Những vũ khí xuất khẩu chủ lực của Mỹ
Tiêm kích F-16, F-15, trực thăng Apache hay xe tăng M1 Abrams có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đưa Mỹ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Theo Global Security, F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu bán chạy nhất thế giới. Tính đến tháng 7/2010, 4.450 chiếc đã được sản xuất cho Không quân Mỹ và xuất khẩu cho 25 quốc gia trên thế giới. Hiện tại, F-16 tuy không còn sản xuất cho Không quân Mỹ, Lockheed Martin tiếp tục chế tạo để xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài. Ảnh: USAF
Chiến đấu cơ đa nhiệm F-15 được xuất khẩu cho 5 quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Israel đã mua 68 chiếc, Hàn Quốc 58 chiếc, Saudi Arabia có 70 chiếc phiên bản F-15 Eagle và 84 F-15SA, Singapore có 40 F-15SG, Nhật Bản 154 chiếc F-15J sản xuất tại Nhật theo giấy phép từ Mỹ. Ảnh: USAF
Theo Worldwide Military, tính đến tháng 3/2013, 2.000 trực thăng tấn công AH-64 Apache đã được xuất xưởng, trong đó có 460 chiếc xuất khẩu cho 14 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Military.com
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams là xương sống lực lượng tăng thiết giáp 6 quốc gia bên ngoài Mỹ. Theo Defence Industry Daily, quân đội Ai Cập đã mua 1.005 M1A1, Kuwait có 218 M1A2, Saudi Arabia 373 M1A2, Morocco 223 M1A1, Iraq 140 M1A1 và quân đội Hoàng gia Australia 140 chiếc M1A1. Ảnh: U.S Army
Video đang HOT
Theo số liệu của SIPRI, lựu pháo tự hành M109 Paladin được xuất khẩu cho 38 quốc gia, đưa nó trở thành lựu pháo tự hành phổ biến nhất thế giới. Paladin được trang bị pháo chính 155 mm, tầm bắn tối đa 30 km. Ảnh: U.S Army
Theo Jane”s Defence Weekly, 172 hệ thống phòng không tầm xa MIM 104 Patriot đã được Mỹ xuất khẩu cho 11 quốc gia đồng minh. Những hệ thống này trở thành “lá chắn trên không” bảo vệ họ trước các mối đe dọa từ trên không. Patriot có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 160 km, tầm cao 25 km. Ảnh: AP
M16 cùng với AK-47 là 2 loại súng trường tiến công phổ biến nhất thế giới. M16 được sử dụng với vai trò vũ khí bộ binh cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội 80 quốc gia trên thế giới, trong đó có 15 nước thuộc khối quân sự NATO. Ảnh: Wikipedia
Theo Military.com, trong số 281.000 xe thiết giáp đa năng Humvee được sản xuất, khoảng 120.000 xe được xuất khẩu cho quân đội và cảnh sát hơn 70 quốc gia trên thế giới. Humvee có thể sử dụng cho mục đích chở quân, trinh sát, làm khung gầm cho các loại vũ khí khác. Ảnh: Military.com
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW phục vụ trong quân đội hơn 45 quốc gia trên thế giới. TOW có thể bắn từ giá phóng cơ động hoặc lắp trên xe thiết giáp, phạm vi tiêu diệt mục tiêu khoảng 4,2 km. Ảnh: U.S Army
Tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin là một trong những vũ khí bộ binh cá nhân hiện đại nhất thế giới. Javelin được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1996 và xuất khẩu cho 19 quốc gia. Tên lửa có thể tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc giáp ở khoảng cách gần 5 km. Ảnh: U.S Army
FIM-92 Stinger là tên lửa phòng không vác vai chủ lực của khối quân sự NATO. Tên lửa được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1981 và xuất khẩu cho 29 quốc gia khác. Stinger sử dụng tên lửa đất đối không tầm thấp dẫn đường bằng hồng ngoại, tầm bắn tối đa 8 km. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ
Theo Zingnew
Nga "nâng đời" cho xe tăng chiến đấu chủ lực
Nga vừa nâng câp thanh công xe tăng chiên đâu chu lưc T-72 đê co thê tac chiên trong đô thi, va phiên ban nâng câp mơi nhât nay se đươc "trình làng" tai Triên lam Quôc phong Kazakhstan 2016 (KADEX-2016) ơ Astana.
Phiên ban chiên đâu trong đô thi cua cô may chiên tranh huyên thoai nay đươc trang bi môt thiêt bi quan sat nhiêt mơi va môt thê thông kiêm soat hoa lưc cai tiên.
Theo một thông cáo báo chí của Tâp đoan Uralvagonzavod, mâu xe tăng mơi nay se chi đươc trưng bay tinh trong môt gian hang tai triên lam.
Ngoài ra, môt loai vu khi mơi khac cũng sẽ đươc giới thiệu tai triên lam lân nay la hê thông phao AU-220M 57mm trang bi trên xe boc thep Barys do Tâp đoan cơ khi Paramount cua Kazakhstan chê tao.
"Sẽ không có bất cứ phương tiện chiến đấu bộ binh nào hiện nay có thể sống sót khi bị AU-220 tấn công trực tiếp", tập đoàn cho hay.
Tâp đoan cũng từng tiết lộ, ho co y đinh giơi thiêu môt loat vu khi ma ho chê tao, bao gôm xe tăng chiên đâu chu lưc T-90MS; cac xe hô trơ chiên đâu BMPT va BMPT-72; hê thông phun lưa hang năng TOS-1A Solntsepyok; xe lôi nươc banh xich PTS-4; xe công binh chiên đâu IMR-3M va xe boc thep băc câu MTU-72.
Triên lam quôc phong KADEX-2016 dư kiên diên ra tai thu đô cua Kazakhstan tư ngay 2 đên ngay 5/6/2016 vơi sư góp mặt cua hơn 300 nha chê tao vu khi tư khăp thê giơi.
T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô, được sản xuất vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1977. Mặc dù có hình dạng rất giống T-64, nhưng T-72 thực ra được phát triển từ T-62 và có trang bị thêm những chi tiết kỹ thuật từ T-64. Mặc dù vậy, T-72 không đơn thuần là một mẫu cải tiến mà là một kiểu mới hoàn toàn và vượt trội so với người tiền nhiệm của mình.
T-72 nhanh chóng trở thành xe tăng chủ lực trong quân đội Liên Xô những năm 1970 và là niềm tự hào của Bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết. Tuy nhiên, thời gian "tại vị" của nó không dài:. Ngay từ thập niên 1980 trở đi nó đã trở nên lạc hậu so với các loại như T-80U, M1 Abrams, Leopard II, Challenger...
Mặc dù vậy, T-72 vẫn còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở nhiều quốc gia, thậm chí vẫn được xem là đối thủ đáng gờm của các xe tăng hiện đại. Nga hiện vẫn đang sử dụng 300 xe tăng T-72 nâng cấp trong quân đội của mình.
T-72 tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như: Chiến tranh Chechen 1 và 2, Chiến tranh Kosovo, chiến tranh Vùng Vịnh.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga nâng cấp xe tăng huyền thoại T-72 để chiến đấu trong đô thị Nga đa nâng câp thanh công xe tăng chiên đâu chu lưc T-72 đê co thê tac chiên trong đô thi va phiên ban nâng câp mơi nhât nay se đươc công bô tai Triên lam Quôc phong Kazakhstan 2016 (KADEX-2016) ơ Astana. Phiên ban chiên đâu trong đô thi cua cô may chiên tranh huyên thoai nay đươc trang bi môt thiêt...