Những vụ tấn công liên quan khủng bố gần đây tại Bỉ
Trong vài năm gần đây, Bỉ được coi là căn cứ của những phần tử vũ trang tại châu Âu, với nhiều sự kiện liên quan đến khủng bố.
Cửa kính tại sân bay Zaventem, thủ đô Brussels (Bỉ) vỡ tung sau vụ nổ ngày 22.3 – Ảnh: Reuters
Nước Bỉ đã vắng bóng các cuộc tấn công trong suốt hơn 30 năm qua. Kể từ vụ tấn công năm 2011 khiến 5 người thiệt mạng và 125 người bị thương, phải quay trở lại đến năm 1981 mới có vụ việc tương tự, theo Le Monde ngày 22.3.
Năm 1981, một vụ tấn công xảy ra tại giáo đường Do Thái ở thành phố Anvers khiến 3 người thiệt mạng và ít nhất 60 người bị thương. Mãi đến thời gian gần đây, các vụ tấn công khủng bố và các sự kiện liên quan mới xuất hiện thường xuyên hơn tại Bỉ.
Ngày 13.12.2011, tay súng Nordine Amrani (33 tuổi) ném lựu đạn và nổ súng giữa đường phố đông đúc ở thành phố Liege làm 5 người thiệt mạng và 125 người bị thương.
Video đang HOT
Cảnh sát và xe cứu thương có mặt tại hiện trường vụ nổ ở sân bay Zaventem, Brussels (Bỉ) ngày 22.3 – Ảnh: Reuters
Ngày 24.5.2014, tay súng Medhi Nemmouche nổ súng khiến 4 người thiệt mạng tại một bảo tàng Do Thái ở thủ đô Brussels. Nemmouche được cho là từng chiến đấu cho các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Syria.
Ngày 15.1.2015, lực lượng an ninh tại thành phố Verviers, phía đông Bỉ mở cuộc tấn công tiêu diệt một nhóm khủng bố. Hai tên khủng bố bị tiêu diệt trong vụ đấu súng với cảnh sát. Tại nơi trú ẩn của nhóm này, cơ quan điều tra phát hiện các loại vũ khí và thiết bị để chế tạo thuốc nổ.
Ngày 21 – 26.11.2015, thủ đô Brussels bị đặt trong tình trạng cảnh báo tối đa vì lo ngại khủng bố sau chuỗi tấn công tại Paris và Saint Denis (Pháp). Các trường học đóng cửa và phương tiện giao thông công cộng ngưng hoạt động, quân đội xuất hiện khắp thành phố.
Zaventem là sân bay nhộn nhịp nhất tại Bỉ. Năm 2014, sân bay này tiếp nhận 22,1 triệu lượt khách – Ảnh: Reuters
Ngày 18.3.2016, nghi phạm vụ khủng bố Paris, tên Salah Abdeslam và 4 người khác bị bắt trong cuộc đấu súng tại khu Molenbeek ở Brussels. Abdeslam được cho là đóng vai trò hậu cần trong chuỗi khủng bố tại Paris khiến 130 người thiệt mạng vào ngày 13.11.2015.
Ngày 22.3.2016, hai vụ nổ tại nhà ga sân bay Zaventem, cách trung tâm thủ đô Brussels 11 km khiến ít nhất 13 người chết và 35 người bị thương. Một vụ nổ cũng xảy ra ở ga tàu điện Maelbeek gần đó. Lần gần nhất sân bay Zaventem bị tấn công là vào năm 1979. Khi đó 3 kẻ khủng bố người Palestine đã ném lựu đạn vào nơi hành khách đang lên máy bay của hãng El Al để đi Israel, theo tờ La Libre.
Sân bay Zaventem rộng 1.245 hecta, có đến 230.000 chuyến bay diễn ra tại đây mỗi năm, theo Le Monde. Năm 2014, sân bay này đón 22,1 triệu lượt khách. Zaventem là một trong những sân bay đông đúc nhất châu Âu và là sân bay nhộn nhịp nhất tại Bỉ, theo số liệu năm 2014.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nghi phạm khủng bố Paris từng lên kế hoạch tấn công Bỉ
Nghi phạm vụ khủng bố Paris là Salah Abdeslam sở hữu nhiều loại vũ khí hạng nặng vào thời điểm bị bắt. Người này được cho có dính líu đến một kế hoạch tấn công Bỉ.
Một nghi phạm bị bắt giữ trong đợt bố ráp vừa qua ở Bỉ, trong đó Salah Abdeslam cũng bị bắt - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders ngày 20.3 cho biết: "Chúng tôi phát hiện nhiều loại vũ khí, cả vũ khí hạng nặng trong cuộc điều tra đầu tiên và phát hiện cả một mạng lưới mới xung quanh anh ta (Abdeslam) ở Brussels". Ông Reynders nói thêm các nhà điều tra Bỉ, Pháp đã phát hiện hơn 30 người dính líu tới vụ khủng bố Paris hồi tháng 11.2015, vốn đã lấy đi mạng sống của 130 người.
Hãng truyền thông BBC ngày 20.3 đưa tin, sau khi bị bắt ngày 19.3 vừa qua, Abdeslam cũng khai nhận kế hoạch ban đầu của anh ta trong vụ khủng bố Paris là tham gia đánh bom tự sát tại sân vận động Stade de France cùng với các tay khủng bố khác. Tuy nhiên, Abdeslam đã thay đổi kế hoạch vào phút chót, chạy khỏi Paris và trốn sang Bỉ.
Nhà tù Bruges, nơi Salah Abdeslam đang bị biệt giam - Ảnh: Reuters
Luật sư của Abdeslam chỉ cho biết Abdeslam đã thừa nhận có mặt ở Paris trong thời điểm xảy ra vụ tấn công nhưng không nói rõ chi tiết. Luật sư phát biểu với các phóng viên rằng thân chủ của ông ta là người Ma Rốc, di cư đến Bỉ và hiện hợp tác với các nhà điều tra.
Gia đình của Abdeslam ở Bỉ tuyên bố thông qua luật sư rằng họ thấy nhẹ nhõm với tin Abdeslam đã bị bắt. Trước đó, họ đã kêu gọi Abdeslam ra hàng.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ nói kẻ đánh bom Istanbul liên quan đến IS Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Efkan Ala cho biết kẻ đánh bom tự sát khiến 4 người thiệt mạng là một phiến quân liên quan đến Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Một phụ nữ đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom hôm qua. Ảnh: Reuters "Nhân dạng của kẻ khủng bố thực hiện vụ...