Những vụ ‘nuốt chửng’ người của lốc xoáy Hồ Tây
Vụ tai nạn thảm khốc do “ cuồng phong” gây ra trên Hồ Tây đầu tiên được ghi nhận có thời gian cách ngày nay gần 2.000 năm, trong khi đó vụ tai nạn gần nhất được ghi nhận xảy ra vào những năm 1950 của thế kỷ trước. Trong danh sách những nạn nhân của lốc xoáy Hồ Tây có cả quan lại, tướng lĩnh và vua chúa. Đi kèm với những tai nạn kinh hoàng này, người xưa vẫn lưu truyền những câu chuyện mang tính chất liêu trai, khó có thể lý giải. Đồng thời cũng có những tai nạn ở thời hiện đại mà cho đến nay vẫn chìm trong vòng bí mật.
Giải mã “lời nguyền”
Việc có hay không một thế giới bí ẩn nằm dưới lòng Hồ Tây như quan niệm của một số người dân sinh sống lâu năm quanh danh lam này hiện vẫn còn là bí ẩn. Càng bí ẩn hơn, khi hiện tượng “cuồng phong” bất thường trên Hồ Tây đã nhấm chìm không ít người.
Từng xảy ra nhiều tai nạn thương tâm ở Hồ Tây…
Theo tìm hiểu của PV, hiện tượng lốc xoáy bất thường trên Hồ Tây là có thật, tuy ít khi xảy ra nhưng luôn đến bất ngờ và kỳ lạ. Từ xa xưa, hiện tượng này đã đi kèm với những câu chuyện kể dân gian và ngay trong bản thân danh xưng của Hồ Tây qua các thời kỳ cũng mang hàm nghĩa chỉ về hiện tượng “cuồng phong”, giông lốc này. Được biết, danh xưng của Hồ Tây như: Lãng Bạt, Dâm Đàm… thực chất muốn nhấn mạnh và liên quan đến hiện tượng tự nhiên bí hiểm này trên Hồ Tây. Cụ thể, tên gọi Lãng Bạt có nghĩa hồ đầy sóng lớn, hay tên gọi Dâm Đàm có nghĩa mặt hồ âm u, mờ ảo. Hai danh xưng này đã gắn với Hồ Tây trong quá khứ, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao Hồ Tây vốn bình yên nhưng lại mang những danh xưng đầy u ám như vậy? Bí ẩn đằng sau những danh xưng này là gì và thực sự Hồ Tây có chứa đựng những bí ẩn chết người?
Trong quá trình tìm hiểu về hiện tượng lốc xoáy kỳ lạ ở Hồ Tây, chúng tôi may mắn gặp được bà Nguyễn Thị An, một nguời đã gắn bó với Hồ Tây nhiều chục năm, chia sẻ: “Hiện tượng sóng lớn trên Hồ Tây là có thật và rất khó để đoán định trước. Có lúc, trời đang nắng, sương mù đột nhiên kéo đến phủ lấp hết mặt hồ. Sóng bắt đầu nổi lên. Thông thường, thời điểm này ít ai dám chèo thuyền ra Hồ Tây, bởi ai cũng hiểu, đây là lúc Hồ Tây rất nguy hiểm”. Chính bà An cũng cho rằng, hàng năm không ít người bị đuối nước, bỏ mạng, vì họ không nắm được sự nguy hiểm ẩn mình trước vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ của Hồ Tây. Nhiều người yêu Hồ Tây lại cho rằng, lúc sóng lớn nổi lên, mặt hồ phủ một lớp sương dày, cũng là lúc Hồ Tây khoe vẻ huyền bí của mình. Tuy mang đến cho người ta cảm giác sợ hãi, nhưng nhiều người coi đó là thời điểm Hồ Tây mang đến vẻ đẹp cuốn hút hơn bao giờ hết.
Cũng theo bà An, có nhiều trận giông lốc đã diễn ra ở Hồ Tây nằm ngoài mọi quy luật. Sóng không lớn, trời không âm u, sương không phủ nhưng Hồ Tây bỗng dưng nổi giông lốc cục bộ- Hồ Tây vẫn bình yên duy chỉ một điểm sóng đột ngột dâng cao, gió xoáy rồi sau đó vụt tắt, trở lại bình thường. Để minh chứng cho lời nói của mình, bà An kể lại vụ tai nạn kinh hoàng nhất bà từng chứng kiến trên Hồ Tây và với bà trận giông lốc đó mãi là bí ẩn không thể lý giải. Trận giông lốc kinh hoàng này gắn liền với ký ức buồn về đoàn văn công nước ngoài sang biểu diễn ở Hà Nội mừng ngày Thủ đô Hà Nội giải phóng. Bà An băn khoăn rằng, không hiểu sao đoàn văn công đang chèo thuyền trên Hồ Tây, trời rất đẹp, không có biểu hiện của sóng, đột nhiên lốc xoáy lại kéo đến và nhiều người đã bị lốc xoáy nhấn chìm.
Bà An cho biết: “Sự kiện này không chỉ tôi mà nhiều người dân Hà Nội thời điểm đó đều biết đến và thấy bất ngờ. Thời đó, người dân bàng hoàng không hiểu tại sao sóng Hồ Tây lại dữ tợn, bất ngờ đến thế?”. Bà An còn cho chúng tôi biết thêm: “Nếu muốn tìm hiểu về vụ tai nạn này nên tìm đọc cuốn sách viết về Tướng Nguyễn Sơn”. Cũng như bà An, nhiều người gắn bó với Hồ Tây lâu năm đều cho rằng hiện tượng lốc xoáy bất thường trên Hồ Tây là có thực. Theo cách lý giải của họ, vì hiện tượng tự nhiên nguy hiểm, nên người dân xung quanh Hồ Tây hàng trăm năm qua đã thờ thần Mục Thận – một vị thần có khả năng đi xuyên qua tâm bão để cứu vớt những nạn nhân bị lốc xoáy do Hồ Tây đánh chìm.
Lốc xoáy – một hiện tượng tự nhiên trên Hồ Tây. (Ảnh minh họa)
Bí ẩn những vụ tai nạn lốc xoáy lạ ở Hồ Tây
Video đang HOT
Khoa học lịch sử chứng minh, Thái sư Lê Văn Thịnh không hoá hổ, giết vua Việc Thái sư Lê Văn Thịnh bị ghép tội thích nghịch giết vua ngày xưa, đến nay đã được giới sử học minh oan. Tuy nhiên, với những dữ liệu mà sử chép lại thì cho thấy, Hồ Tây luôn ẩn chứa một hiện tượng tự nhiên rất lạ, đến bất ngờ và không thể lý giải. Vậy đó chính là lốc xoáy Hồ Tây hay là gì?
Để kiểm chứng những thông tin từ người dân, đặc biệt sau khi nhận được thông tin trong cuốn sách Tướng Nguyễn Sơn có đề cập đến vụ tai nạn thảm khốc trên Hồ Tây, chúng tôi đã tìm kiếm khắp nơi và có trong tay cuốn sách này. Và đúng như lời kể của bà An, vụ tai nạn này được đề cập đến trong sách qua bài viết: “Nhớ bác Sơn” của GS. Vũ Tuấn, đăng trong cuốn Tướng Nguyễn Sơn, NXB Lao Động, Hà Nội, 1994. Trong bài viết này, GS. Vũ Tuấn nhắc, năm 1955 ông nhận được lá thư của Tướng Nguyễn Sơn từ Bắc Kinh gửi về và chia sẻ tâm trạng tiếc thương của ông vì đoàn văn công sang biểu diễn ở Hà Nội đi thuyền ngắm cảnh Hồ Tây, chẳng may bị gió xoáy, có mấy người chết. Và, cũng trong hồi tưởng của GS. Vũ Tuấn, lúc đó Lưỡng quốc Tướng quân – Nguyễn Sơn rất buồn, ông cảm thấy đau đớn vì việc không may xảy ra đối với đoàn văn công.
Cũng trong quá trình tìm hiểu về hiện tượng lốc xoáy kỳ bí ở Hồ Tây, chúng tôi tiếp cận được nhiều tư liệu đề cập đến những tai nạn bắt nguồn từ lốc xoáy. Vụ tai nạn sớm nhất được ghi nhận vào năm 40- 43 khi Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Chuyện kể rằng, Bình Lạc hầu Hàn Vũ – một tướng dưới quyền của Mã Viện khi đi thuyền trên Hồ Tây bị lốc xoáy nhấn chìm và chết. Sự kiện này được đề cập trong sách Tây Hồ chí – cuốn sách dư địa chí về Hồ Tây. Cái chết bí hiểm của một vị tướng dưới quyền của mình, người đã nam chinh bắc chiến, trải qua bao sinh tử nhưng lại bị sóng Hồ Tây quật chìm đã ám ảnh Mã Viện. Để khắc ghi về hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này cùng cái chết lạ lùng của vị tướng dưới quyền của mình, Mã Viện đã đặt tên cho Hồ Tây là Lãng Bạt. Tên gọi này mang ý nghĩa, hồ đầy sóng dữ mặc dù Hồ Tây không phải lúc nào cũng nổi sóng.
Cũng liên quan đến Hồ Tây, trong lịch sử Việt Nam còn nhắc đến nỗi hàm oan của Thái sư Lê Văn Thịnh hoá hổ cách đây gần 800 năm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép lại vụ án như sau: “Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua (Lý Nhân Tông) ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mây mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thích nghịch”.
Chuyện 7 ngày đêm cứu người trên Hồ Tây của Mục Thận Ông Phạm Văn Thuận hiện đang làm thủ từ đình Võng Thị – đình thờ thần Mục Thận cho biết: “Trong truyền thuyết còn lưu truyền cho đến nay, Mục Thận là một lão ngư rất giỏi nghề sông nước, chuyên đánh cá trên Hồ Tây. Chuyện xưa kể rằng, trong một lần mưa bão mù mịt, thuyền của cụ Mục Thuận biệt tích 7 ngày, người nhà nghĩ ông đã mất nên lập bàn thờ để thờ cúng. Bỗng nhiên, sang ngày thứ 8, ông trở về với một thuyền chở đầy ắp người. Thì ra, suốt mấy ngày mưa bão, giông lốc, nhiều thuyền của ngư dân bị trôi dạt khắp nơi, Mục Thận đã tìm khắp hồ để cứu người bị nạn. Mỗi khi vớt được người nào, cụ cũng ôm bỏ vào thuyền mình. Đến lúc không thấy người nào trên mặt hồ nữa, cụ mới chèo thuyền trở về. Dân làng cảm đức của cụ nên đã góp tiền xây miếu thờ cụ, gọi là Mục Thận Từ (nay ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội)”.
Theo Người đưa tin
Cạn nước mắt sau siêu bão
Khóc cạn nước mắt, kiệt sức, bất lực, buông xuôi... là tâm trạng của người dân nhiều vùng quê từ miền rừng đến miền biển của Quảng Bình sau cơn cuồng phong của siêu bão số 10.
Chị Vân thẫn thờ đứng trên cầu Ròn (Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình) dõi theo chồng đang mò vớt những gì còn sót lại trong xác tàu đắm dưới sông. Ảnh: Hoàng Nam.
Trắng tay "vàng trắng"
Một ngày sau cơn bão, chúng tôi gặp ông Phạm Tiến Cảm, Giám đốc Công ty Cao su Việt Trung thất thểu bước giữa bạt ngàn rừng cao su gãy đổ như sau trận bom B52 rải thảm. Ông chào khách mà như độc thoại với chính mình: "Trắng tay, trắng tay rồi không còn gì nữa!".
Công ty Cao su Việt Trung là con chim đầu đàn của cây cao su trên đất Bố Trạch, Quảng Bình với bề dày 54 năm, là điển hình làm hiệu quả của tỉnh Quảng Bình.
Ông Đoan thề là không đắm đuối với cây cao su nữa vì nó làm gia đình ông kiệt quệ, đau yếu. Ảnh: H.N.
Thiệt hại tại Quảng Bình lên tới 5.600 tỷ đồng Đã 3 ngày sau cơn bão số 10, chỉ một số phường ở trung tâm TP Đồng Hới được đóng điện trở lại. Trên toàn tỉnh Quảng Bình hàng ngàn hộ vẫn cảnh màn trời chiếu đất. Tổng thiệt hại tạm tính đến 17 giờ ngày 2/10 tại Quảng Bình đã lên đến 5.600 tỷ đồng.
Giữa ngổn ngang, hoang tàn, ông Cảm kể: Nghe tin bão vào mà ông không ăn không ngủ. Bởi ông hiểu quá rõ sự "khắc kị" của cây cao su đối với gió bão. Mặc dù đã triển khai kế hoạch phòng chống đến hơn 1.600 công nhân của công ty, nhưng tất cả đều bất lực trước sự tàn phá của thiên nhiên. Nhìn qua tấm kính mờ từ cửa sổ của công ty, ông như xé từng khúc ruột khi từng cây cao su bị gió bão quật ngã. Sau 5 giờ đồng hồ quăng quật với bão, hơn 3.000 ha cao su của Công ty Cao su Việt Trung bị gãy đổ trên 80%.
Ông Cảm cho biết, ông về Công ty này từ năm 1979, đây là lần thứ hai ông chứng kiến sự tàn phá gây thiệt hại nặng nề của gió bão đối với cây cao su. Cách đây đúng 30 năm, ngày 26/10/1983 một cơn bão mạnh càn qua khiến những cánh rừng cao su hơn 800ha của nông trường ngày đó tan hoang. "Đúng là lịch sử lặp lại. Nhưng cơn bão lần này kèm theo mưa to, thời gian kéo dài đến 5 giờ đồng hồ nên thiệt hại nặng hơn nhiều. Tôi mới họp toàn thể công ty xong. Trước mắt, công ty tập trung dọn dẹp rừng, cây nào còn sót lại thì tranh thủ cạo mủ để kiếm lương cho công nhân sống qua ngày đã"- ông Cảm nói.
Theo ông Cảm thiệt hại của công ty ông sau cơn bão số 10 lên đến hơn 300 tỷ đồng, nhưng chưa có ai về kiểm tra, thăm hỏi. Chúng tôi là những người có mặt đầu tiên sau bão để chia sẻ những mất mát với công ty.
Liền kề với rừng cao su của Công ty Cao su Việt Trung, kéo dài hơn chục cây số dọc đường Hồ Chí Minh ra hướng Bắc là bạt ngàn cao su tiểu điền của các xã Nam Trạch, Tây Trạch, Phú Định của huyện Bố Trạch cũng tan hoang không kém. Chủ tịch xã Phú Định Nguyễn Văn Hội ngao ngán: "Hơn 800ha cao su của người dân trong xã giờ trơ gốc cả rồi chú ơi. Tui mới đi một vòng mà không thể tưởng tượng nổi. Gặp dân ai cũng khóc, não ruột lắm nhưng giờ không biết làm sao".
Các xã như Nam Trạch, Tây Trạch, Phú Định bắt đầu phát triển cây cao su tiểu điền từ năm 1983. Vào thời điểm giá cao su lên đỉnh điểm, cứ mỗi ha cao su, mỗi ngày thu 1 triệu đồng, các xã này được mệnh danh là "xã triệu phú".
"Mỗi ha cao su từ khai hoang trồng mới, đến khi thu hoạch phải mất đứt gần trăm triệu đồng. Hầu hết những hộ đầu tư trồng cao su trong xã giờ vẫn còn nợ ngân hàng. Hộ nào trả hết nợ trồng cao su, vì tự tin có một khoản thu nhập ổn định nên lại vay ngân hàng làm nhà, mua sắm đồ dùng đắt tiền. Giờ thì trắng tay, muốn tái điền (kiến thiết lại rừng cao su) lại phải vay ngân hàng, nhưng sổ đỏ thì nằm ngân hàng cả rồi" - ông Hội nói.
Ông Nguyễn Chí Tình một hộ trồng cao su ở xã Phú Định kể: "Gia đình tui trồng được 5ha cao su và bắt đầu khai thác được 3 năm nay. Không ngờ bão quá mạnh, vườn cao su của gia đình tui giờ trơ gốc hết. Vợ tui khóc ngất từ sau bão tới giờ".
Cách đó không xa, gương mặt của những người trồng cao su của xã Tây Trạch cũng thất thần không kém. Nhìn vườn cao su 8ha tan hoang sau bão, ông Đoan lớn tiếng: "Tui thề là bỏ, bỏ không trồng cao su nữa. Theo hắn chỉ có chết sớm thôi chú ạ".
Kiệt sức làng biển
Tàu bị đánh bật lên bờ vỡ toác nằm ngổn ngang tại xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình. Ảnh: H.N.
Đã hai ngày cơn bão đi qua nhưng anh Đồng Thanh Hòa (45 tuổi) ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch vẫn bàng hoàng khi nhớ lại khoảnh khắc hàng chục chiếc tàu cá đậu trên sông Ròn bị bão đánh chìm hoặc bật lên nằm chênh vênh trên bờ.
"Không ai có thể tưởng tượng được bão lại to đến thế. Cũng như những tàu cá khác, tui và thằng cháu trực trên tàu khi bão vào. Gió bắt đầu mạnh lúc 2 giờ chiều, tui với thằng cháu thả đến 6 neo, nổ máy vù ga ngược hướng gió để trụ với bão. Đến khoảng 4 giờ chiều gió giật mạnh liên hồi, nhiều tàu bị đánh vỡ chìm xuống sông. Lúc này tui sợ lắm những vì cả gia sản nằm đây nên vẫn liều trụ lại.
Một hụt gió đi qua, nghe bựt, bựt tất cả 6 dây neo đứt phăng, tàu như một con ngựa bất kham chồm lên va đập vào các tàu bên cạnh. Rồi hàng chục chiếc tàu bị sóng cao 3-4m xô thẳng lên bờ. Hoảng quá, tui với thằng cháu chồm xuống nước bơi vào bờ" - anh Đồng kể lại.
Giờ con tàu 250CV của anh phơi xác trên bờ, phần đuôi và mũi tàu vỡ toác. Nằm phía trong còn có con tàu 400CV của anh Cao Vũ Tú vừa đóng năm ngoái. "Tui vay ngân hàng 500 triệu mua lại con tàu này 900 triệu đồng. Đi được hai năm thì cả hai năm mất mùa, nên mới chỉ trả được một phần số tiền vay mượn anh em, còn tiền của ngân hàng vẫn nguyên đó. Nếu cẩu được con tàu này ra, có muốn khôi phục lại cũng phải mất 500 triệu nữa. Chỉ còn nước đi ăn xin thôi chứ gia đình giờ kiệt sức rồi chú ơi!" - anh Đồng than thở.
Cạnh đó, là con tàu 250CV của anh Nguyễn Ngọc Phú (40 tuổi) bị sóng đánh chìm vừa được anh thuê tàu trục vớt lên. Anh Phú nói, tiếc của thì làm vậy thôi chứ ngư lưới cụ thì trôi mất, máy móc, vỏ tàu hư hỏng hết không thể khôi phục, có bán cũng không bù lại tiền thuê người trục vớt.
Trên cầu Ròn, hàng trăm phụ nữ và trẻ em cứ vịn tay vào thành cầu dõi theo những người chồng, người cha đang dầm mình dưới nước mò mẫm tìm những con tàu đắm, với hi vọng vớt vát được chút gì đó. Chị Lê Thị Vân, kể: Nhà có hai chiếc tàu thì một chiếc bị chìm, một chiếc mắc cạn, giờ chồng và người thân trong gia đình đang tìm cách trục vớt con tàu đắm và kéo con tàu mắc cạn ra.
Nhà chị nằm sát mé sông, thủy triều dâng cao trong bão, nước tràn vào nhà lút ngang cổ. Chồng thì theo hai con tàu, chị ở nhà một mình với con nhỏ, bao nhiêu của nả, vật dụng trong nhà bị sóng lôi đi hết. Giờ gia đình chị không còn gì, gạo cũng đi vay từng lon để sống qua ngày. "Nhà nước mà không hỗ trợ thì chỉ có nước chết đến nơi thôi anh ạ" - chị Vân xót xa.
Ông Trần Trung Thành, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết: Xã có hơn 400 tàu cá xa bờ, là một điển hình của huyện về đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, cơn bão số 10 đã đánh đắm và xô lên bờ 39 chiếc, với hơn 100 chiếc bị va đập hư hỏng nặng, thiệt hại hơn 40 tỷ đồng.
Dưới thuyền là vậy, trên bờ cũng thiệt hại không kém. Cơn bão đã làm thủy triều dâng hơn 3,5m, làm ngập 3 thôn gần sát biển. Sóng dập làm nhà cửa hư hại, vật dụng trôi theo nước. Ông Thành nói, dân ở đây giờ kiệt quệ, bất lực nên rất mong Nhà nước hỗ trợ, nếu không nhiều gia đình sẽ rơi vào cảnh khánh kiệt.
Theo Hoàng Nam (Tiền Phong)
3 'nữ quái' nổi danh trên màn ảnh Việt một thời Kiều Thanh, Lệ Hằng, Kim Oanh là những nữ diễn viên "chết tên" và "chết vai" khi có vai diễn ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Lệ Hằng và bóng dáng Hoài "Thát-chơ" Xin hãy tin em nổi tiếng không chỉ bởi nội dung hay mà còn ở dàn diễn viên hợp vai. Nhiều diễn viên tham gia phim đã bị "chết...