Những vũ khí Trung Quốc gây sốc trong năm 2014
Tên lửa hành trình giống hệt BrahMos, radar từng “tóm sống” F-22, tàu tuần duyên lớn nhất thế giới… là những vũ khí Trung Quốc gây nhiều bất ngờ và tranh cãi trong năm 2014.
1. Tiêm kích tàng hình J-31
Điểm thu hút lớn nhất tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 là sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình J-31.
Đây là lần đầu tiên máy bay quân sự mới của Trung Quốc được công khai khi nó vẫn đang trong những giai đoạn phát triển ban đầu.
Công chúng thường sẽ phải đợi đến khi những máy bay này bắt đầu phục vụ trong Không quân Trung Quốc.
Điều đáng chú ý là thời điểm diễn ra triển lãm Chu Hải trùng với thời gian Tổng thống Barack Obama tới Bắc Kinh tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC.
J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải
Theo CNN, Bắc Kinh muốn thông qua J-31 để gửi đi một thông điệp ngầm, đó là “Trung Quốc mạnh hơn bạn nghĩ”.
Tuy nhiên, CNN nhận định, trong lần “khoe cơ bắp này”, Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại. Màn trình diễn của J-31 cho thấy nó “chảy máu” quá nhiều năng lượng nên khi thực hiện chuyển hướng, máy bay bắt đầu mất độ cao.
Trong suốt thời gian bay thẳng và bay ngang, phi công phải sử dụng buồng đốt sau của động cơ để máy bay không bị hạ độ cao.
Các nhà phân tích phương Tây chỉ ra rằng nguyên mẫu J-31 tại triển lãm Chu Hải không mang vũ khí. Điều này có nghĩa là, khi được định hình cho một nhiệm vụ thực sự và trang bị vũ khí, J-31 sẽ nặng nề hơn, thậm chí còn hoạt động kém hơn.
Theo tờ Want China Times, sau triển lãm Chu Hải, J-31 cũng bị “ném đá” te tua ngay trong nước.
Những lời chỉ trích gay gắt chủ yếu xuất phát từ luồng khói đen xả ra từ động cơ của chiếc máy bay. Đây là biểu hiện cho thấy động cơ của chiếc J-31 có hiệu suất đốt nhiên liệu kém.
“Gạch đá” dành cho J-31 chưa dừng lại ở đó, một thông tin gây chấn động khác là tại triển lãm Chu Hải, các máy bay Nga và Mỹ đã bắt được tín hiệu của J-31 chỉ sau 10 phút nó bay lên bầu trời.
Điều này như “một cát tát” vào niềm kiêu hãnh của không quân Trung Quốc.
2. Tên lửa BrahMos “made in China”
Cũng tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014, Trung Quốc đã gây bất ngờ với Nga và choáng váng cho Ấn Độ khi trình làng loại tên lửa có ký hiệu CX-1 không khác gì tên lửa BrahMos của Ấn Độ.
CX-1 do Tập đoàn công nghệ và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển.
Nhiều chuyên gia cho rằng nó có thiết kế gần giống với BrahMos do Nga-Ấn Độ cùng sản xuất hoặc P-800 Oniks (Yakhont) do riêng Nga chế tạo.
Mô hình tên lửa CX-1 tại triển lãm Chu Hải
Về tính năng, nhiệm vụ, nó cũng không khác gì tên lửa của Ấn Độ.
Điều này khiến cho nhiều nhà phân tích Ấn Độ nghi ngờ rằng Moscow đã bí mật chuyển giao công nghệ cho Bắc Kinh.
Tuy nhiên, NPO Mashinostroyenia (NPOM), đơn vị của Nga cùng hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Ấn Độ (DRDO), khẳng định hoàn toàn không có chuyện như vậy.
“NPOM tin rằng tên lửa siêu thanh BrahMos và Yakhont của Nga không có điểm gì chung với tên lửa của Trung Quốc, ngoại trừ diện mạo bên ngoài”, một quan chức cấp cao của Nga nói với trang Russia & India Report.
Về phần mình, tất nhiên Trung Quốc phủ nhận nhái tên lửa BrahMos và còn khẳng định CX-1 có nhiều điểm vượt trội loại tên lửa nổi tiếng của Nga-Ấn.
Thế nhưng, những tuyên bố mạnh miệng của nước này vẫn không thể xóa bỏ nghi ngờ của dư luận khi cái mác “chuyên gia sao chép” luôn gắn liền với Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo vũ khí.
Video đang HOT
3. Radar từng “tóm sống” tiêm kích tàng hình F-22
Trung Quốc tiếp tục gây chú ý tại triển lãm Chu Hải khi giới thiệu một hệ thống radar mạng pha mới, được thiết kế để có thể phát hiện và theo dõi các tiêm kích tàng hình như F-22 của Mỹ.
Đặc biệt, Viện 14 (đơn vị đồng phát triển YJ-26) đã tiết lộ một thông tin gây sốc rằng YJ-26 từng thành công trong việc phát hiện và theo dõi tiêm kích F-22 trên không phận Hàn Quốc trong thời gian được triển khai thử nghiệm ở tỉnh Shandong, phía đông Trung Quốc.
Hệ thống radar YJ-26
Theo Thời báo Hoàn Cầu, YJ-26 là một loại radar có băng tần VHF/UHF, có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 500km với độ chính xác cao.
Viện 14 cho biết loại radar này có 3 đặc điểm chính: dung lượng truyền tải dữ liệu lớn, tốc độ truyền tín hiệu nhanh và độ linh hoạt “tuyệt vời”, đặc biệt, chùm tia radar có thể thay đổi hướng theo yêu cầu.
YJ-26 được Trung Quốc phát triển để đối phó với các loại máy bay tàng hình như tiêm kích F-22 và máy bay ném bom B-2 mà Mỹ đang triển khai ở châu Á – Thái Bình Dương, cũng như các dự án máy bay tàng hình do Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ tự phát triển..
4. Tàu hải cảnh 10.000 tấn
Trong năm 2015, lực lượng hải cảnh của Trung Quốc có thể đưa vào biên chế một loại tàu tuần tra có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn, tương đương một tuần dương hạm.
Thông tin về con tàu này đã gây xôn xao từ đầu năm nay.
Tới ngày 13/12 vừa qua, trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc xuất hiện một bức ảnh tàu hải cảnh 10.000 tấn được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải.
Con tàu này được các phương tiện truyền thông Trug Quốc gọi là “quái vật”.
Tàu hải cảnh có lượng giãn nước trên 10.000 tấn của Trung Quốc
Lượng giãn nước của nó vượt qua cả tàu tuần duyên Akitsushima của Nhật Bản (lượng giãn nước trên 7.000 tấn) để trở thành tàu tuần duyên lớn nhất trên thế giới.
Một số nguồn tin cho biết tàu hải cảnh 10.000 tấn của Trung Quốc sẽ được vũ trang pháo 76mm, pháo 30mm cùng nhà chứa cho trực thăng Z-8, tốc độ tối đa của tàu là 25 hải lý/giờ.
Theo tạp chí IHS Jane’s (Anh), tàu hải cảnh mới của Trung Quốc có thể được triển khai ở Hoa Đông.
Trước đây, các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường bị lép vế trước các tàu tuần duyên Nhật Bản, đặc biệt là tàu tuần duyên lớp Akitsushima.
Vì vậy, theo giới phân tích, mục đích đóng các tàu 10.000 tấn của Trung Quốc là nhằm vượt mặt các nước trong khu vực, vươn tới tham vọng xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, từ đó thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển.
5. Phương tiện bay siêu vượt âm WU-14
Sự kiện Trung Quốc thử nghiệm phương tiện bay với vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh, có thể mang đầu đạn xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ đã khiến Washington đứng ngồi không yên.
Tốc độ không tưởng như trên có thể thách thức mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay.
Phía Mỹ gọi loại vũ khí này của Trung Quốc là WU-14.
Ảnh minh họa
Theo chuyên gia Vasily Kashin, tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, hiện nay không một hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể bắn hạ một phương tiện bay siêu vượt âm như vậy.
Vasily nhận định, một khi nắm trong tay những vũ khí siêu vượt âm, Trung Quốc sẽ chiếm lợi thế trong việc đối phó hiệu quả với các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.
Trung Quốc hiện đang đạt được những bước tiến lớn trong việc sản xuất những tên lửa siêu tốc uy lực mạnh nhằm phá hủy các tàu sân bay của đối phương, mà một trong số đó là tên lửa diệt hạm DF-21D.
Ngay khi Trung Quốc nắm trong tay một tên lửa hành trình siêu vượt âm có độ cơ động cao hơn để tấn công các lực lượng tàu sân bay của đối phương, hệ thống phòng thủ trên tàu sân bay Mỹ coi như vô dụng.
Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm vào ngày 9/1/2014.
Cuộc thử nghiệm này cho thấy một bước tiến lớn trong chương trình vũ khí tiến tiến của Bắc Kinh.
Cho tới nay, Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm 3 lần. Lần gây đây nhất là vào tháng 12 năm nay.
Có nhiều giả thuyết cho rằng Trung Quốc đang muốn phát triển một loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới dựa trên nền tảng của vũ khí siêu vượt âm.
Điều này sẽ khiến Washington vô cùng lo ngại.
Theo Tri Thức
Báo Canada: Trung Quốc phát triển vũ khí dành cho chiến tranh với Đài Loan
Bài viết phân tích về cán cân sức mạnh quân sự giữa hai bên Trung Quốc - Đài Loan, đáng chú ý là các lực lượng tác chiến của Trung Quốc trong điều kiện hiện nay.
Xe chiến đấu đổ bộ mạnh nhất Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 18 tháng 12 dẫn tờ nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada tháng 12 năm 2014 đưa tin, một số nguồn tin từ giới công nghiệp quân sự Trung Quốc cho biêt: Trang bị tác chiến chủ yếu nghiên cứu chế tạo hiện nay, nhất là lục hải không quân đều hoàn toàn nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến "vượt eo biển Đài Loan", hơn nữa những trang bị chiến đấu này đã cấp cho các đơn vị.
Trải qua 5 năm chuẩn bị, chuẩn bị tác chiến vượt biển hiện nay đã hình thành lực lượng trang bị vượt biển, trong đó chủ yếu là tàu đệm khí, xe chiến đấu đổ bộ tốc độ cao, máy bay trực thăng vũ trang, rocket chính xác tầm xa, máy bay không người lái.
Trung Quốc cho rằng, ở trên không, trên biển, tàu chiến, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba đã hoàn toàn vượt hải không quân Đài Loan về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, một khi khai chiến, quyền kiểm soát biển, kiểm soát trên không eo biển Đài Loan không thuộc về Đài Loan.
Nhưng, Kanwa cho rằng, từ kinh nghiệm chiến tranh Trung Đông lần thứ tư để xem xét kết quả không chiến của Israel, Ả Rập, khả năng kỹ thuật của phi công Quân đội Đài Loan còn có thể ngăn chặn phần nào ưu thế số lượng, chất lượng máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc
Đối với vấn đề này, nhân viên kỹ thuật Trung Quốc cho rằng không thể đưa ra kết luận là ưu thế kỹ thuật của phi công máy bay chiến đấu Trung Quốc thấp hơn phía Đài Loan, do chưa giao chiến thì chưa biết. Việc so sánh không chiến eo biển Đài Loan với không chiến trong chiến tranh Trung Đông lần thứ tư là sai lầm, công nghệ/kỹ thuật mà Đài Loan có thì Trung Quốc cũng có, tất cả máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc đều sử dụng mảng pha quét điện tử chủ động.
Hơn nữa, giữa máy bay chiến đấu giữa Ả Rập, Israel trong chiến tranh Trung Đông lần thứ tư vẫn có khoảng cách thế hệ. Khi đó, Israel sử dụng F-4, A-4 đối phó với MiG-21, Su-7 của Ai Cập.
Trước hết là tốc độ, thứ hai là hỏa lực, có thể thấy, trang bị chiến đấu chủ yếu của Trung Quốc đối với Đài Loan những năm gần đây thực hiện phương châm phát triển ưu tiên tốc độ, hỏa lực. Được lợi từ xuất khẩu, thông số kỹ thuật trang bi quân sư Trung Quốc thế hệ mới được thế giới biết đến, chất lượng vũ khí cùng loại trang bị cho Trung Quốc cao hơn.
Chẳng hạn, rocket phóng loạt đa nòng Type AR1 xuất khẩu cho Morocco có tầm bắn là 130 km, trong khi trang bị cho 1 sư đoàn pháo binh duy nhất của Trung Quốc là loại có tầm bắn 150 km, mục đích trang bị là áp chế hỏa lực đối với đường trung tuyến eo biển Đài Loan.
Năm 2013, Lục quân Trung Quốc bắt đầu tiếp nhận rocket AR3, phiên bản xuất khẩu có tầm bắn 220 km, phiên bản tự dùng có tầm bắn trên 280 km. Trang bị loại rocket này có nghĩa là các sân bay, cơ sở radar chủ yếu phía tây, bắc, trung của Đài Loan cùng thành phố Đài Bắc nằm trong phạm vi tấn công.
Máy bay chiến đấu Su-27 Không quân Trung Quốc
Triển khai rocket nhằm vào Đài Bắc phải chăng có nghĩa là, trong chiến tranh, xuất hiện tình huống sát thương quy mô lớn? Theo nhân viên Trung Quốc, vận dụng kỹ thuật loại đạn có khác nhau.
Loại trang bị cho Quân đội Trung Quốc AR2, AR3 đã lần lượt lắp đầu đạn BRE3, BRE8, sử dụng dẫn đường vệ tinh, chờ sử dụng hệ thống Bắc Đẩu, tạm thời có thể sử dụng vệ tinh GLONASS dẫn đường, độ chính xác tấn công (CEP) nhỏ hơn 50 m, vì vậy đủ để dùng cho tấn công các mục tiêu trong phủ Tổng thống, các công trình quân binh chủng.
Rất nhiều năm trước, trên trang mạng Trung Quốc, nghe nói, Quân đội Trung Quốc đã trang bị rocket tầm bắn trên 300 km, áp dụng dẫn đường laser đoạn cuối, tấn công Đài Loan, đối với vấn đề này, nguồn tin từ Quân đội Trung Quốc cho rằng: Không cần, mục tiêu tấn công trên 300 km do tên lửa chiến dịch, chiến thuật (tên lửa đạn đạo) hoàn thành.
Trung Quốc thực sự đã lắp công nghệ dẫn đường GPS laser đoạn cuối cho rocket, chúng là SR5 tầm bắn 70 km, CEP nhỏ hơn 3 m, thậm chí độ chính xác cao hơn tên lửa đạn đạo dẫn đường quán tính, vì vậy về ý nghĩa nghiêm túc, hiện nay, rocket dẫn đường đa năng và tên lửa đạn đạo chỉ là tên gọi khác nhau mà thôi, kết cấu cũng rất tương đồng, đều áp dụng hệ thống dẫn đường đoạn cuối.
Một khi khai chiến, rocket tầm xa nói trên có khả năng tiến hành áp chế hỏa lực diện tích lớn đối với trận địa rocket dòng Thunderbolt-2000, trận địa pháo, bọc thép của Quân đội Đài Loan, tầm bắn của Thunderbolt-2000 là 40 km. Nhìn vào hình ảnh truyền hình, tốc độ bắn của AR2/3 tương đồng với rocket Smerch Nga, 2 giây/1 viên.
Xe chiến đấu đổ bộ Type 05 trong một cuộc tập trận
Hỏa lực tầm thấp được tăng cường do trang bị lượng lớn máy bay trực thăng vũ trang Z-9W, Z-10, Z-19, về số lượng đã vượt các máy bay trực thăng như Apache của Quân đội Đài Loan, tính năng tổng thể của Apache mạnh nhất và tốt nhất trong những máy bay trực thăng vũ trang trên thế giới. Nhưng số lượng chỉ có hơn 30 chiếc, một khi tai nạn, không thể được bổ sung kịp thời, Z-10, Z-19 không tồn tại vấn đề này.
Ngoài ra, do thân máy bay được thu nhỏ, tính cơ động đường không, tính tàng hình của Z-19 có thể tốt hơn Apache, một khi giành được ưu thế về không gian mạng, Z-19, Z-10 có thể tiến hành định vị nhanh chóng, đánh giá tổn thất, đánh giá kết quả tấn công cho rocket AR2/AR3 của Lục quân. Hơn nữa có thể tấn công trận địa Quân đội Đài Loan trực tiếp bằng đường không.
Lục quân, không quân Trung Quốc cao hơn nhiều Đài Loan về tốc độ trang bị máy bay không người lái, vì vậy cuộc tấn công đầu tiên bằng đường không trong chiến tranh, không nhất định đến từ các máy bay ném bom tiền tuyến như JH-7, Su-30MKK, máy bay trực thăng, máy bay tấn công; việc tấn công tên lửa chiến thuật ngoài khu vực phòng thủ (Stand Off) do máy bay chiến đấu đa năng thực hiện.
Trung Quốc bắt đầu cung cấp Dực Long-1 cho Uzbekistan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cung cấp CH-3 cho Pakistan, chuẩn bị cung cấp các máy bay không người lái như CH-4, chúng đều là hệ thống tấn công nhất thể giữa trinh sát-tấn công, đã trang bị tên lửa chống tăng tầm bắn 7 km như Lam Tiễn-7, AR1, HE cỡ nhỏ, hơn nữa bán kính tác chiến, tải trọng của CH-4 ngày càng lớn. Nhưng, hiện nay, một số máy bay không người lái còn chưa nhìn thấy xuất hiện trong các cuộc diễn tập của Quân đội Trung Quốc. Hầu như chỉ dùng cho xuất khẩu.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Vì sao Quân đội Trung Quốc không trang bị những máy bay không người lái kể trên? Là tư tưởng tác chiến khác nhau, trên thực tế, Quân đội Trung Quốc đã trang bị rất nhiều máy bay tấn công không người lái J-6, dùng để tiến hành tấn công đối với trạm radar của Quân đội Đài Loan, bởi vì Không quân Trung Quốc còn có rất nhiều máy bay chiến đấu nghỉ hưu, lô máy bay chiến đấu này đi đầu được cải tạo thành máy bay tấn công không người lái, chủ yếu là tính tới vấn đề hiệu ứng giá thành, còn các máy bay tấn công không người lái mới Dực Long-1, CH-4 đang được tiếp thị cho Quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, máy bay trinh sát không người lái sớm đã trang bị rất nhiều cho quân đội, xuất hiện trong lễ duyệt binh.
Vì vậy, so sánh tưởng định tác chiến với Đài Loan 10 năm trước, hiện nay, Quân đội Trung Quốc xác định tốc độ, hỏa lực là yếu tố thứ nhất, ngoài ra đã tiến hành chuẩn bị cho tác chiến đổ bộ lập thể trên nhiều phương hướng. Ở trên không, máy bay trực thăng vận tải trang bị ngày càng nhiều, số lượng Mi-17 đặt mua lô cuối cùng của Nga lên tới 55 chiếc, năm 2014 sẽ bàn giao nốt, tiếp theo còn đang đàm phán một lô Mi-17 tiếp theo.
10 năm qua, số lượng máy bay trực thăng vận tải của lục, hải quân Trung Quốc hầu như đã tăng 300 chiếc, là bộ phận phát triển khá nhanh, nguyên nhân là toàn bộ các trung đoàn hàng không lục quân đang được nâng cấp thành lữ đoàn. Z-8 cũng đã sản xuất không ít, toàn bộ quân đội hiện đã sở hữu gần 700 máy bay trực thăng vận tải.
Trang bị tàu đệm khí hạng nặng là chưa từng có trong 5 năm trước, 2 loại tàu đệm khí hạng nặng cộng với sử dụng tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 làm cho đổ bộ hình thành trạng thái "đa điểm", sau khi giành được quyền kiểm soát trên không, kiểm soát trên biển một cách vững chắc, địa điểm đổ bộ có thể ở phía đông eo biển Đài Loan. Tóm lại, đổ bộ của tàu đệm khí cỡ lớn tốc độ tiếp cận 80 km đã thu hẹp rất lớn khoảng cách tự nhiên của eo biển Đài Loan.
Xe chiến đấu đổ bộ mạnh nhất Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Ngoài ra, lần thứ nhất tiếp cận bờ biển đổ bộ sẽ có thể thực hiện đổ bộ trang bị hạng nặng, bọc thép, trong các hình ảnh đổ bộ được mô tả của thủy quân lục chiến Trung Quốc, một tàu đệm khí tự chế vận chuyển được 1 xe tăng chiến đấu Type 96, còn tải trọng của tàu đệm khí Zubr cho phép một lần vận chuyển 3 xe tăng chiến đấu Type 99G, dùng cho hành động đổ bộ giai đoạn sau của lục quân trang bị hạng nặng.
Sự xuất hiện của xe chiến đấu bộ binh đổ bộ tốc độ cao Type 05 gây bất ngờ. Loại xe chiến đấu tốc độ cao này lần đầu tiên xuất hiện tại hội chợ triển lãm Paris, từ đó, mọi người hiểu được tính năng chiến đấu của nó từ nhiều góc độ hơn. "Đây chính là trang bị nghiên cứu chế tạo để vượt eo biển Đài Loan" - nhân viên thiết kế nói thẳng như vậy.
Tư tưởng thiết kế cơ bản là, một xe đổ bộ chính là một đơn vị tác chiến cơ bản cấp tiểu đội, hành trình 500 km, tốc độ mặt nước lớn hơn tốc độ 25 km, tốc độ việt dã mặt đất là 65 km, lắp pháo nòng trơn 105 mm và 2 tên lửa chống tăng Type Hồng Tiễn-73D, yêu cầu trong tác chiến đổ bộ loạt đầu, có thể chống choi tất cả pháo bọc thép của Quân đội Đài Loan về hỏa lực, then chốt là tốc độ.
Trong diễn tập, xe 05 đã thực hiện diễn tập tác chiến trực tiếp vượt biển, không cần đội tàu đổ bộ hộ tống, ở đoạn tiếp cận Đài Bắc tiến hành trực tiếp vượt biển, thời gian dài nhất cần 5 giờ, trong 5 km pháo có thể bắn tên lửa chống bọc thép, dùng để phá thế tấn công, trận địa bọc thép, pháo của Quân đội Đài Loan.
Máy bay trực thăng tấn công Z-19 Trung Quốc
Sự xuất hiện của xe 05 đã làm thay đổi triệt để hình thức tác chiến đổ bộ cơ bản ở eo biển Đài Loan, trở thành vũ khí bọc thép chủ yếu triển khai của lực lượng đánh bộ, sư đoàn đổ bộ cơ giới. Hiện nay còn đang đổi trang bị, giữa thập niên 90, Quân đội Trung Quốc đã vội vã tiếp nhận một lô pháo đổ bộ tự hành 100 mm được cải tạo từ xe bọc thép đổ bộ Type 63, hiện tiếp tục được thay thế.
Vì vậy, sự xuất hiện lượng lớn tàu đệm khí hạng nặng, xe 05 làm cho tư tưởng tác chiến vượt biển đã đảm bảo ngoài tầm nhìn. Đổ bộ ngoài tầm nhìn truyền thống là do Quân đội Mỹ đưa ra vào thập niên 1970, tức là địa điểm chuyển tiếp lần thứ hai phải lớn hơn 40 km đường bờ biển, tầm bắn pháo về cơ bản chỉ có 40 km.
Đối với vấn đề này, Quân đội Mỹ bắt đầu phát triển xe chiến đấu viễn chinh (EFV), hiện EFV vẫn chưa phục vụ, kế hoạch nhiều lần trì hoãn, kế hoạch mới nhất là biên chế vào năm 2015. So với Type 05 phiên bản Trung Quốc, EFV có tính cơ động tốt hơn, công nghệ tổng thể cao hơn 05.
Tàu đệm khí Type 726 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển
EFV sử dụng động cơ diesel có lực đẩy 2572 hp, lực đẩy của xe 05 là 1176 kW, vì vậy tốc độ trên mặt nước của EFV đạt 46 km, tốc độ trên đường bộ là 72 km, đội xe 17 người. Trọng lượng 34,47 tấn, lớn hơn rất nhiều so với xe 05, để tăng cường bảo vệ, 2 loại xe đều đã áp dụng bọc thép hỗn hợp, EFV sử dụng bọc thép gốm sứ.
Việc sử dụng lượng lớn máy bay trực thăng, tàu đệm khí hạng nặng, xe chiến đấu bọc thép tầm xa đổ bộ tốc độ cao, máy bay không người lái lam cho cán cân sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan đã có sự thay đổi, khoảng cách vật lý được kéo gần rất lớn, thời gian đổ bộ được đẩy nhanh rất lớn.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đang nghiên cứu vũ khí gây đau đớn lục phủ ngũ tạng Poly WB-1? Mỹ khoe vũ khí laser hiệu quả mà giá rẻ, Nga khẳng định không thua kém, truyền thông Đức cho rằng Trung Quốc là đối thủ mạnh nhất của Mỹ về loại vũ khí này. Mỹ triển khai tàu chiến USS Ponce lắp vũ khí laser ở vịnh Ba Tư. Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 12 đăng bài viết "Vũ...