Những vũ khí Trung Quốc sao chép từ Nga
Có đến 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga biến Trung Quốc trở thành công xưởng sao chép vũ khí lớn nhất thế giới.
Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được hình thành dưới sự bảo trợ về mọi mặt từ Liên Xô tất nhiên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ đường lối phát triển, cách thiết kế vũ khí từ Liên Xô.
Trong quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước những năm 1950, Liên Xô cung cấp giấy phép sản xuất như tên lửa chống hạm P-15 Termit, máy bay chiến đấu Mig-15.
Những năm 1990 khi Nga – Trung nối lại quan hệ sau khi Liên Xô sụp đổ, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước có những chuyển biến mới. Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.
Những sản phẩm đình đám mà Trung Quốc sao chép từ Nga tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nước về quyền sở hữu trí tuệ.
Sao chép từ các mẫu vũ khí mua được từ Nga
Tiêm kích J-11B
J-11B chính là sản phẩm sao chép gây nhiều tranh cãi nhất giữa Nga – Trung sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chưa được 100 chiếc trong số lượng thỏa thuận 200 chiếc giữa đôi bên, Trung Quốc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và sao chép thành J-11B.
Trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc, J-11 chính là thương vụ mà Nga phải “ăn quả đắng” nhiều nhất.
Video đang HOT
Hợp đồng cung cấp giấy phép cho Trung Quốc từ một thương vụ ngon ăn trở thành “quả đắng” cho công nghiệp quốc phòng Nga. Hậu quả của thương vụ này còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, ngoài những thiệt hại về kinh tế, quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sáng chế Nga còn bị xâm hại một cách nghiêm trọng.
Tiêm kích J-16
Sau khi sao chép thành công Su-27 thành J-11B đã tạo nhiều tiền đề cho Trung Quốc trong việc tiếp tục sao chép vũ khí Nga bất chấp những phản đối từ Moscow. Trung Quốc đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2 không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc sao chép mẫu tiêm kích này thành J-16.
Tháng 6/2012, mẫu tiêm kích J-16 xuất hiện bên ngoài nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích quân sự thế giới. Thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa Su-30MKK của Nga và J-16 của Trung Quốc.
Hệ thống phòng không tầm xa HQ-9
Ban đầu, hệ thống tên lửa phòng không này được phát triển dựa trên tên lửa phòng không Patriot của Mỹ mà Trung Quốc tìm hiểu được từ một bên thứ 3 bí mật. Tuy nhiên, tính năng của hệ thống này khá hạn chế và không đáp ứng được các tiêu chuẩn của tên lửa phòng không hiện đại.
Thật khó để nhận ra sự khác biệt giữa HQ-9 của Trung Quốc (trong ảnh) và hệ thống phòng không S-300 của Nga.
Vào những năm 1990, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mua bán 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1. Đây là hệ thống tên lửa phòng không được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc đã mổ xẻ S-300 để nghiên cứu.
Không lâu sau đó vào năm 1999, biến thể HQ-9A sao chép S-300 đã xuất hiện biến nó thành đứa con lai “Nga – Mỹ” HQ-9A có hình dáng xe phóng và ống phóng, tên lửa giống y hệt S-300 của Nga trong khi đó nó lại sử dụng kiểu dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ.
Việc Trung Quốc sao chép S-300 đã gây nhiều thiệt hại cho Nga trên phương diện xuất khẩu. Ngay sau khi sao chép thành công, Trung Quốc đã đem hệ thống tên lửa phòng không HQ-9A cạnh tranh trực tiếp với Nga trong chương trình mua sắm hệ thống phòng không tầm xa của Thổ Nhĩ Kỳ .
Sao chép bằng các hoạt động gián điệp công nghiệp
Ngoài việc sao chép những vũ khí đã mua được từ Nga, Trung Quốc còn sao chép cả những mẫu vũ khí chưa hề được xuất khẩu cho nước này. Bằng các hoạt động gián điệp công nghiệp ráo riết hoặc mua lại thông qua một bên thứ 3, Trung Quốc đã sao chép được một số vũ khí của Nga mà không cần phải mua nó.
Tiêm kích trên hạm J-15
Sau một thời gian dài không thuyết phục được Moscow bán tiêm kích trên hạm Su-33, Trung Quốc đã lặn lội sang “cầu cạnh” Ukraine bán mẫu T-10K của Su-33 mà nước này đang nắm giữ. Trong lúc kinh tế đang khó khăn lại được Trung Quốc trả một đống tiền cho một mẫu tiêm kích đang nằm không thật khó để Ukraine từ chối nó.
Mặc dù Nga kiên quyết từ chối bán Su-33 nhưng Trung Quốc vẫn sao chép được tiêm kích này thông qua Ukraine. Tiêm kích “hồn Nga da Trung Quốc” J-15 không có lấy điểm khác biệt nào so với Su-33.
Không lâu sau đó, mẫu thử nghiệm tiêm kích trên hạm do Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện với tên gọi J-15. Khi hình ảnh của tiêm kích J-15 xuất hiện không khó khăn gì để nhận ra nó là một bản sao của tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Dù tính năng của loại tiêm kích sao chép này vẫn là một ẩn số song việc Trung Quốc sao chép nó tiếp tục gây nhiều thiệt hại cho Nga về mọi mặt.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20
Xuất hiện tại triển lãm quốc phòng IDEX-2013 tại Dubai, UAE, tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quân sự thế giới. M20 thu hút sự quan tâm của dư luận không phải đặc tính kỹ thuật ưu việt của nó mà vì nó giống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander của Nga một cách kỳ lạ.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật M20 lại giống Iskander của Nga một cách đến kỳ lạ. Thật trùng hợp khi các nhà thiết kế Trung Quốc lại có cùng ý tưởng với các nhà thiết kế Nga?
Dù nhà sản xuất Trung Quốc giới thiệu đây là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật do họ tự thiết kế và sản xuất nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là các nhà thiết kế Trung Quốc lại có cùng một ý tưởng như các nhà thiết kế Nga hay đây chỉ là một động thái nhằm che đậy cho hành động đạo ý tưởng người khác.
Cho dù M20 mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình nhưng điều đó cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng để cho ra đời một biến thể Iskander “made in China”. Không chỉ dừng lại ở mức độ sao chép vũ khí để cung cấp cho quân đội, cái đích mà Trung Quốc hướng tới chính là thị trường xuất khẩu.
Theo vietbao
Nga bán tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc
Nga cho biết sẽ cung cấp một số chiến đấu cơ đa chức năng thế hệ mới, Su-35, cho Trung Quốc theo hợp đồng chuẩn bị được ký kết vào cuối năm.
Chiến đấu cơ Su-35. Ảnh:RIA Novosti
"Quyết định cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc đã được chuẩn bị từ lâu. Các bên nỗ lực để đàm phán về điều kiện tài chính và kỹ thuật cho hợp đồng trong tương lai. Hợp đồng sẽ được chuẩn bị cho đến cuối năm", Itar-Tassdẫn lời quan chức của Cơ quan Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật Liên bang Nga nói.
"Việc cung cấp các chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc là 'một bí mật công khai'", ông nói thêm.
Alexander Mikheyev, phó giám đốc công ty Rosoboronexport, cũng phát biểu tại Le Bourget, nơi đang diễn ra triển lãm hàng không quốc tế Paris, rằng Nga và Trung Quốc đang thảo luận về các vấn đề kỹ thuật cho việc cung cấp máy bay Su-35 của Nga cho Bắc Kinh.
"Chúng tôi đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc bán máy bay Su-35 cho Trung Quốc", ông Mikheyev cho hay.
Tuy nhiên, phía Nga không nói rõ sẽ bán cho Trung Quốc bao nhiêu máy bay Su-35.
Trong những chuyến thử nghiệm cuối năm 2012, Su-35 đã chứng minh tốc độ 2.500 km/h và có thể bay ở độ cao 19 km. Máy bay có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.600 km. Máy bay có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách hơn 400 km.
Theo VNE
Trung Quốc khiếp sợ với loạt tên lửa của Việt Nam (Kỳ 1) Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, với những người am hiểu quân sự thì Trung Quốc chưa dọa được ai. Tổ hợp Bastion sử dụng tên lửa Yakhont của Hải quân Việt Nam Kỳ 1: Tên lửa diệt hạm siêu thanh Yakhont - "Tia chớp trên biển" Trái lại, trên...