Những vụ máy bay rơi và hậu quả khó lường
Báo Le Monde số ra ngày 26/7 phân tích về những hậu quả của các vụ máy bay rơi gần đây lên các hãng và thị trường hàng không.
Một mảnh vỡ của máy bay Boeing 777 trong chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraina.
Theo báo Le Monde, những vụ máy bay rơi như vụ MH17 chưa bao giờ gây tác động trực tiếp lên thị trường hàng không. Một chuyên gia cho biết, chưa bao giờ thấy lượng đặt vé máy bay giảm đáng kể sau một hay nhiều vụ tai nạn hàng không. Nhìn chung, máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất. Tuy nhiên, những công ty có liên quan có thể bị ảnh hưởng trong một thời gian.
Nguy cơ đầu tiên của hãng là uy tín bị hoen ố. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà công ty bị phá sản. Từ trước đến nay, người ta chỉ thấy hoạt động của hãng có liên quan bị chậm lại. Đối với những hãng vốn đã gặp khó khăn về tài chính, khi gặp tai nạn mới khó gượng dậy, theo phân tích của Didier Bréchemier, thuộc văn phòng tư vấn cho các chủ doanh nghiệp.
Một số người ước tính, các công ty bảo hiểm sẽ tận dụng các sự kiện vừa qua để tăng tiền bảo hiểm khi hợp đồng chấm dứt. Một chuyên viên nhận xét, đầu năm 2014, phí bảo hiểm vẫn còn thấp mặc dù xảy ra các tai họa. Giá thấp một phần vì đa số hãng hàng không đã thay mới máy bay.
VĂN LINH
Video đang HOT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thảm kịch MH17: Kiev cũng không thể trốn tránh trách nhiệm
Các hãng hàng không, chính quyền Kiev, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)... ai phải chịu trách nhiệm chính về thảm kịch MH17?
Hiện trường vụ máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraina
Để máy bay dân sự bay qua vùng có chiến sự tại Ukraina trước khi có lệnh cấm hoàn toàn, đặt cược tính mạng của hành khách vào may rủi, các hãng hàng không, chính quyền Kiev, ICAO... ai phải chịu trách nhiệm chính?
Báo Pháp Les Echos số ra ngày 20/7 cung cấp một số trả lời.
Sau khi máy bay của hàng không Malaysia bị bắn rơi ngày 17/7 tại miền đông Ukraina, ngay lập tức Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Châu Âu tuyên bố cấm toàn bộ các chuyến bay qua khu vực có chiến sự này. Phần lớn các hãng hàng không quyết định tránh hoàn toàn không phận Ukraina. Chỉ mấy ngày trước thảm kịch MH17, phe nổi dậy đã bắn hạ một máy bay vận tải cỡ lớn An-26 của Ukraina, ở độ cao tương tự với máy bay Boeing 777 xấu số của Malaysia Airlines.
Đường bay MH17 dẫn đến thảm họa
Trong bài viết mang tựa đề "Bay qua Ukraina, chọn an toàn hay tiết kiệm xăng dầu?", báo Pháp Les Echos đặt câu hỏi: Tại sao trước tai nạn thảm khốc MH17, đa số các công ty hàng không vẫn tiếp tục lộ trình qua miền đông Ukraina có chiến sự rất nguy hiểm? Tại sao Kiev không đóng toàn bộ không phận để bảo đảm an toàn?
Trong những xung đột mới đây tại Kosovo hay Lybia, các cơ quan hàng không quốc tế luôn thông báo lệnh cấm bay. Nhưng trong xung đột tại Ukraina, phản ứng của các định chế này lại "rụt rè" hơn. Chính vì thế, các hãng hàng không có quyền quyết định chọn hay không hướng đi mạo hiểm này.
Vì sao MH17 bay trệch đường bay qui định tới 300 km, đâm đầu vào chỗ chết?
Ngày 26/6, chính quyền Kiev ra lệnh cấm một phần không phận miền đông Ukraina đối với các chuyến bay thương mại ở độ cao dưới 7.925 mét, rồi tiêu chuẩn này được nâng lên 10 km. Chuyến bay bất hạnh MH17 đã bay đúng ở độ cao cho phép, chính xác là cao hơn 300 mét so với tiêu chuẩn cho phép.
Với lý do tiết kiệm xăng, 75% các hãng hàng không đi Đông Nam Á và Nam Á ( trừ British Airways, Qantas hay Korea Air) vẫn chọn hướng qua miền đông Ukraina có chiến sự, trước khi có lệnh cấm toàn bộ, vì đây là đường đi thẳng nhất. Luận điểm này, theo Les Echos, không mấy thuyết phục, khi giá xăng dầu hiện tại không cao hơn hồi đầu 2011. Lợi ích của hai bên gặp nhau, khi Ukraina không muốn từ bỏ khoản tiền thu phí các hãng nước ngoài sử dụng không phận. Như vậy, tại khu vực có chiến sự, trước lệnh cấm toàn bộ, hàng ngày có đến 350 chuyến bay - trong đó có 150 chuyến bay chở khách đường dài.
10 chuyến bay trót lọt theo tuyến bay này trước ngày 17/7/2014.
Trước đó ít ngày, ngày 16/7, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã ra lệnh cấm bay qua bầu trời Crimea, với lý do "tình trạng nguy hiểm" do không phận cùng một lúc nằm dưới sự quản lý của hai quốc gia là Nga và Ukraina. Theo Les Echos, chính quyết định này đã vô tình cản trở những dự định chuyển hướng bay xuống phía Nam để tránh vùng có chiến sự, mà đường bay cũng không dài hơn là bao.
VĂN LINH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hà Lan cử cảnh sát tới hiện trường MH17 Ngày 24/7, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết Hà Lan sẽ cử 40 cảnh sát đến khu vực máy bay Boeing-777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia bị rơi tại Ukraine để hỗ trợ các chuyên gia tìm kiếm thi thể nạn nhân và tìm kiếm các biện pháp "ổn định thêm tình hình tại đây". Theo ông...