Những vụ vướng lao lý vì bắt trộm “kinh điển”
Đây là những vụ án bắt trộm khiến chủ nhà phải vướng vòng lao lý.
“Nếu tòa tuyên như vậy thì kẻ trộm sẽ lộng hành, còn ai dám bắt trộm nữa!”, ông Nguyễn Ngọc Ánh, 63 tuổi, ở Tây Ninh, người bắt trộm vừa bị TAND tỉnh này xử phúc thẩm tuyên án 12 tháng tù treo đã bức xúc thốt lên như vậy.
Mà đâu chỉ có ông Ánh, điểm lại thời gian gần đây có đến ba người bị tù tội vì bắt trộm.
Hai cha con cùng bị tội vì bắt trộm
Vụ án này từng được dư luận đặc biệt quan tâm vì nội dung câu chuyện quá hi hữu, đời thường nhưng cả hai cha con lại đều bị khởi tố ra tòa. Người cha trong quá trình điều tra đã uất ức treo cổ tự tử.
Khoảng 2h30 sáng 21.1.2014, cha con anh Nguyễn Văn Trình (ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre) phát hiện Phạm Văn K (sinh năm 1999) đột nhập vào tiệm tạp hóa của gia đình. Do không biết số điện thoại của công an nên ngay sau khi bắt K, Trình có gọi điện thoại cho ông Lê Nguyên Luyến (Trưởng ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình) để báo vụ việc. Trình gọi đến ba lần nhưng ông Luyến không nghe máy.
Anh Nguyễn Văn Trình tại tòa.
Thế là cha con anh Trình bèn neo giữ K lại và tra hỏi: “Mày con ai?”. Do K không nói nên Trình nắm hai tay của K ra sau, dẫn ra ngoài cửa tiệm và trói K vào gốc cây. Tiếp tục hỏi K là con ai nhưng K vẫn không trả lời nên Trình lấy dây trói hai chân K rồi lấy dây cột vào sợi dây trói hai tay K, đầu dây kia vắt qua nhánh cây rồi kéo lên hạ xuống nhiều lần. Đến khi K khai mình là con của ai, từng vào tiệm lấy trộm bốn lần thì Trình không kéo lên hạ xuống nữa.
Đến 4h40 sáng, Trình tiếp tục gọi điện thoại báo cho ông Luyến trưởng ấp, lần này thì ông đến đưa tên trộm về trụ sở ấp làm việc.
Anh Nguyễn Văn Trình diễn tả lại vụ việc. Ảnh: Hoàng Nam
Nhưng rồi sau đó, thay vì xử lý, giáo huấn tên trộm (vì “em trộm” này chưa thành niên), người ta lại đi khởi tố, truy tố anh Trình tội bắt giữ người trái pháp luật, cha anh cũng bị xem là đồng phạm, tuy nhiên quá trình điều tra ông đã uất ức treo cổ tự tử.
Xử sơ thẩm, dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, TAND huyện Chợ Lách (Bến Tre) vẫn tuyên phạt bị cáo Trình sáu tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật. Anh Trình kháng cáo vì cho rằng mình vô tội.
Sáng 4.1.2016, TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm lưu động đối với vụ án này đã bác kháng cáo của anh Trình. HĐXX nhận định, xét kháng cáo, dù bị cáo không thừa nhận hành vi, nhưng lời khai tại cơ quan điều tra phù hợp với tình tiết vụ án. Bị cáo đã cố ý giữ bị hại để đánh trói, tra hỏi. Hành vi của bị cáo là trái quy định pháp luật. Kháng cáo của bị cáo là không có cơ sở, cần giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo 6 tháng cải tạo không giam giữ.
Video đang HOT
Đi tù vì canh bắt trộm quá tay
Khoảng tháng 3.2015, quán cà phê Ấn Tượng (thuộc phường 10, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) do Nguyễn Huy Hiếu (SN 1985) làm chủ bị trộm đột nhập ba lần. Kẻ trộm đã lấy đi một số tài sản trị giá khoảng 50 triệu đồng, mỗi lần mất trộm Hiếu đều đến trình báo công an phường.
Ngày 10.3.2015, khi Hiếu đến nhà Mai Hồng Lĩnh chơi thì gặp Hoàng Văn Dũng (SN 1990) nên Hiếu rủ Lĩnh và Dũng đến quán nhà mình canh me bắt trộm.
22h cùng ngày, Lĩnh và Dũng đến quán, Hiếu tắt hết đèn quán rồi cả ba nằm ở ba chiếc võng phía sâu trong quán để canh me bắt trộm. Đến khoảng 0h ngày 11.3.2015 thì Lĩnh về nhà, còn Hiếu và Dũng tiếp tục canh bắt trộm.
Khoảng 2h sáng, Dũng nhìn thấy một bóng người (sau này xác định là D) đi qua đi lại trước quán nên sinh nghi. Dũng thông báo cho Hiếu cùng theo dõi. Khoảng 20 phút sau, nghe tiếng động ở góc quán và thấy một bóng người thì Dũng la lên: “Có người hay sao kìa anh ơi”. Dũng dùng cây sắt dài khoảng 170cm chạy tới đánh ba, bốn cái trúng đầu vào D. Còn Hiếu thì dùng cây chổi quét nhà cán nhựa màu xanh đánh ba, bốn cái trúng người D.
Nghe tiếng ồn, người dân xung quanh chạy đến xem. Hiếu chủ động gọi Công an phường 10 đến trình báo và ghi nhận sự việc. Sau đó, công an phường đưa D vào bệnh viện điều trị, đưa Dũng và Hiếu về phường làm việc.
D. khai ở trọ gần quán cà phê Ấn Tượng, tối đó đi chơi về khuya nên ngại làm mất giấc ngủ của bạn cùng phòng. Do vậy, D có ý định trèo tường vào trong để… ngủ nhờ chờ trời sáng.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc
Theo kết luận giám định của Trung tâm Pháp y (Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thì D bị đa chấn thương phần mềm ở các vùng đầu, ngực trái, tay trái, gãy xương trụ tay trái (đã phẫu thuật), thương tích 15%. Sau đó, Dũng và Hiếu bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích.
Sáng 12.5.2017, sau 1 ngày xét xử và 2 ngày nghị án, TAND TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã tuyên phạt Nguyễn Huy Hiếu 12 tháng tù cho hưởng án treo và Hoàng Văn Dũng 15 tháng tù, cùng về tội “Cố ý gây thương tích”. Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo phải bồi thường 88 triệu đồng cho bị hại.
Và vụ án tòa tỉnh Tây Ninh mới xử hôm qua, 25.9.
Tối 1.8.2015, Tạ Công Trung (23 tuổi) và Lê Minh Thành (21 tuổi, cùng ngụ phường Ninh Sơn, TP.Tây Ninh) rủ nhau vào nhà ông Nguyễn Ngọc Ánh (63 tuổi, ngụ phường Ninh Sơn, TP.Tây Ninh) trộm gà. Lúc này Thành đứng ngoài canh chừng, còn Trung leo tường rào vào trộm.
Vì đã xảy ra mất trộm nhiều lần nên phát hiện kẻ trộm, ông Ánh cầm cây chĩa (đầu sắt) đuổi theo. Khi gần đuổi kịp, do trời mưa nên ông Ánh bị trượt chân té làm mũi chĩa đâm vào mông Trung một cái. Trung tiếp tục bỏ chạy, leo lên tường rào để trèo ra ngoài.
Bức tường rào cao mà kẻ trộm trèo qua để trộm. Ảnh: V.H
Lúc này ông Ánh chạy đến kêu Trung đứng lại và leo xuống nhưng Trung không xuống. Ông Ánh dùng chĩa đâm một nhát dính vào người Trung. Khi qua tường rào, Trung được Thành đỡ qua rào rồi rút đầu chĩa để cạnh tường và đến bệnh viện cấp cứu. Sau đó ông Ánh đến Công an phường Ninh Sơn trình báo vụ việc bị trộm.
Kết luận giám định thương tật tại vùng bụng của Trung là 73% và vùng mông 1%. Ngày 28.8.2016, Công an TP.Tây Ninh khởi tố vụ án cố ý gây thương tích. Đến ngày 10.3.2017, công an chuyển qua thành vụ cố ý gây thương tích trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, đồng thời khởi tố bị can đối với ông Ánh.
Về phía Trung và Thành, cơ quan tố tụng cho rằng cả hai chưa có tiền án, tiền sự, hành vi trộm gà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Vũ Hội
TAND TP.Tây Ninh xử sơ thẩm đã tuyên phạt ông Ánh 12 tháng tù treo về tội cố ý gây thương tích trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Ông Ánh kháng cáo vì cho rằng mình bị oan.
Chiều 25.9, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm. Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng nội dung kháng cáo của bị cáo Ánh không có cơ sở để xem xét. Vì vậy, tòa tuyên giữ nguyên mức án 12 tháng tù treo đối với bị cáo Ánh, đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường 74 triệu đồng cho người bị hại.
Sau khi nghe tòa tuyên án, ông Ánh đã cho rằng: “Tòa cấp phúc thẩm tỉnh Tây Ninh tuyên như vậy là oan, gây thiệt hại cho bản thân và gia đình tôi. Nếu như thế này sẽ tạo điều kiện cho kẻ trộm gây án vì người dân sẽ không dám bắt trộm do sợ bị truy tố, lâm vào con đường tù tội…”.
Theo L.Thanh (Pháp luật TP.HCM)
Người bắt trộm ở Tây Ninh bị 12 tháng tù treo
Sau khi nghe tòa phúc thẩm tuyên12 tháng tù treo, bị cáo - người bắt trộm nói: "Nếu tòa tuyên như vậy thì kẻ trộm sẽ lộng hành, còn ai dám bắt trộm nữa!".
Chiều 25-9, TAND tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Ánh (63 tuổi, ngụ phường Ninh Sơn, TP Tây Ninh). Trước đó, TAND TP Tây Ninh đã tuyên phạt ông Ánh 12 tháng tù treo về tội cố ý gây thương tích trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Ông Ánh kháng cáo vì cho rằng mình bị oan.
Những lời khai mâu thuẫn
Tại phiên tòa phúc thẩm, người bị hại trong vụ án (tức kẻ trộm) Tạ Công Trung (23 tuổi) và người làm chứng là Lê Minh Thành (21 tuổi, cùng ngụ phường Ninh Sơn, TP Tây Ninh) đều vắng mặt.
Trước đó, khi làm việc với công an, Trung và Thành đều có những lời khai mâu thuẫn với nhau. Trung khai khi trộm gà bị phát hiện thì bỏ chạy đến bức tường định leo tẩu thoát thì bị ông Ánh dùng chĩa đâm một cái vào mông trái. Khi cố chạy thì bị đâm thêm một nhát vào bụng, dính chĩa vào người. Khi đó, Trung bám vào hàng rào la cầu cứu thì được Thành đỡ qua hàng rào. Đi được khoảng 20 m, Trung rút mũi chĩa ra khỏi bụng rồi ngất, được Thành đưa đi cấp cứu.
Nhưng tại một bản ghi lời khai khác, Trung khai lúc bị phát hiện thì bỏ gà lại, chạy đến bức tường định leo qua hàng rào thì bị ông Ánh đâm một cái vào mông. Ông Ánh nắm thắt lưng lôi xuống té ngửa rồi dùng cây chĩa đâm một phát vào bụng, dính cây sắt trên người. Sau đó, Trung bám qua hàng rào thì được Thành đỡ đưa đi cấp cứu.
Người làm chứng Thành cũng có sự mâu thuẫn. Ban đầu Thành khai thấy Trung ôm hai con gà, phía sau có một người đàn ông cầm cây dài nên anh la "ông kìa". Trung bỏ gà, leo lên tường thì bị ông Ánh đâm trúng vào mông. Lúc này Trung có leo qua hàng rào bị đâm trúng bụng, dính cây sắt vào người. Tuy nhiên, trong bản đối chất thì Thành lại khai thấy ông Ánh đuổi theo, dùng chĩa đâm Trung một cái vào mông thì anh thụt đầu qua hàng rào. Thấy Trung la lớn, anh trèo lại lên tường đỡ Trung qua hàng rào rồi vào bệnh viện cấp cứu. Thành không thấy cây chĩa dính vào bụng Trung và cũng không xác định hàng vết thương ở bụng của Trung bị khi nào.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: VŨ HỘI
Đâm từ bụng lên nhưng vết thương từ ngực xuống
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Ánh vẫn khẳng định mình chỉ đâm mũi chĩa trúng vào mông tên trộm. Ông Ánh không thừa nhận nội dung cáo trạng truy tố ông gây thương tích trên bụng cho người bị hại đến 73%. "Hàng rào sắt của gia đình có gắn chông nhọn gần giống mũi chĩa nên khi người bị hại trèo ra ngoài, có thể mũi chông này đã gây thương tích cho người bị hại..." - bị cáo Ánh khai.
Theo bị cáo Ánh, sau khi tên trộm chạy thoát, ông tiếp tục truy tìm thì mới phát hiện người này đang nằm bệnh viện nên báo cho công an xử lý. "Bị cáo chỉ nghĩ mình đến công an báo án để xử lý tên trộm nhưng sau đó công an truy tố và cho rằng tôi đến công an báo án trở thành tình tiết tôi đầu thú".
Bào chữa cho bị cáo, luật sư Đinh Thái Hoàng đưa ra nhiều tình tiết chứng minh lời khai của Trung có nhiều mâu thuẫn với lời khai của bị cáo và người làm chứng. Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thực nghiệm điều tra cũng không đủ căn cứ xác định bị cáo Ánh gây ra vết thương ở bụng. Các vết thương trên cơ thể của người bị hại không giống nhau và cơ quan chức năng vẫn không làm rõ hung khí gây ra. Kết luận giám định không xác định được cơ chế hình thành vết thương nhưng vẫn kết tội bị cáo là chưa đủ căn cứ...
Ngoài ra, luật sư cho rằng bức tường có hàng rào sắt mũi nhọn cao cách mặt đất 2,3 m, ông Ánh cầm cây chĩa chạy đến trượt té, mũi chĩa đâm vào mông của kẻ trộm. Khi kẻ trộm leo lên thanh sắt ngang phía dưới hàng rào cao thì sẽ cách mặt đất 2,78 m, bị cáo Ánh đứng phía dưới không thể đâm trúng bụng kẻ trộm, mà nếu trúng thì vết thương phải có hướng từ dưới bụng xỉa lên ngực. Đằng này vết thương nặng nhất ở phần bụng lại có hướng từ trên phần ngực xuống. Vậy thì không thể nói rằng vết thương này là do bị cáo Ánh gây ra. Từ đó, luật sư đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Ánh vô tội.
Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng nội dung kháng cáo của bị cáo Ánh không có cơ sở để xem xét. Vì vậy, tòa tuyên giữ nguyên mức án 12 tháng tù treo đối với bị cáo Ánh, đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường 74 triệu đồng cho người bị hại.
Sau khi nghe tòa tuyên án, ông Ánh cho rằng: "Tòa cấp phúc thẩm tỉnh Tây Ninh tuyên như vậy là oan, gây thiệt hại cho bản thân và gia đình tôi. Nếu như thế này sẽ tạo điều kiện cho kẻ trộm gây án vì người dân sẽ không dám bắt trộm do sợ bị truy tố, lâm vào con đường tù tội...".
Bắt trộm, báo án nhưng bị xử hình sự
Theo án sơ thẩm, tối 1-8-2015, Trung và Thành rủ nhau vào nhà ông Ánh trộm gà. Lúc này Thành đứng ngoài canh chừng, còn Trung leo tường rào vào trộm. Vì đã xảy ra mất trộm nhiều lần nên phát hiện kẻ trộm, ông Ánh cầm cây chĩa (đầu sắt) đuổi theo. Khi gần đuổi kịp, do trời mưa nên ông Ánh bị trượt chân té làm mũi chĩa đâm vào mông Trung một cái. Trung tiếp tục bỏ chạy, leo lên tường rào để trèo ra ngoài.
Lúc này ông Ánh chạy đến kêu Trung đứng lại và leo xuống nhưng Trung không xuống. Ông Ánh dùng chĩa đâm một nhát dính vào người Trung. Khi qua tường rào, Trung được Thành đỡ qua rào rồi rút đầu chĩa để cạnh tường và đến bệnh viện cấp cứu. Sau đó ông Ánh đến Công an phường Ninh Sơn trình báo vụ việc bị trộm.
Kết luận giám định thương tật tại vùng bụng của Trung là 73% và vùng mông 1%. Ngày 28-8-2016, Công an TP Tây Ninh khởi tố vụ án cố ý gây thương tích. Đến ngày 10-3-2017, công an chuyển qua thành vụ cố ý gây thương tích trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, đồng thời khởi tố bị can đối với ông Ánh. Về phía Trung và Thành, cơ quan tố tụng cho rằng cả hai chưa có tiền án, tiền sự, hành vi trộm gà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Vũ Hội
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
TAND thành phố Thái Nguyên đình chỉ xét xử với thẩm phán dùng bằng giả Trả lời phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Ngọc Ánh - Chánh án TAND thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) cho biết đã đình chỉ xét xử đối với thẩm phán Nguyễn Thị Nga do sử dụng bằng cấp 3 giả và vừa bị Trường Đại học Luật Hà Nội thu hồi bằng cử nhân luật. Bằng tốt nghiệp Đại học Luật...