Những vụ thắng kiện triệu đô của một luật sư trẻ gốc Việt
Trong số hàng trăm luật sư người gốc Việt tại Mỹ, luật sư trẻ Luân Phan được xem là một trong những người thành công nhất. Luân Phan là Chủ tịch Hiệp hội Luật sư người Mỹ gốc Việt khu vực Nam California. Anh liên tiếp được bầu là “Ngôi sao đang lên”.
Xuất sắc thắng kiện 96,4 triệu USD
Vụ thắng kiện đình đám nhất của luật sư Luân Phan là vụ “Leung v. Nishibayashi”. Đây là vụ kiện liên quan đến một bé sơ sinh tên là Aidan, đã bị liệt não bộ vĩnh viễn. Sự việc đau lòng này được xác định nguyên nhân chính là do sự tắc trách của Bệnh viện Verdugo Hills (VHH) và bác sĩ trực tiếp trị liệu Steven Nishibayashi.
Bé Aidan chào đời tháng 3-2003, là một đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ hai, da của bé có biểu hiện bị biến sắc, da vàng khác thường. Rất có thể, bé đang đối diện với chứng bệnh gọi là kernicterus (bệnh vàng nhân não) – một chứng bệnh chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh trong vòng từ ngày thứ hai đến ngày thứ tám khi mới chào đời, mà nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm liệt não bộ. Điều đáng nói là trước khi Aidan chào đời 2 năm, tức là từ năm 2001, các cơ quan y tế hàng đầu ở Mỹ, kể cả Học viện Nhi khoa (AAP) và Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật đều đã báo động trên cả nước về nguy cơ bệnh vàng nhân não tăng cao ở trẻ sơ sinh. Kèm theo lời cảnh báo là hướng dẫn ngăn ngừa bệnh mà AAP đã phổ biến từ năm 1994. Tất cả các bệnh viện đều phải bảo đảm tiến hành các chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chẩn đoán, trị liệu để không một trẻ sơ sinh nào mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo đó.
Mặc dù, VHH thừa nhận là họ có biết đến những lời cảnh báo nói trên, nhưng Ban giám đốc bệnh viện đã bỏ qua, không thực hiện đúng và nghiêm ngặt những hướng dẫn. Chính vì sự thiếu trách nhiệm này mà tất cả nhân viên của bệnh viện, kể cả bác sĩ Nishibayashi, đã không lường được mức độ nguy hiểm sẽ xảy ra với bé Aidan. Đã thế, thật nguy hiểm, họ còn “tư vấn” cho cha mẹ bé Aidan rằng bé chỉ bị vàng da sinh lý.
Do tin vào lời tư vấn nên cha mẹ Aidan không đưa con đến phòng cấp cứu mà đưa về nhà. Chỉ hai ngày sau, Aidan bị vàng da nặng hơn. Hoảng loạn, đến lúc này, ông bà Kevin Leung mới vội vàng đưa con trở lại bệnh viện. Các xét nghiệm sau đó cho thấy, bé Aidan đã bị máu dồn lên màng não. Đến lúc này, bác sĩ Nishibayashi mới vội vã chuyển cậu bé đến phòng cấp cứu. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ sắc tố mật của bé đã vượt mức. Hậu quả của sự tắc trách từ VHH và bác sĩ Nishibayashi là bé Aidan dù đã 4 tuổi nhưng phải sống đời thực vật. Aidan không đi, không ngồi, không đứng, không nói được, không thể tự mình ăn uống và tình trạng như thế sẽ kéo dài đến hết đời.
Video đang HOT
Ông bà Kevin Leung từng chi rất nhiều tiền bạc với hy vọng chữa được bệnh cho Aidan, nhưng đều thất bại. Bản thân ông Kevin Leung là một cộng sự tại Văn phòng luật Richardson & Patel (nơi luật sư Luân Phan đang làm việc), nhưng ông không muốn trực tiếp đứng ra trong vụ kiện này. Ông Leung đã thực sự tin tưởng khi khi giao vụ kiện cho Luật sư Luân Phan thụ lý.
Không phụ sự tin tưởng của ông Leung, suốt 2 tháng liền, luật sư Luân Phan cùng các cộng sự dành nhiều thời gian và công sức. Theo tiết lộ, số tiền mà Luân Phan và nhân viên chi phí là 400.000 USD và thời gian làm việc của họ quy ra tiền khoảng 2 triệu USD.
Khi vụ việc được đưa ra tòa, sau 9 ngày tranh luận, cuối cùng bồi thẩm đoàn đi đến quyết định cho bên nguyên đơn được bồi thường khoản tiền 96,4 triệu USD, và đây trở thành một vụ kiện đi vào lịch sử xử án của California. Trong vụ án này, bồi thẩm đoàn cho rằng lỗi tắc trách của bệnh viện là 40%, của bác sĩ Nishibayashi là 55% và của cha mẹ cháu Aidan là 5% nên đã quyết định khoản tiền bồi hoàn nói trên.
Bí quyết thành công
Luân Phan tâm sự, bài học quan trọng nhất đối với anh trong xã hội Mỹ là: Khi đi phỏng vấn xin việc nếu im lặng quá thì sẽ thất bại vì không ai chịu thuê ta nếu như ta không tỏ ra năng động, không bộc lộ những gì mình muốn cho người phỏng vấn biết. Bài học đó rút ra từ chính trường hợp của anh. Khi còn là sinh viên trường luật Loyala, trong tổng số khoảng 400 sinh viên thì O’Melveny&Myers – một công ty luật uy tín – chỉ mời 6 sinh viên xuất sắc đến phỏng vấn, trong đó có Luân Phan. Nhưng do quá khiêm tốn và ít nói nên anh là người duy nhất không được thuê. Sau lần thất bại này, anh học được một điều – phải nói cho họ biết điều mình muốn.
Với tư cách là luật sư chính, Luật sư Luân Phan và đồng luật sư anh đã bảo vệ thành công cho nhiều công ty đầu tư tại New York và thắng kiện rất nhiều vụ đình đám. Giờ đây, với danh tiếng của một luật sư chính, anh thường được giới thiệu các vụ kiện lớn với khoản tiền bồi thường lên tới hàng chục triệu USD. Mới đây, luật sư Luân Phan được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Luật sư người Mỹ gốc Việt. Trước đó, Luân Phan được bầu là Ngôi sao đang lên (Rising Star) trong ba năm liên tiếp (2004, 2005 và 2006); năm 2008 được Tạp chí Law and Politics and Los Angeles Magazine bầu là Siêu luật sư (Super Lawyer).
Theo ANTD
Công nhân đồng loạt nghỉ việc vì nhà máy có ma
Hàng nghìn công nhân của một nhà máy quần áo ở Bangladesh đã ngừng làm việc và biểu tình vì phát hiện trong nhà vệ sinh nữ có ma.
Sự việc bắt đầu khi một nữ công nhân tại nhà máy quần áo ở thành phố Gazipur la hét hoảng loạn, chạy lao ra khỏi nhà vệ sinh và nói với các đồng nghiệp rằng gặp ma trong đó. Chị này sau đó bị nôn ọe.
(Ảnh minh họa)
Sự việc trở nên trầm trọng khi hơn 3.000 công nhân khác đã hoảng sợ dây chuyền và phản kháng, trong đó hàng tá người đã cố tình phá hoại cả nhà máy trước khi cảnh sát sử dụng hơi ga để chế ngự đám đông.
Tình huống kì lạ này hoàn toàn có thể dễ hiểu nếu chúng ta xét về bối cảnh văn hóa, lịch sử và tâm lý của sự kiện. Đây không phải là lần đầu tiên công nhân làm việc tại các nhà máy ở Nam Á bỗng nhiên phát bệnh vì các vấn đề sức khỏe không thể giải thích được. Trong vòng từ tháng 6 đến tháng 9/2011, hơn 1.000 công nhân nhà máy giày dép, áo quần ở Campuchia đã đổ bệnh, cảm thấy choáng váng và buồn nôn. Sau khi được trị liệu và nghỉ ngơi, hầu hết trong số họ đã hồi phục và trở lại làm việc; một vài người vẫn còn một số triệu chứng kể trên. Kết quả kiểm tra khu vực nhà máy cho thấy không hề có chất độc hại hay chất gây ô nhiễm môi trường nào gây ra các chứng bệnh như vậy.
Sự việc tương tự như vậy đã xảy ra khá nhiều ở Bangladesh vào các tuần gần đây: hàng trăm công nhân ở thủ đô Dhaka, và các thị trấn khác đều than phiền kêu ốm với các triệu chứng như vậy, và dường như không có nguyên nhân nào được tìm thấy.
Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp kể trên đều do "chứng rối loạn phân ly tập thể" (Mass Hysteria). Chứng bệnh này thường bắt đầu khi một vài cá nhân cảm thấy áp lực, sau đó từ áp lực chuyển thành bệnh. Các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè cũng bắt đầu có những dấu hiệu tương tự qua lây nhiễm.
Chứng rối loạn phân ly tập thể thường xuyên xảy ra ở những nơi như trường học, bệnh viện, công sở và những nơi người ta hay phải chịu áp lực cao trong công việc. Đặc biệt, nỗi sợ hãi và lo lắng về điều kiện làm việc tại các nhà máy ở Bangladesh ngày càng tăng sau sự cố sập nhà máy quần áo đã gây nên cái chết của hơn 1000 công nhân.
Về bóng ma trong nhà vệ sinh nữ đã gây náo động ở trên, trường hợp này khá bất thường vì chứng rối loạn phân ly tập thể không liên quan đến ma quỷ. Tuy nhiên, dù là ma quỷ hay chứng rối loạn đều bắt đầu bằng những hiện tượng không bình thường và dường như không thể giải thích. Niềm tin vào ma quỷ khá phổ biến trong cộng động người Hồi giáo ở Bangladesh, và những chuyện xảy ra như tai nạn hay bệnh tật thường xuyên được quy lại là do tà linh.
Hiện chưa có phương pháp trị liệu chính thống nào cho chứng rối loạn phân ly tập thể này. Chứng bệnh tự đến và tự biến mất nhanh chóng. Nhà máy với đầy các chất hóa học, bụi vải, mùi vải, mùi máy móc, thêm vào đó là các áp lực tin thần và buồn chán là môi trường lí tưởng cho sự phát sinh chứng rối loạn này.
Tuy nhiên, các trường hợp rối loạn phân ly nói chung và trường hợp ma quỷ ở nhà máy vải nói trên có một sự khác nhau: Các công nhân nhà máy ở Gazipur biết chắc chắn họ đang nói đến cái gì, và họ cũng đã yêu cầu rõ ràng phương pháp giải quyết đậm chất văn hóa, đó là "thực hiện nghi lễ trừ tà".
Và cũng làm theo yêu cầu đó, chủ của nhà máy đã tổ chức các lễ cầu nguyện tại nhà máy để đuổi tà. Nhà máy cũng phải đóng cửa trong vài ngày để mọi người có thể lấy lại tinh thần. Và như vậy, nhà máy sẽ hoàn toàn không có bóng ma nào cho đến khi một ai đó khác thấy một thứ gì đó khác thường.
Theo Anninhthudo
Chồng bỗng nghiện 'quan hệ', tra tấn tôi đêm đêm Giữa hai vợ chồng không còn sự lãng mạn cho màn dạo đầu, thay vào đó anh luôn bắt ép tôi phải chiều theo ham muốn của anh. Nếu đó là ngày cuối tuần, anh luôn luôn đòi hỏi, thậm chí cưỡng ép tôi. Tôi chẳng nhớ từ khi nào chồng mình đột nhiên nghiện sex. Vợ chồng tôi đã từng có quãng...