Những vụ kiện giữa công ty quản lý – nghệ sĩ gây rúng động làng giải trí xứ Kim Chi
Từ chuyện hợp đồng nô lệ giữa JYJ – SM đến vụ kiện đòi lại tên nhóm của T-ara, cố gắng thoát khỏi công ty chủ quản LM Ent của Daniel,… dù khó khăn nhưng dường như chiến thắng không phải lúc nào cũng nghiêng về phía các nghệ sĩ.
Cùng làm việc và gắn bó với nhau trong một khoảng thời gian dài, việc xảy ra tranh chấp dẫn đến chia tay là điều không ai mong muốn đối với cả nghệ sĩ lẫn công ty quản lý. Tuy nhiên, ở thị trường âm nhạc xứ Kim Chi, điều đó vẫn đôi khi xảy ra mà không hề được báo trước. Một số cuộc chia tay kết thúc trong êm đẹp, nhưng số khác lại phải giải quyết bằng sự can thiệp của tòa án gây chấn động dư luận.
Dưới đây là những vụ kiện trước và sau khi chia tay giữa công ty quản lý cùng nghệ sĩ đình đám nhất làng giải trí xứ Kim Chi trong những năm qua:
JYJ và hợp đồng nô lệ với SM Entertainment
Dù đã xảy ra nhiều năm nhưng vụ kiện về bản hợp đồng nô lệ giữa 3 thành viên DBSK cũ và SM Entertainment vẫn là đề tài bàn tán trong suốt một khoảng thời gian dài. Khi đó, Junsu, Jaejoong và Yoochun đều có chung mong muốn được chấm dứt hợp đồng với SM vì công ty bóc lột, đối xử bất công và có nhiều điều khoản mang tính chất nô lệ. Tuy nhiên, sau thời gian dài theo đuổi vụ kiện, tòa án lại đưa ra phán quyết chứng minh điều ngược lại.
Vụ kiện kết thúc khi tòa yêu cầu SM Entertainment bồi thường cho các thành viên JYJ 650 triệu won (gần 13 tỷ đồng), cũng chính là khoản thu nhập năm 2009 mà họ chưa được nhận do tham gia kiện tụng. Tuy nhiên, đây cũng là khoản tiền duy nhất mà họ được nhận. Toàn bộ những cáo buộc của nhóm dành cho công ty với số tiền đòi bồi thường lên tới khoảng 4,3 tỷ won (khoảng 85 tỷ đồng) đều không được thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật đã phán quyết rằng hợp đồng giữa JYJ và SM không mang tính chất nô lệ, bất hợp pháp.
Kết quả xét xử gây nên làn sóng phẫn nộ đối với cộng đồng người hâm mộ 3 thành viên DBSK, đồng thời nhóm nhạc 5 thành viên cũng không còn cơ hội được tái hợp từ đó. Mặt khác, điều may mắn là JYJ cuối cùng cũng thoát khỏi SM – nơi mà họ dường như đã “ghét cay ghét đắng” và không muốn ở lại cống hiến thêm giây phút nào.
T-ara và nỗ lực đòi lại bản quyền tên nhóm từ MBK Entertainment
Sau scandal bắt nạt thành viên của T-ara nổ ra cách đây mấy năm, cuối cùng thì nhóm cũng đã được minh oan, bảo vệ sự trong sạch cho chính mình. Tuy nhiên, các cô gái tràn đầy năng lượng trước kia dường như không thể quay trở lại vị trí cũ. Mặt khác, các thành viên còn lại vẫn nhất quyết không quyết định tan rã mà đồng loạt rời công ty quản lý cũ MBK Entertainment và chờ ngày tái ngộ với khán giả.
Tuy nhiên sự việc trở nên rắc rối vì sau khi đã “đường ai nấy đi”, MBK đột nhiên “chơi chiêu” đăng ký tên bản quyền nhóm nhạc T-ara, điều khiến các thành viên không thể danh chính ngôn thuận hoạt động với cái tên đó nữa. Không chịu thua cuộc, các cô gái mạnh mẽ đâm đơn kiện đến cùng quyết đòi lại lẽ phải.
Trong thời suốt thời gian kiện tụng, MBK nhiều lần tung ra tin đồn thất thiệt về các thành viên, đặc biệt là mối quan hệ giữa T-ara và Vương Tư Thông. Ngay lập tức, 4 thành viên của T-ara là Hyomin, Qri, Jiyeon, Eunjung cùng lên tiếng nhắn gửi công khai đến chủ tịch Banana Culture trên mạng xã hội: “Công ty đã tặng cho mỗi thành viên T-ara một chiếc xe sang trọng không? Banana Culture đã được trao cho MBK Entertainment 9 tỷ won? Chúng tôi sẽ đợi bạn trả lời”.
Video đang HOT
Rất nhiều bằng chứng đã được đưa ra, cộng thêm sự ủng hộ nhiệt tình từ phía người hâm mộ khiến T-ara càng trở nên mạnh mẽ trong cuộc chiến giành lại tên nhóm. Và cuối cùng, sau thời gian dài tranh đấu, MBK Ent đã chấp nhận thua cuộc và nhường lại cái tên cho chủ nhân đích thực của nó. Đây hẳn là thành công đáng vui mừng và xúc động nhất của người hâm mộ cũng như 4 thành viên đã kiên trì giữ lại thương hiệu nhóm T-ara.
Kang Daniel và quyết tâm thoát khỏi “ách thống trị” của LM Entertainment
Không lâu sau khi hợp đồng của Wanna One kết thúc, các thành viên trong nhóm quyết định “đường ai nấy đi” để lo cho sự nghiệp của riêng mình. Trong đó, anh chàng center quốc dân Kang Daniel vốn được công chúng chú ý lại “bình chân như vại” và chẳng có mấy hoạt động dưới sự quản lý của MBK Entertainment.
Mối quan hệ bất hòa dần hé lộ khi Kang Daniel phàn nàn về việc không thể tự mình quản lý các trang mạng xã hội cá nhân, hay cho rằng bản thân không được hưởng những quyền lợi trong lúc quảng bá tên tuổi như trong hợp đồng cam kết. Kang Daniel đâm đơn kiện, mong muốn được rời khỏi công ty.
Tiếp đó là một màn tranh đấu qua lại giữa công ty và Kang Daniel, khi một bên khăng khăng rằng bản thân không làm sai bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng, bên kia lại nhận mình bị đối xử không công bằng, không thu được lợi nhuận và phát triển tài năng xứng đáng với những gì bản thân có.
Giống như MBK, LM được cho là đã tung tin đồn bôi xấu hình ảnh của Kang Daniel, trong đó có việc anh chàng lén sang Mỹ để ký hợp đồng quản lý mới ngay cả khi vụ kiện chưa kết thúc. Tuy nhiên cuối cùng, tòa tuyên án Kang Daniel thắng kiện trong tiếng reo hò ầm ĩ của người hâm mộ. Anh chàng sẽ hoạt động như một nam ca sĩ độc lập, không còn trực thuộc quyền quản lý của LM Ent.
Việc nghệ sĩ và công ty quản lý xảy ra mối bất hòa là điều fan không hề mong muốn. Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, người hâm mộ cũng mong rằng mọi chuyện sẽ được xử lý đúng, nhanh gọn để tránh làm ảnh hưởng đến 2 bên, đồng thời gây mất hình ảnh chung của Kpop. Với bất kỳ ai thắng hay thua kiện, mong rằng đây sẽ là bài học để tất cả suy nghĩ thật kỹ trước khi ký hợp đồng quản lý đối với bất kỳ công ty hay nghệ sĩ nào.
Ngọc Trang
Theo saostar,vn
Lật lại bản "hợp đồng nô lệ" chia cắt DBSK: Hóa ra JYJ không phải là nạn nhân như nhiều người vẫn tưởng?
Nội dung bản "hợp đồng nô lệ" từng khiến 3 cựu thành viên DBSK tranh chấp với SM Entertainment nay được cho là không hề chèn ép nghệ sĩ như nhiều người tưởng.
Năm 2009, dư luận Hàn Quốc xôn xao khi Jaejoong, Yoochun và Junsu - thành viên nhóm nhạc DBSK đình đám đệ đơn kiện SM Entertainment và tách ra hoạt động với tên gọi JYJ vì phải chịu sự bất công, chèn ép đến từ điều khoản trong hợp đồng. Đến năm 2012 vụ kiện mới kết thúc khi SM và JYJ đạt được thỏa thuận chung và từ đó SM mang tiếng là công ty "hút máu" nghệ sĩ với những bản "hợp đồng nô lệ".
JYJ kiện SM vì bị ràng buộc bởi "hợp đồng nô lệ"
Tuy nhiên mới đây cư dân mạng Hàn Quốc đã tìm được bản hợp đồng gốc của DBSK với SM Entertainment - nguồn cơn tranh chấp giữa JYJ và và công ty cũ trên trang web chính thức của Tòa án tối cao Hàn Quốc. Bất ngờ là những điều khoản trong hợp đồng lại chẳng hề bất công, thậm chí có phần ưu ái cho các thành viên DBSK.
Điều khoản phân chia lợi nhuận dành cho DBSK trong hợp đồng gốc
Cụ thể, các phân chia lợi nhuận cho DBSK được thỏa thuận như sau:
Lợi nhuận bán album cứng trong nước:
50 nghìn - 100 nghìn bản: 2%
100 nghìn - 200 nghìn bản: 3%
200 nghìn bản: 5%
Lợi nhuận bán album nhạc số: 10%
Lợi nhuận bán album cứng ở nước ngoài: 70%
Các hoạt động ở nước ngoài (sự kiện, đóng quảng cáo,...): 70%
Concert, lên TV/kênh radio/tạp chí: 65%
Chụp ảnh/photo album: 65%
Kinh doanh trên Internet: 10%
Đặc biệt SM sẽ thưởng thêm 50 triệu won (hơn 1 tỉ VNĐ) khi DBSK bán được hơn 500 nghìn bản album, số tiền thưởng tăng lên 100 triệu won (hơn 2 tỉ VNĐ) nếu lượng tiêu thụ lên đến hơn 1 triệu đĩa. Điều này có nghĩa là các thành viên được trả thêm khi đạt được thành tích trên.
Có thể thấy các thành viên DBSK thu về khoản lợi nhuận khổng lồ nếu đối chiếu theo các điều khoản hợp đồng trên. Từ đó, các cư dân mạng cho rằng JYJ có thể... chẳng hoàn toàn là nạn nhân của "hợp đồng nô lệ và họ chỉ lấy đó làm cớ để tách nhóm.
Bản hợp đồng gốc được cho là có lợi với 5 thành viên DBSK
Trước đó từng có thông tin hiệu lực của bản hợp đồng (kéo dài đến 13 năm, bị cho là ràng buộc quá dài và là cơ sở để JYJ chứng minh mình phải chịu hợp đồng nô lệ) được cho là do chính các thành viên DBSK đề xuất. Thời điểm đó có tin đồn Jaejoong có khả năng bị thay thế khỏi nhóm nên DBSK và gia đình đề nghị kéo dài hợp đồng từ 10 năm lên 13 năm để đề phòng chuyện này.
Một số người bình luận:
"Tôi nghĩ Lee Soo Man là kẻ xấu còn JYJ thực sự là nạn nhân nhưng chẳng phải".
"Cuối cùng thì DBSK mới là người chiến thắng, họ là nhóm nhạc kiếm được nhiều lợi nhuận nhất".
"Hẳn là hợp đồng nô lệ cơ đây".
"Những nô lệ giàu nhất thế giới là đây".
"Giờ nhóm còn có 2 người và hợp đồng đã tốt hơn, không thể tưởng tượng được bộ đôi DBSK kiếm được bao nhiêu".
"Họ kiếm tiền chủ yếu nhờ concert ở Nhật, sự kiện và bán đĩa cứng".
Tuy nhiên 1 số ý kiến cho rằng hợp đồng của DBSK nhìn thì có vẻ có lợi cho các thành viên nhưng vào thời điểm những năm 2000 thì những con số này... chẳng đáng là bao. Khi đó văn hóa Kpop chưa lan rộng toàn cầu nên bán được 500 nghìn bản album cứng là điều vô cùng khó, thậm chí như DBSK, doanh số album trên 100 nghìn bản đã là kì tích. Internet và Youtube chưa phổ biến cũng khiến nhóm khó nhận được lợi nhuận ở mảng này, chưa kể concert ở Nhật cũng không nhiều bằng ở Hàn để có thể "ăn trọn" 70% hoạt động nước ngoài.
Hiện tại cộng đồng fan Kpop đang tranh cãi gay gắt về bản hợp đồng cũ của DBSK, tuy nhiên sự chia cắt của "những vị thần phương Đông" chính là tổn thất lớn cho Kpop. Dù vậy, 2 thành viên còn lại của DBSK và cả JYJ vẫn đang làm rất tốt trên con đường riêng do chính mình chọn lựa.
Sự chia cắt của DBSK khiến công chúng tiếc nuối cho nhóm nhạc nổi tiếng bậc nhất Kpop 1 thời
Nguồn tham khảo: Allkpop, Vietnamese Kpop Reporter
Theo Trí Thức Trẻ
Ra album quảng bá tại Nhật, Jaejoong (JYJ) vẫn nghiễm nhiên đạt thành tích khủng trên iTune toàn thế giới Đẳng cấp của thành viên JYJ chắc chắn "không phải dạng vừa đâu". Ngày 10/4, thành viên JYJ - Jaejoong trở lại với solo album tiếng Nhật đầu tiên phát hành tại xứ sở Hoa anh đào. Sản phẩm âm nhạc mới mang tên Flawless Love là món quà âm nhạc mà nam ca sĩ đã dày công chuẩn bị và gần như...