Những vụ thâu tóm “ầm ĩ” nhất ngành công nghiệp ô tô
Mitsubishi về tay Nissan một cách “chóng vánh”, Toyota bất ngờ mua lại Daihatsu, Volvo về tay người Trung Quốc hay mối duyên nợ ít biết giữa Porsche và Volkswagen hay những con số hàng tỷ USD là những điều đọng lại sau những thương vụ thâu tóm tốn nhiều giấy mực nhất giữa các ông lớn ngành công nghiệp ô tô.
Mitsubishi về tay Nissan
Nissan thâu tóm 34% và nắm quyền điều hành Mitsubishi. Ảnh minh họa: Reuster
Thương vụ mua bán giữa hai hãng xe Nhật diễn ra khá “chóng vánh” chi chưa đầy 1 tháng sau khi vụ bê bối gian lận khí thải của Mitsubishi Motors bị phanh phui hồi tháng 4 đã khiến Mitsubishi đánh mất hoàn toàn danh tiếng và thua lỗ nặng nề khi khiến 3 tỷ USD giá trị cổ phiếu bốc hơi trên thị trường. Và hãng này sẽ trao cho người đồng hương 34% cổ phần với mức giá giảm 5,3% so với phiên giao dịch trước đó trên thị trường, tương đương với gần 2,2 tỷ USD. Với việc nắm giữ hơn 1/3 cổ phần, Nissan trở thành cổ đông lớn nhất nắm quyền kiểm soát và điều hành Mitsubishi Motors theo đúng nguyên tắc của nền kinh tế Nhật Bản.
Nhiều người cho rằng, thỏa thuận này thực tế là “con đường sống” cho Mitsubishi Motors khi tập đoàn này vẫn đang tiếp tục lún sâu vào vụ bê bối thứ 3 trong vòng 2 thập kỷ qua. Thực tế, Nissan là đối tác thân thiết của Mitsubishi Motor trong nhiều năm qua và đang tìm cách cứu người đồng minh thoát khỏi khủng hoảng đang lan rộng.
Nissan Carlos Ghosn, CEO của Nissan từng cho biết: Cả hai công ty sẽ cùng nhau chia sẻ và phát triển công nghệ. Nissan sẽ giúp Mitsubishi giải quyết những thách thức mà hãng này đang phải đối mặt, đặc biệt trong việc khôi phục niềm tin của người dùng. Thế nhưng, mọi việc có thể không dễ dàng với Mitsubishi bởi vừa qua, lại có thêm 8 mẫu xe của thương hiệu này bị phát hiện gian lận khí thải.
Toyota “mua đứt” Daihatsu
Đầu tháng 2 năm nay, Toyota tuyên bố mua lại thương hiệu Daihatsu đã khiến cả làng xe không khỏi bất ngờ. Nhiều nguồn thông tin cho hay, thương vụ này tiêu tốn của Toyota khoảng 3 tỷ USD.
Thực tế, Toyota đã mua hơn một nửa cổ phần của Daihatsu vào cuối thập niên 80. Và việc mua lại Daihatsu nằm trong chiến lược phát triển các dòng xe cỡ nhỏ của Toyota trên toàn cầu. Thương hiệu này bắt đầu bằng việc khai tử nhãn hiệu con Scion khi doanh số thấp và thất bại trong việc tiếp cận với khách hàng trẻ tuổi ở một số thị trường
Fiat thâu tóm Chrysler
Thâu tóm Chrysler là một trong những thương vụ tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc của FIat. Năm 2009, liên minh Fiat- Chrysler đã hình thành khi Fiat mua lại 20% cổ phần của Chrysler khi hãng ôtô lớn thứ ba của Mỹ này tiến hành tái cấu trúc dưới sự bảo lãnh của chính phủ. Đến năm 2014, Fiat công bố đã hoàn thành việc mua lại 41,5% cổ phần còn lại của Chrysler.
Thương vụ cuối cùng này đã ngốn của Fiat 3,65 tỷ USD nhưng cũng biến Fiat thành một trong những hãng xe lớn nhất thế giới khi sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng, trong đó có Ferrari.
Video đang HOT
Mặc dù những chiếc xe Fiat Chrysler được đánh giá là những chiếc xe tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Fiat Chrysler hiện nay lại không mấy khả quan khi họ phải rao bán Ferrari, nhãn hiệu đắt giá nhất của mình.
Thêm đó, thương hiệu này cũng vừa lâm vào tình cảnh “chiếu dưới” khi lời mời “bán mình” cho GM đã bị nữ tướng của GM là Mary Barra thẳng thắn từ chối.
Mối “duyên nợ” của Porsche và Volkswagen
Việc mua bán qua lại giữa Volkswagen (VW) và Porsche được xem là thương vụ “phức tạp” và bất ngờ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Ai cũng biết rằng Porsche là một thương hiệu thuộc sở hữu của VW. Có điều, ít ai ngờ được rằng, VW đã từng thuộc về Porsche vào năm 2008 sau khi bị hãng xe này mua lại 51% cổ phần.
Porsche đã từng đặt tham vọng thâu tóm hầu hết cổ phần của VW. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ran gay sau đó đã khiến tình thế hoàn toàn thay đổi. Kết quả kinh doanh yếu kém đã khiến Porsche phải cậy nhờ sự giúp đỡ của VW và bán tới 49,9% cổ phần cho thương hiệu mình đã từng sở hữu. Đến năm 2012, VW đã hoàn thành việc mua nốt hơn 50% cổ phần còn lại và biến Posche trở thành một trong những thương hiệu thuộc sở hữu của mình. Tổng số tiền mà VW phải chi cho 2 lần chuyển nhượng ước tính là 8,4 tỷ USD.
Thế lực của VW ngày càng lớn mạnh khi hiện nay, tập đoàn này sở hữu hầu hết các thương hiệu xe sang nổi tiếng nhất trên toàn thế giới như Audi, Porsche, Buggati, Bentley hay Lamborghibi…
Jaguar Land Rover về dưới trướng Tata Motor
Thương hiệu Jaguar Land Rover đã về tay của Tata motor, một tập đoàn xe hơi lớn của Ấn Độ sau khi bị Ford chuyển nhượng.
Thương vụ năm 2008 này có trị giá khoảng 2,3 tỷ USD vào thời điểm đó. Thế nhưng, Ford phải trả lại khoảng 600 triệu USD để chi cho quỹ lương hưu và trợ cấp. Vì thế, hãng xe lớn thứ 3 thế giới chỉ nhận lại 1,7 tỷ USD sau thương vụ chuyển nhượng này. Mức giá này được xem là lỗ bởi Ford đã phải chi ra tổng cộng hơn 5 tỷ USD để thâu tóm 2 thương hiệu này.
Tata cũng không may mắn hơn nhiều bởi sau khi mua lại Jaguar Land Rover, Tập đoàn này đã thiệt hại không nhỏ sau khi một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ngay sau đó.
Volvo về tay người Trung Quốc
Volvo, thương hiệu xe Thụy Điển đã bất ngờ về tay một Tập đoàn xe hơi của Trung Quốc vào năm 2010.
Năm 1999, Volvo đã từng thuộc về Ford sau thương vụ hãng này bỏ ra 3,5 tỷ USD để mua lại Volvo. Thế nhưng, tình trạng kinh doanh không lợi nhuận diễn ra suốt từ 2005 đã khiến Ford buộc phải bán lại thương hiệu này cho Geely, một Tập đoàn của Trung Quốc từng được biết đến với những mẫu xe giá rẻ. Giá trị của thương vụ này là 1,5 tỷ USD, tức là Ford đã bị lỗ hơn một nửa.
Theo ICT News
"Bóng đen" đáng sợ từ Trung Quốc đe dọa EU
Các nước châu Âu đang thực sự lo lắng về dòng tiền khổng lồ từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào trong những tháng đầu năm 2016. Hàng loạt dự án, thương vụ thâu tóm khủng giá trị tỷ USD... đang phủ bóng đen lo ngại lên lục địa già khi các tập đoàn trụ cột, các ngành kinh tế chính đang bị Trung Quốc mua hết.
Dồn dập thương vụ khủng
Trang Bloomberg vừa xác nhận, Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChemChina) gia hạn gói chào mua trị giá 43 tỷ USD thâu tóm nhà sản xuất hạt giống và thuốc trừ sâu hàng đầu của Thụy Sĩ Syngenta AG sang tháng 7/2016 để chờ đợi cơ quan chức năng phê duyệt.
Trước đó, hồi tháng 2/2016, ChemChina đã đồng ý thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt khoản tiền khổng lồ trên cho các cổ đông của Syngenta, tương đương 465 USD/1 cổ phiếu, kèm theo một khoản cổ tức đặc biệt khác.
Trung Quốc đổ hàng núi tiền thâu tóm DN hàng đầu thuộc các lĩnh vực quan trọng của châu Âu.
Bản chào mua đã hết hạn trong tuần cuối của tháng 5, nhưng ngay lập tức được ChemChina gia hạn tới 18/7 để chờ các nhà chức trách Thụy Sĩ phê duyệt thương vụ mua bán thuộc tốp khủng nhất thế giới kể từ đầu năm tới nay.
Theo đánh giá của ông John Ramsey, TGĐ Syngenta toàn cầu, thương vụ ChemChina-Sygnenta có thể hoàn tất vào cuối năm nay. Trước đó, Syngenta đã từ chối đề nghị mua của Monsanto - một DN công nghệ sinh học Mỹ để quay sang ChemChina.
Theo Reuters, ChemChina còn đang tiếp cận Tập đoàn Năng lượng Anh BG Group với ý đồ thâu tóm tập đoàn này vào cuối năm nay, sau khi hãng Royal Dutch Shell chuẩn bị kết thúc đàm phán mua lại BG Group với giá 52 tỷ đô la Mỹ.
Hồi giữa tháng 4, theo WSJ, tập đoàn HNA của Trung Quốc đã thỏa thuận xong thương vụ mua công ty dịch vụ cảng hàng không lâu đời Swissair của Thụy Sĩ với giá 1,5 tỷ USD. HNA Group chi trả 55,57 USD cho một cổ phiếu Swiss Air - Travel Logistics, cao hơn 21% so với giá giao dịch trên thị trường khi đó. HNA tham vọng lấn sân sang lĩnh vực hàng không và dịch vụ cảng hàng không cả trong và ngoài nước, lĩnh vực vốn là thế yếu của Trung Quốc.
Gần đây, Tập đoàn Hebei Iron and Steel Group (HBIS) của Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận mua nhà máy thép duy nhất của Serbia: Zelezara Smederevo.
Tính trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng gấp đôi năm 2015, lên hơn 62 tỷ USD, sau khi đã tăng 44% trong năm ngoái.
Làn sóng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chưa bao giờ mạnh như trong 5 năm tháng đầu năm 2016.
Con số đột phá này được giải thích là nhờ chính sách cởi mở của châu Âu nhằm mục tiêu vực dậy tăng trưởng trong khi vực. Trong khi đó, các tập đoàn Nhà nước và DN tư nhân Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD, góp phần hiện thực hóa sáng kiến "Con đường tơ lụa" về kinh tế, nối châu Á với châu Âu.
Châu Âu lo lắng: có quay lưng với Trung Quốc?
Trên thực tế, hoạt động mua bán thâu tóm (M&A) của các DN Trung Quốc đã diễn ra từ nhiều năm nay. Ở Pháp, từ 2011, công ty dụng cụ diện đa quốc gia ENGIE đã bán 30% cho Quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc (CIC). Trong năm 2014, nhà sản xuất ô tô Dongfeng Motor Corporation của Trung Quốc đã mua 14% hãng xe lớn thứ 2 tại châu Âu PSA Peugeot Citroen,...
Cú sáp nhập công ty sản xuất săm lốp Pirelli & C. S.p.A của Italia vào ChemChina cũng đã chính thức hoàn thành hôm 1/6 vừa qua. Thương vụ được thực hiện trong năm 2015 với số tiền mà ChemChina chi ra là 7,7 tỷ USD.
Tập đoàn Dalian Wanda của tỷ phú giàu nhất nhì TQ Wang Jianlin cũng đã bỏ ra gần 1 tỷ USD để mua nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng của Anh Sunseekers. Đó là chưa tính tới hàng loạt các BĐS tại nước này và cả Pháp.
Dự báo có khoảng 1.000 tỷ USD sẽ được các DN TQ đầu tư ra nước ngoài 5 năm tới.
Theo hai hãng luật Baker and McKenzie và Rhodium Group, chỉ riêng khoản đầu tư vào cổ phiếu châu Âu của các DN Trung Quốc, giá trị đã tăng từ 6 tỷ USD năm 2010 lên 55 tỷ USD trong năm 2014. Trong giai đoạn 2014-2015, đầu tư hàng năm tăng từ 18 tỷ USD lên 23 tỷ USD.
Nhìn lại lịch sử có thể thấy, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là thời khắc quan trọng đánh dấu những thay đổi về dòng tiền trên thế giới, trong đó có luồng tiền từ Trung Quốc. Khi đó, chính phủ nước này đã bắt đầu mua trái phiếu châu Âu (Eurobonds) cũng như đẩy mạnh đầu tư vào các DN đầu tư cơ sở hạ tầng, mà vụ điển hình là cảng Piraeus Harbour của Hy Lạp. Giờ đây, cảng biển quan trọng này được vận hành hoàn toàn bởi Trung Quốc, sau khi công ty China Ocean Shipping Co. thâu tóm 67% cổ phần tại Pier I từ Cơ quan quản lý cảng của Hy Lạp.
Từ năng lượng, vận tải, viễn thông cho tới cả các chuỗi nhà hàng, các DN Trung Quốc đang thâu tóm dần các đế chế tại châu Âu. Cách đây 2 năm, tập đoàn Hony có trụ sở tại Thượng Hải đã gây sốc với cú chào mua chuỗi nhà hàng Pizza Express của Anh với giá ngất trời 900 triệu bảng Anh, cao hơn cả giá chào bán.
Theo đánh giá của Rhodium, khoảng 1.000 tỷ USD sẽ được các DN TQ đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm tới. Cushman & Wakefield thậm chí còn nghĩ là nhiều hơn với lý do "những bất ổn trong nước bao gồm cả một đồng NDT suy yếu sẽ dẫn dòng vốn ra nước ngoài".
Ở chiều ngược lại, thế giới, trong đó có châu Âu, cũng rất lo ngại về dòng vốn đến từ quốc gia này bởi các DN Trung Quốc đang tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như công nghệ, năng lượng, công nghiệp, truyền thông,...
Tham vọng xây dựng "con đường tơ lựa" mới, tạo ra tuyến đường bộ, đường biển nối liền châu Á với châu Âu, với trọng tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng (từ cảng biển Hy Lạp tới Hà Lan), cho tới hệ thống đường ống khí đốt ở Kazakhstan và Uzbekistan,... khiến các nước châu Âu thực sự lo ngại. Một châu Âu đang nặng gánh nợ công sẽ là thuận lợi cho các chính sách của Bắc Kinh cũng như mang đến lợi ích cho DN Trung Quốc.
V. Hà
Theo NTD
Đến lượt đại gia Việt thâu tóm doanh nghiệp ngoại Trong nhiều năm trở lại đây, thay vì bị thâu tóm, nhiều đại gia Việt đã làm ngược lại, chi trăm tỷ để làm chủ doanh nghiệp ngoại. Thị trường Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều cái tên lớn của Việt Nam như kem đánh răng Dạ Lan, P/S, Tribeco, bia Huế,... lần lượt rơi vào tay các "ông lớn ngoại". Dù...