 2017 – 2018.
Đã xảy ra một vụ xả súng tại Anh kể từ vụ Dunblane – tại Cumbria năm 2010.
Canada hạn chế vũ khí tự động và bán tự động
Trong năm 1989, một vụ xả súng đã xảy ra tại trường học Montreal, thủ phạm chủ yếu nhằm vào nữ sinh và phụ nữ, dẫn tới tranh cãi trên toàn quốc gia này về luật kiểm soát súng đạn. Những vũ khí mà tên này sử dụng được cấp phép.
Phản ứng trước vụ xả súng nói trên, năm 1991, Quốc hội Canada đã thông qua luật kiểm soát súng đạn, theo đó hạn chế những vũ khí tự động và bán tự động, đồng thời áp dụng khoảng thời gian là 28 ngày để chờ xin giấy phép sở hữu súng và kiểm tra thông tin kỹ hơn. Nước này cũng đưa ra yêu cầu phải tham gia khóa học về an toàn súng đạn.
Một cuộc biểu tình kêu gọi kiểm soát súng ở Montreal, Canada. (Nguồn: AP)
Những tranh cãi xung quanh điều luật này dẫn đến việc Quốc hội thông qua một dự luật nghiêm khắc hơn nữa, theo đó tất cả những vũ khí từng không bị hạn chế nay vẫn buộc phải đăng ký. Quy định này đã được hủy bỏ năm 2012 và từ đó trở thành nguyên nhân gây tranh cãi.
Có khá nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của luật kiểm soát súng đạn ở Canada. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2004 cho thấy “sau khi Quốc hội nước này thông qua dự luật vào năm 1991, đã có sự sụt giảm đáng kể tỷ lệ các vụ tự tử và giết người liên quan đến súng cũng như tỷ lệ các vụ dùng súng để tự sát”. Số người thiệt mạng do các vụ xả súng, kể cả tự sát, đã giảm đáng kể trong khoảng thời gian từ năm 1991 – 2001, quãng thời gian các vụ sát hại bằng súng ở mức thấp nhất trong 50 năm qua. Số vụ giết người (bằng mọi phương tiện) đã giảm trong thời gian đó.
Theo Thegioi&VietNam
Cách đặc biệt thể hiện tình đoàn kết với cộng đồng người Hồi giáo của phụ nữ New Zealand
Ngày 22/3, phụ nữ trên khắp New Zealand đã đồng loạt đội hijab - tấm khăn trùm kín đầu và ngực của phụ nữ Hồi giáo - nhằm thể hiện thông điệp về hòa bình và sự đoàn kết với cộng đồng người Hồi giáo, sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào hai đền thờ thuộc tôn giáo này tại thành phố Christchurch ngày 15/3 vừa qua.
Người dân tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại Christchurch, New Zealand, ngày 17/3/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Là một trong những người tham gia chiến dịch giàu tính nhân văn mang tên #HeadScarfforHarmony này, cô Rafaela Stoakes, 32 tuổi, cho biết việc đội hijab mang đến cho cô cái nhìn sâu sắc về đạo Hồi cũng như cảm nhận rằng mình là một phần của cộng đồng Hồi giáo thiểu số tại đất nước New Zealand..
Theo những người khởi xướng chiến dịch #HeadScarfforHarmony, việc đeo khăn trùm đầu cũng nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với các nữ cảnh sát và các tình nguyện viên vốn không theo đạo Hồi, song ngày 22/3 vẫn tận tụy trong công tác điều tiết đám đông xung quanh địa điểm tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân của vụ thảm sát ở Christchurch.
Hình ảnh phụ nữ trong các bộ trang phục Hồi giáo cũng tràn ngập trên Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác ở New Zealand. Với đa phần trong số họ, đây là lần đầu tiên họ tiếp xúc với các trang phục của tín đồ Hồi giáo nữ. Cô Kate Mills Workman, một sinh viên 19 tuổi sống tại Wellington, thậm chí còn cho biết cô rất muốn được tới tham dự lễ cầu nguyện ở đền thờ.
Vụ xả súng hôm 15/3 vừa qua tại Christchurch là vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử New Zealand. Phần lớn trong số 50 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại hai đền thờ Hồi giáo đều là người nhập cư và công dân đến từ các nước như Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Somalia... Nghi can chính trong vụ việc này là Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia, 28 tuổi và là kẻ theo quan điểm "da trắng thượng đẳng".
Thanh Phương (TTXVN)
Theo Tintuc
Anh điều tra loạt vụ tấn công tại nhiều đền thờ ở Birmingham Ngày 21/3, lực lượng cảnh sát chống khủng bố đã tiến hành cuộc điều tra sau khi nhận được thông báo 5 đền thờ tọa lại tại nhiều khu vực khác nhau ở thành phố Birmingham của Anh bị tấn công trong đêm. Cảnh sát Anh làm nhiệm vụ tại thành phố Manchester ngày 1/1/2019. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Cảnh sát khu vực...