Những vụ tấn công của thiên thạch đã tạo ra các lục địa trái đất
Các lục địa trên trái đất đã hình thành trong thời gian địa cầu trải qua đợt dội bom dày đặc của nhiều thiên thạch khổng lồ cách đây khoảng 3,5 tỉ năm, theo báo cáo mới.
Mô phỏng một thiên thạch lao vào trái đất SHUTTERSTOCK
Trong một tỉ năm đầu tiên, trái đất hứng đòn tấn công liên tiếp từ các thiên thạch, và giai đoạn này đóng vai trò quyết định cho sự hình thành của các lục địa, trang Earth.com đưa tin.
Từ lâu các nhà nghiên cứu hoài nghi rằng những vụ va chạm với thiên thạch đã “nhào nặn” hình dạng của các lục địa trái đất như hiện nay. Tuy nhiên, họ hầu như chẳng có bằng chứng cho giả thuyết này.
Video đang HOT
Giờ đây, đội ngũ chuyên gia của Đại học Curtin (Úc) đã có thể giám định các thiên thạch cổ và phát hiện vai trò của chúng trong lịch sử hành tinh xanh, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
“Bằng việc kiểm tra các tinh thể nhỏ xíu của khoáng chất zircon trong đá ở Pilbara Craton, thạch quyển của vùng Pilbara thuộc Tây Úc, chúng tôi phát hiện chứng cứ về những vụ va chạm của các thiên thạch khổng lồ”, chuyên gia Tim Johnson cho biết.
Trong lịch sử kéo dài 4,5 tỉ năm của trái đất, đất đai trên bề mặt vỡ ra, trôi dạt và hợp lại. Đây là kết quả của áp lực nhiệt độ đến từ những quy trình phóng xạ bên trong trái đất, đẩy các đĩa kiến tạo di chuyển. Tuy nhiên, vẫn có những mảng lớn và đặc biệt chắc chắn của vỏ trái đất duy trì sự ổn định bất chấp sự thử thách của thời gian. Chúng gọi là “craton”.
Pilbara Craton đại diện cho tàn tích vỏ trái đất được bảo tồn tốt nhất hiện nay.
Chuyên gia Johnson khẳng định cuộc nghiên cứu của nhóm ông cung cấp chứng cứ vững chắc đầu tiên về các quy trình cho phép lục địa hình thành theo sau tác động đến từ các vụ va chạm của thiên thạch.
Sau khi giúp các lục địa tượng hình, một vụ tấn công tương tự đã xảy ra sau đó vài tỉ năm, dẫn đến xóa sổ các loài khủng long trên bề mặt địa cầu cách đây 65 triệu năm.
Lục địa trên trái đất xuất hiện sớm hơn vẫn tưởng
Những lục địa đầu tiên của trái đất đã trồi lên khỏi bề mặt đại dương sớm hơn 700 triệu năm so với ước tính trước đó, theo kết quả nghiên cứu đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.
Một mỏm đá đã hơn 3 tỉ năm tuổi ở Ấn Độ ĐẠI HỌC NEW DELHI
Trong lúc nghiên cứu trầm tích đá ở miền đông Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã có phát hiện mới về lịch sử hình thành lục địa trên bề mặt địa cầu. Và điều này giúp giải thích tại sao hàm lượng oxy trong không khí vào thời điểm đó gia tăng, cũng như sự xuất hiện không dự đoán được của các băng tầng trong giai đoạn này của trái đất.
Tác giả báo cáo, tiến sĩ Priyadarshi Chowdhury của Đại học Monash (Úc) cho hay nhóm ông đã phân tích những trầm tích đặc biệt thu thập từ Singhbhum, gần Kolkata. Kết quả cho thấy những phiến lục địa ổn định đầu tiên, gọi là craton, đã bắt đầu trồi lên khỏi mặt biển cách đây 3,3 đến 3,2 tỉ năm.
Theo ông Chowdhury, các lục địa đầu tiên nhiều khả năng hình thành trước khi các đĩa kiến tạo tượng hình.
"Ngày nay, chúng ta có các đĩa kiến tạo chịu trách nhiệm kiểm soát sự nâng lên của một vùng đất. Chẳng hạn, khi đĩa kiến tạo của hai lục địa va chạm nhau, dãy Himalaya và Apls ra đời.Tuy nhiên, câu chuyện hoàn toàn khác cách đây 3 tỉ năm", theo tiến sĩ.
Thay vào đó, đội ngũ chuyên gia đặt giả thuyết rằng những lục địa sơ khai đã trồi lên mặt biển sau khi địa cầu liên tục diễn ra các hoạt động núi lửa, kéo dài từ 300 đến 400 triệu năm.
Theo ông Chowdhury, phiến lục địa ở Singhbhum nhiều khả năng xuất hiện theo sau sự bồi đắp của dung nham núi lửa. Trong một khoảng thời gian dài, sự bồi đắp này đã đẩy phần vỏ Trái đất ở độ sâu 50 km lên trên bề mặt, tạo ra những phiến lục địa đầu tiên.
Kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỉ USD lại va chạm với thiên thạch Kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỉ USD đã ghi nhận có 6 biến dạng trên mặt gương chính được cho là do sự va chạm với thiên thạch nhỏ trong không gian. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cho biết: "Mỗi vi vật gây ra sự suy giảm mặt sóng của phần gương bị tác...