Những vụ sát hại động vật hoang dã gây phẫn nộ
Con voi hơn 4 tấn chết thảm khi bị chém nhiều nhát vào chân, chú khỉ ánh mắt như van lơn người sắp “làm thịt” mình…, những vụ sát hại tàn độc động vật quý hiếm đang được nhà chức trách vào cuộc.
Chiều cuối năm 2011, anh Lê Thanh Duy (nhân viên bảo vệ rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) phát hiện tại phân trường 3 có xác con voi rừng trong tình trạng thối rữa.
Tại hiện trường, nhà chức trách xác định con voi đực nặng trên 4 tấn chết trong tư thế nằm nghiêng này đã bị lấy đi phần sọ, ngà, răng và phần đuôi có lông. Chiếc vòi dài hơn 2 mét của chú bị cắt lìa khỏi người. Con vật bị sát hại khoảng 10 ngày trước.
Theo kiểm lâm, đây là con voi một ngà, còn sót lại trong đàn voi đã được di dời từ Buôn Đôn (Đăk Lăk). Từ 10 năm nay, con vật sống một mình trong khu vực rừng rộng 14.000 ha và thường di chuyên ra khu dân cư ăn mía và các loại cây trái của người dân.
Khám nghiệm xác để truy tìm nguyên nhân cái chết, nhà chức trách thu được 2 đầu đạn trong cơ thể con vật. Nhiều tháng qua, người bắn chết con voi thuộc nhóm cấm quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này vẫn còn là ẩn số.
Mới đây, một con voi đẹp nhất Đà Lạt cũng bị sát hại thương tâm. Con voi đực tên Back-khăm 38 tuổi, nặng khoảng 4 tấn, thường được cột cùng một con voi cái dưới gốc thông cách trung tâm khu du lịch Nam Qua (Đà Lạt, Lâm Đồng) khoảng một km để ăn cỏ và “yêu nhau”.
Sáng 24/4, như thường lệ nhân viên đến dắt về tắm rửa cho ăn sáng để chuẩn bị phục vụ du khách thì không thấy Back-khăm đâu. Mọi người chia nhau đi tìm phát hiện thi thể đẫm máu của voi nằm cách nơi buộc dây khoảng 3km.
Voi Back-khăm bị sát hại bên cánh rừng già. Ảnh: Quốc Dũng
Video đang HOT
Cạnh xác con vật, cây cối xung quanh bị quật ngã, nhiều vũng máu đóng thành từng cục lớn trên mặt đất. Back-khăm bị cột vào gốc cây to, bị chém nhiều nhát đứt gân hai chân sau nhưng hai ngà còn nguyên.
Back-khăm được xem là con voi đẹp nhất Đà Lạt và là con đực cuối cùng ở đây còn đủ cả ngà và đuôi trong khi nhiều đồng loại đã bị cắt trộm 2 bộ phận này. Con vật rất ngoan, hiền và hiểu được tiếng người. 12 năm trước, chú được mua từ Đăk Lăk với giá 700 triệu đồng.
Năm 2010, Back-khăm từng hai lần bị kẻ xấu tấn công gây nhiều thương tích nhưng nhờ được chữa trị kịp thời nên đã lành lặn hoàn toàn. Vụ án giết voi đã được khởi tố điều tra nhưng công an chưa tìm ra thủ phạm.
Vài ngày qua, hình ảnh về “quy trình” giết hai con voọc được đăng trên mạng đang gây bức xúc dư luận. Hình ảnh cho thấy trước khi bị “làm thịt”, con vật đang mang thai bị trói chặt các chi và bắt hút thuốc lá. Những người sát hại voọc bày tỏ sự thích thú khi giơ xác con vật cho nhau chụp ảnh.
Căn cứ hình ảnh nơi voọc bị giết hại, lực lượng chức năng khoanh vùng, xác định tọa độ loài động vật quý hiếm này nằm trong vành đai rừng khu vực tỉnh Quảng Nam – Tây Nguyên. Trước bức xúc của dư luận, 50 hạt và trạm kiểm lâm tại Quảng Nam phối hợp công an tỉnh đã tổ chức rà soát, điều tra vụ việc.
Chiều 19/7, Công an tỉnh Quảng Nam xác định người tung loạt ảnh lên mạng là Nguyễn Văn Quang, quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Đại đội 3, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên).
Trao đổi với VnExpress, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết điều 190 Bộ luật hình sự (Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên) quy định: Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, bị phạt tiền 5-50 triệu triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 6 năm.
Theo ông Tú, với trường hợp giết voọc nêu trên, người vi phạm cần phải nghiêm trị, thậm chí khi bị xét xử còn phải chịu thêm tình tiết tăng nặng hình phạt là ngang nhiên quảng bá, đưa hình ảnh hành hạ, giết hại dã man động vật quý hiếm lên mạng.
Từ ngày 15/1/1994, Việt Nam đã tham gia Công ước CITES để bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
9 năm trước do săn trộm thú rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, nguyên giám đốc Sở Công nghiệp TP HCM Võ Thành Long đã bị Tòa án quân sự quân khu V tuyên phạt 3 năm tù. Ông Long sau đó được cấp phúc thẩm chuyển thành hình phạt tù treo do xét thêm một số tình tiết giảm nhẹ như: là thương binh, thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng.
Theo VNExpress
Xây hàng rào điện để cứu voi
Để ngăn sự xâm hại của voi, lần đầu tiên tại Việt Nam, một hàng rào điện sẽ được dựng lê
Ông Trần Văn Mùi, giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa (BTTN-VH) Đồng Nai cho biết, để chấm dứt xung đột gay gắt giữa người và voi, Khu bảo tồn sẽ triển khai dự án làm hàng rào điện dài 30km (gồm 20km hàng rào cố định và 10km hàng rào di động) ở xã Phú Lý và xã Mã Đà.
Ông Nhơn bên gốc cây xoài bị voi quật ngã
Xoài chín, voi về, dân khốn khổ
Anh Nguyễn Đức Tú - phó trưởng Phòng bảo tồn thiên nhiên và hợp tác của Khu BTTN - VH Đồng Nai dẫn chúng tôi vào sâu trong Khu bảo tồn ở xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu. Nơi đây là khu vực voi thường xuyên xuất hiện. Những ngày này, xoài đang trong giai đoạn cuối mùa thu hoạch, người dân tranh thủ hái để bán kiếm thêm thu nhập. Nhưng tìm đỏ mắt chúng tôi vẫn không thấy bóng lái buôn đến thu mua. Trong các vườn xoài, những dấu chân voi to bằng chiếc nón lá chưa kịp khô, còn hằn in khắp nơi.
Ông Đặng Văn Nhơn, trưởng ấp 2 xã Phú Lý chỉ tay về những cây xoài bị voi quật ngã nói: "Ông Bồ (cách gọi khác về voi của người dân địa phương - PV) thường ăn xong là rung cho cây rụng hết trái, dưới mỗi cây có hàng trăm kí xoài còn xanh tươi nhưng lái buôn không chịu mua. Voi phá bao nhiêu thì người dân gom lại cân kí để nhà nước hỗ trợ, xem như thiệt hại do thiên tai gây ra. Cùng đó, nếu lái buôn thu mua thì sẽ mua với giá quá thấp. Chẳng hạn, xoài cát Hòa Lộc giá chỉ 2.000 đồng/kg. Vì thế nên người dân trông cho voi phá để họ được nhận tiền bồi thường".
Để mục sở thị, chúng tôi đi qua gần chục hecta trồng mì mới cao ngấp nghé đầu người, cũng đều đã bị voi giẫm nát. Mì rất đắng, voi không ăn nhưng vẫn nhổ phá. Còn các rẫy mía nhìn từ xa thấy rộng bạt ngàn nhưng khi lại gần thì đã bị voi ăn hết đọt. Những cây đã có đủ lượng đường đều bị voi quật nát.
Bà Ngô Thị Hoa, có rẫy mía rộng 20 hecta bị voi phá tan hoang được UBND tỉnh hỗ trợ thiệt hại 534 triệu đồng. Còn chị Đào Thị Hoàng than thở: "Tuần trước, mất hai đêm liền, gia đình đem gạo muối, mực khô, thịt luộc, trướng, trái cây, nhang đèn rồi lập bàn thờ khấn vái "ông Bồ ơi, ông đi ngang đi dọc rồi đi thẳng vào rừng, đừng về rẫy bà con phá nữa, chúng con sợ ông quá rồi... Ai ngờ, nửa đêm, ổng về phá đổ cả bàn thờ, ống nước dài 50m dùng để tưới nước cũng bị ổng dùng vòi quấn rồi giẫm nát hết".
Cũng theo chị Hoàng, hết cách nên mọi người làm đuốc đuổi cho voi chạy. Ai ngờ, hôm sau đàn voi vào tới tận nhà để phá. "Ông Bồ vào nhà là tìm muối ăn trước, nếu không tìm thấy là ổng ăn chiếc chiếu mình nằm, vì trong chiếu có lượng muối do mồ hôi tiết ra. Ở nhà tôi, voi ăn hết sạch xoài Thái nhưng chỉ nhận được sáu triệu đồng tiền hỗ trợ. Hiện tại, riêng chi phí mua phân, thuốc sâu, gia đình còn nợ tới 205 triệu mà không biết làm cách nào để trả" - chị Hoàng đau xót.
Khu vực xã Phú Lý, Mã Đà, người dân chủ yếu trồng xoài, mía và mì. Vì vậy, cứ đến mùa thu hoạch là đàn voi khoảng 10 con từ trong rừng kéo về. Theo người dân ở đây cho biết, chúng vào các rẫy trồng xoài Thái và mía ăn trước. Khi nào ăn hết thì mới thưởng thức tới xoài cát Hòa Lộc và xoài Ba Mùa. Vì voi rất khôn và thù dai, nếu vào rẫy nào phá thì tốt nhất không nên xua đuổi, nếu làm tổn thương là hôm sau sẽ dẫn cả đàn quay lại phá mạnh hơn. Theo thống kê của khu bảo tồn, từ tháng 4/2012 tới nay đã có tới hơn 200 lần voi về phá hoa màu của dân.
Gian nan cuộc chiến với "ông Bồ"
Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, vì thiếu đồ ăn tự nhiên nên bắt buộc voi phải xâm hại hoa màu của dân. Nhiều năm qua, nhà cửa, tài sản của người dân ở các xã Phú Lý, Mã Đà, Thanh Sơn không chỉ bị voi gây thiệt hại nặng nề mà họ còn phải đánh đổi bằng sinh mạng. Điều này đã đẩy sự xung đột giữa người và voi ngày càng gia tăng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, người dân dùng rất nhiều biện pháp nguy hiểm để xua đuổi, như ném bình gas nhỏ vào voi cho nổ, tẩm dầu với vải đốt voi... Hiện, Khu bảo tồn có hàng chục trạm theo dõi cao 24 mét được xây dựng kiên cố. Bất kể ngày hay đêm đều có người canh gác và báo về trung tâm chỉ huy. Nếu voi xuất hiện thì đội phản ứng nhanh của Khu bảo tồn sẽ xuất hiện rồi dùng các biện pháp nghiệp vụ, với các dụng cụ đặc dụng như còi hú, đèn chiếu với độ sáng cao để xua đuổi voi.
Ông Nguyễn Hữu Đạo, đội trưởng Đội phản ứng nhanh xã Phú Lý cho biết: "Ở đây, hiện còn khoảng 10 cá thể voi, từ năm 2010 đến tháng 6/2011, tỉnh đã hỗ trợ cho người dân khoảng 4 tỷ đồng. Voi thường xuất hiện vào buổi tối nên chúng tôi thường xuyên nhắc nhở người dân về đêm không được ra rẫy, có voi là phải báo ngay để lực lượng xử lý. Hiện nay đang vào mùa khô nên cấm người dân không được đốt lửa đuổi voi để tránh tình trạng cháy rừng. Giờ giải pháp dùng còi hú, đèn chiếu không còn tác dụng nữa. Chẳng hạn con voi đực có cặp ngà lệch có soi đèn, còi hú hết công suất đi nữa thì nó vẫn đứng trơ trơ. Có hôm giữa trưa nó ra tới tận ngoài đường, mình gọi thì nó quay lại nhìn rồi đi tiếp".
Theo thống kê khác, từ 1993 đến cuối năm 1998, đã có 12 cá thể voi ở Đồng Nai bị giết hại. Vì thiếu chỗ cư ngụ, tháng 4/1999, đàn voi rừng ở Lâm trường Tân Phú, Đồng Nai đã vượt sông La Ngà đến huyện Tánh Linh, Bình Thuận cư trú. Gần 3 năm sinh sống ở đây, đàn voi đã giết chết 13 người, nạn nhân hầu hết là người dân du canh du cư, phá rừng trái phép làm nương rẫy. Còn nhớ, sáng ngày 7/11/2011, tại tiểu khu 1B Lâm trường I thuộc Công ty Lâm nghiệp La Ngà có một nhóm người lái hai chiếc xe máy vào rừng bắt cá thì bị một con voi tấn công. Nạn nhân bị giẫm chết là Nguyễn Trần Vũ (SN 1996, ngụ ở xã Thanh Sơn, huyện Định Quán).
Theo NDT
Cả đàn voi rừng tấn công nhà dân Khoảng 10 ngày nay, người dân xã Thanh Sơn, huyện Định Quán - Đồng Nai luôn thấp thỏm, hoang mang vì sự xuất hiện của đàn voi rừng gần chục con, tàn phá hoa màu, nhà cửa nhiều người. Ông Ngô Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, cho hay đàn voi rừng gần chục con đã trưởng thành, thường xuất...