Những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học kinh hoàng nhất
Trong suốt thế kỷ XX và XXI, con người đã sử dụng khoảng 70 loại chất độc hóa học làm vũ khí tàn sát lẫn nhau và để lại những hậu quả kinh hoàng.
Hình ảnh binh lính trong Đại chiến thế giới lần 1 chuẩn bị cho một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.
Đức và 2 cuộc đại chiến thế giới
Bất chấp Tuyên bố Hague năm 1899 và Công ước Hague năm 1907 về việc cấm sử dụng các “chất độc hoặc vũ khí độc” trong chiến tranh, hơn 124.000 tấn vũ khí hóa học đã được sản xuất vào cuối Thế chiến I. Pháp là quốc gia đầu tiên sử dụng vũ khí hóa học dạng hơi ngạt trên chiến trường nhưng trận chiến vũ khí hóa học quy mô lớn đầu tiên lại là của quân đội Đức.
Ngày 27/10/1914, lính Đức đã dùng các bọc và xi lanh có chứa chất hóa học gây loét da và gây ngạt bắn vào quân lính Anh ở gần Neuve-Chappelle, Pháp. Sau đó trong suốt Thế chiến thứ nhất, Đức đã nhiều lần sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh, điển hình là vụ sử dụng bromide xylyl trong cuộc pháo kích tại vùng Bolimow, Nga (nay thuộc Ba Lan).
Trận chiến vũ khí hóa học toàn diện và lớn nhất của Đức giai đoạn này là trận chiến Ypres thứ hai, tại đây quân Đức đã tung ra hàng nghìn xylanh khí chlorine vàng-xanh trên khắp chiến trường. Khí chlorine, một chất cơ bản của dòng vũ khí hóa học gây ngạt đã khiến hàng trăm binh sĩ Pháp thiệt mạng nhưng không mang lại cho người Đức lợi thế ngay lập tức. Có ý kiến cho rằng chính lính Đức cũng bị choáng váng vì tác dụng của chlorine nên không tiến lên được.
Kết thúc chiến tranh Thế giới thứ I, cả hai bên đã sử dụng tổng cộng 50.965 tấn vũ khí hóa học bao gồm clo, phosgene và khí mù tạt. Con số thương vong chính thức cho biết 85.000 người thiệt mạng và 1.176.500 người bị thương do tác nhân hóa học.
Cũng ngay sau khi kết thúc Thế chiến I, hầu hết các loại vũ khí hóa học chưa sử dụng của Đức bị đổ xuống biển Baltic trước sự chứng kiến của quan chức các bên. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài năm, Đức lại quay trở lại tiếp tục phát triển các kho vũ khí hóa học của mình, thậm chí, năm 1923, Đức còn cùng với Liên Xô thỏa thuận về việc phát triển và sử dụng vũ khí hóa học không gây chết người.
Năm 1939, Đức đã tiến một bước dài trong việc phát triển vũ khí hóa học thần kinh với chất Tabun (1937) và sarin (1939) và bắt tay vào việc sản xuất một lượng lớn kho vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt này. Rất may mắn, kho vũ khí trên đã không bị mang ra sử dụng trong suốt Thế chiến II. Nguyên nhân cơ bản được cho rằng, các thông tin tình báo của Đức thời điểm ấy đã khiến Hitler lo sợ một cuộc trả đũa tương tự bằng vũ khí hóa học thần kinh từ các nước đồng minh.
Tuy không sử dụng vũ khí hóa học thần kinh, nhưng quân đội phát xít Đức bị cáo buộc đã vô số lần dùng khí mù tạt, khí gây ngạt trong các cuộc giao tranh, các khu vực có thường dân và đặc biệt là trong các cuộc thảm sát kinh hoàng đối với người Do Thái. Đây mãi mãi là một vết đen trong lịch sử nước Đức.
Bên cạnh Đức, hai đồng minh thân cận của nhóm Phát xít là Ý và Nhật cũng phải nhận nhiều cáo buộc liên quan đến sử dụng vũ khí hóa học trong suốt giai đoạn từ trước cho đến hết chiến tranh Thế giới II, đặc biệt là Nhật Bản. Theo sử gia Yoshiaki Yoshimi và Kentaro Awaya, quân đội Phát xít Nhật nhiều lần dùng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh ở Trung Quốc nhằm tấn công quân Quốc Dân Đảng, quân giải phóng Trung Quốc và cả ở tại các nước Đông Nam Á bị xâm lược khác, trong đó chủ yếu là khí độc gây nôn (khí đỏ,1937-38) và khí mù tạt vàng (1939). Tuy vậy, giống như Đức, hoàng gia Nhật không dám dùng vũ khí hóa học để chống lại quân đồng minh phương Tây vì lo sợ trả đũa.
Video đang HOT
Mỹ: Sau những lời bóng bẩy là tội ác chiến tranh bằng vũ khí hóa học
Việc phát hiện kho vũ khí hóa học thần kinh khổng lồ ở Đức đã khiến các nước đồng minh và Liên Xô cùng nhanh chóng thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về loại vũ khí hóa học hủy diệt này, bất chấp mối lo ngại hàng đầu là nguy cơ chiến tranh hạt nhân luôn cận kề trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, đặc biệt là Mỹ.
Bắt đầu nghiên cứu phát triển sâu các loại vũ khí hóa học thần kinh từ những năm 1950, chỉ sau vài năm dốc toàn lực Mỹ đã hoàn thiện series chất độc thần kinh V: VE, VG, VM, VX. Thập kỷ 60, Mỹ đã sử dụng hàng loạt các loại chất độc hóa học hủy diệt trong chiến tranh Việt Nam, gieo rắc bao nỗi kinh hoàng và tội ác khủng khiếp trong đó đáng kể nhất là việc sử dụng bom đốt cháy napan và rải chất độc diệt cây dioxin.
Trong năm 1961 và 1962, chính quyền Kennedy cho phép sử dụng hóa chất để tiêu diệt thảm thực vật và vùng lương thực ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1961 đến năm 1967, không quân Mỹ đã rải 12 triệu gallon chất diệt cỏ tập trung, chủ yếu là chất độc da cam với diện tích hủy hoại lên tới 24.000 km , xấp xỉ 13% diện tích miền Nam Việt Nam. Năm 1965, 42% của tất cả các loại thuốc diệt cỏ được rải trên cây lương thực.
Hơn 40 năm sau, hàng triệu trẻ em Việt Nam vẫn chịu những tổn thương nặng nề do nhiễm độc dioxin, khoảng 15.000 km2 đất vẫn chưa thể khôi phục canh tác.
Những cuộc tấn công dã man đó của quân đội Mỹ đã để lại nhưng hậu quả vô cùng kinh hoàng đối với Việt Nam. Hơn 40 năm sau khí chiến tranh kết thúc, hàng triệu trẻ em Việt Nam vẫn chịu những tổn thương nặng nề do nhiễm độc dioxin, khoảng 15.000 km2 đất vẫn chưa thể khôi phục canh tác do nhiễm độc nặng.
Bên cạnh tội ác chiến tranh ở nước ngoài, Mỹ cũng bị cáo buộc bí mật tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí hóa học trên chính quân nhân của mình. Theo một bản báo cáo của Thượng viện Mỹ năm 1994, trong lịch sử Mỹ đã có nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí sinh hóa học đối với chính quân nhân của mình mà không được sự đồng ý tự nguyện của người tham gia.
Theo đó, năm 1940, khoảng 60.000 lính Mỹ đã bị bí mật đưa vào thử nghiệm phản ứng với khí mù tạt vàng và Lewisite. Từ năm 1962 đến 1973, trong khuôn khổ dự án SHAD, Bộ quốc phòng Mỹ đã tiến hành 37 cuộc thử nghiệm bí mật tại California, Alaska, Florida, Hawaii, Maryland và Utah nhằm thử phản ứng của phi hành đoàn và các thủy thủ tại đây dưới tác động của vũ khí sinh học và hóa học, trong đó bao gồm cả chất độc thần kinh. Điều này đã được Lầu Năm Góc thừa nhận lần đầu tiên trong một bản báo cáo năm 2002.
Tác nhân vũ khí hóa học trong chiến tranh Iran – Iraq
Chiến tranh Iran-Iraq bắt đầu vào năm 1980. Đầu cuộc xung đột, Iraq bắt đầu sử dụng khí mù tạt và Tabun bằng cách thả bom từ máy bay, khoảng 5% của tất cả các thương vong của Iran liên quan trực tiếp đến việc sử dụng vũ khí hóa học. Các tài liệu sau này cũng cho thấy hầu hết số vũ khí hóa học phía Iraq sử dụng có nguồn gốc từ Mỹ, Tây Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh và Pháp.
Nạn nhân của những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học trong chiến tranh Iran – Iraq.
Trong suốt cuộc chiến, khoảng 100.000 binh sĩ Iran là nạn nhân của các cuộc tấn công hóa học bởi Iraq, 20.000 binh sĩ Iran đã thiệt mạng. Trong số 80.000 người sống sót,5.000 cần phải điều trị y tế thường xuyên và khoảng 1.000 vẫn đang phải nằm viện do tình trạng tổn thương quá nghiêm trong.
Cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học lớn nhất trong chiến tranh Iran-Iraq là cuộc tấn công của của Iraq vào ngôi lang người Kurd ở Halbja năm 1988 khiến 5000 thường dân đã bị sát hại, chiếm 1/10 tổng dân số của thị trân Halbia lúc đó.
Và các cuộc khủng bố
Vũ khí hóa học là một trong các loại vũ khí lý tưởng của bọn khủng bố vì chúng rất rẻ, tương đối dễ tiếp cận và dễ vận chuyển. Một nhà hoá học có tay nghề cao có thể dễ dàng tổng hợp hầu hết các tác nhân hóa học nếu có đủ các hóa chất cơ bản cần thiết.
Vụ tấn công khủng bố bằng vũ khí hóa học đầu tiên diễn ra vào năm 1946 của ba thành viên người Do Thái tự gọi mình là Dahm Y’Israel Nokeam ( nhóm trả thù máu cho Israel) ở gần Nuremberg, Đức, nơi mà hàng ngàn quân SS đang bị giam giữ. Ba kẻ khủng bố dùng một hỗn hợp có chứa asen để đầu độc vào bánh mì, khiến hơn 2.000 tù nhân nôn mửa, trong đó hơn 200 người phải nhập viện.
Vụ tấn công khủng bố hóa học thành công đầu tiên diễn ra vào ngày 27/6/1994 ở Nhật, khi Aum Shinrikyo, một nhóm cuồng tín ở Nhật tin rằng mình có nhiệm vụ tiêu diệt các hành tinh, đã phát tán khí sarin ở Matsumoto, Nhật Bản, giết chết 8 người, khiến 200 người bị thương. Năm sau, Aum Shinrikyo lại tiến hành vụ tấn công kinh hoàng bằng khí sarin tại một ga tàu điện ngầm ở Tokyo giết chết 12 người và làm bị thương hơn 5.000. Vụ tấn công trên đã khiến cả nước Nhật rúng động và cả thế giới hoang mang.
Hình ảnh vụ tấn công bằng khí độc Sarin trong ga tàu điện ngầm ở Tokyo.
Năm 2001, sau thảm họa khủng bố kinh hoàng ngày 11/9, lực lượng khủng bố Al-Qaeda công bố đã có trong tay vu khí sinh học, hóa học và bức xạ hủy diệt. Mối đe dọa tăng lên nhiều khi lực lượng này liên tiếp cung cấp những đoạn băng thử nghiệm với những con chó bị cho là chết bởi tác nhân hóa học khiến Mỹ và cộng đồng quốc tế ăn ngủ không yên.
Cũng chính lực lượng này bị cáo buộc dính dáng tới một vụ đánh bom bằng khí chlorine năm 2007 ở Ỉraq khiến 350 người bị thương và tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên án rằng “vụ tấn công khủng bố trên rõ ràng đã gây ra hoảng loạn và bất ổn tại Iraq”.
Theo Infonet
Phe nổi dậy Syria có vũ khí san phẳng đất nước?
Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc hôm qua (8/5) cho biết, chính phủ nước này đã phát hiện ra một kho vũ khí hóa học khổng lồ được cho là do phe nổi dậy để lại. Số lượng vũ khí hủy diệt này đủ để phá hủy một thành phố nếu không nói là toàn bộ đất nước.
(Ảnh minh họa)
Kho vũ khí hóa học được phát hiện ở khu vực tây bắc Syria bao gồm khoảng 280 container chứa đầy những chất độc hại như ethylene glycol, ethanolamine, diethanolamine và triethanolamine, Đại sứ Bashar Ja"afari cho các phóng viên biết ở thành phố New York.
"Số lượng vũ khí hóa học thu được đủ để phá hủy toàn bộ một thành phố nếu không nói là toàn bộ đất nước", ông Ja"afari cho hay nhưng không đề cập đến thời gian họ phát hiện ra kho vũ khí hóa học nói trên là khi nào. "Hiện tại, chính quyền Syria đang mở một cuộc điều tra liên quan đến kho vũ khí hóa học tịch thu được".
Theo Đại sứ Syria, kho vũ khí hóa học mà họ phát hiện được "kiểm soát và giám sát bởi các phe nhóm chống chính phủ có vũ trang".
Tất cả những chất hóa học mà Đại sứ Ja"afari nhắc đến ở trên thực sự đều độc hại cho con người nhưng nó lại được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp. Không có chất hóa học nào trong đó được xem là vũ khí hóa học.
Cả quân chính phủ và phe nổi dậy trong cuộc nội chiến ở Syria thường xuyên đổ lỗi, cáo buộc cho nhau về việc đã dùng vũ khí hóa học trên chiến trường trong những tháng gần đây. Các quan chức chính phủ tố cáo phe nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học chống quân đội của Tổng thống Assad trong một cuộc tấn công hồi tháng 3 ở bên ngoài thành phố phía bắc Aleppo.
Nhà ngoại giao Ja"afari đã mời một ủy ban Liên Hợp Quốc đến điều tra về tình trạng sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và mời cao ủy về vấn đề giải trừ vũ khí của tổ chức này -Angela Kane, đến để thực hiện một cuộc điều tra riêng rẽ khác.
Tuy nhiên, ông Ja"afari cho biết, các cuộc điều tra chỉ được thực hiện ở Aleppo chứ không được tiến hành ở các khu vực khác của Syria như đề nghị trước đó của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
Trong khi chính quyền Syria đổ lỗi cho phe nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học thì Mỹ mới đây cũng đưa ra kết luận rằng, quân của ông Assad cũng đã nhiều lần sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến mặc dù ở quy mô nhỏ. Một số tổ chức quốc tế tin rằng, trên thực tế, cả quân chính phủ và phe nổi dậy Syria đều đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 2 năm qua ở đất nước này.
Khoảng 100.000 người được tin là đã mất mạng trong các cuộc giao tranh đẫm máu và ác liệt giữa quân chính phủ và phe nổi dậy kể từ khi cuộc nội dậy ở Syria bùng lên hồi tháng 3 năm 2011.
Theo RIA
LHQ có bằng chứng giá trị về vũ khí hóa học ở Syria Giới chức Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, ngày 26/8, các chuyên gia Liên hợp quốc tại Syria đã thu thập được bằng chứng "có giá trị" về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học gần Damascus, bất chấp bị tấn công bằng súng bắn tỉa. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng phụ trách đối ngoại và các vấn đề nước ngoài...