Những vũ khí Trung Quốc có thể triển khai phi pháp ở Trường Sa
Chuyên gia quân sự TQ Lý Kiệt khuyên PLA nên học theo cách đưa tên lửa S-400 đến Syria.
Thông tin liên lạc
Gần đây, trên một số tờ báo chính thông của Trung Quốc đã đăng tải những bình luận, nhận định lộ rõ ý định cho thấy quân đội Trung Quốc (PLA) có thể triển khai phi pháp một số loại trang bị, khí tài ra những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã cố tình cải tạo, xây dựng sau khi chiếm đoạt được ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người nhái đặc nhiệm của TQ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của TQ cho rằng, trên các thực thể này không thể thiếu được các thiết bị trinh sát, cảnh báo sớm nhằm phục vụ cho cái gọi là “bảo vệ chủ quyền” (phi pháp) cũng như giám sát theo thời gian thực có hiệu quả đối với vùng biển, vùng trời ở xung quanh.
Hoàn Cầu này khuyến nghị rằng PLA cần một số lượng nhất định radar kiểm soát trên không, radar cảnh giới đối không và radar trinh sát đối hải.
Hoàn Cầu cho rằng PLA “cần triển khai 2 hệ thống radar cảnh giới chủng loại khác nhau trở lên để hỗ trợ cho nhau và tăng cường năng lực chống nhiễu”.
Tờ báo này cũng xúi giục PLA rằng cần triển khai (phi pháp) một lượng nhất định hệ thống định vị thủy âm ở đáy biển để ngăn chặn tàu ngầm nước khác đến gần trinh sát bất chấp thực tế là TQ đang vi phạm chủ quyền của nước khác bởi TQ không có chủ quyền chính danh ở khu vực.
Trong khi đó, một nguồn tin quân sự khác tại TQ cho rằng PLA nên triển khai cả các trạm vệ tinh mặt đất, đài vô tuyến sóng ngắn, thiết bị thông tin vô tuyến điện cao tần và hệ thống cáp quang đáy biển quanh các đảo nhân tạo TQ đang thiết lập cơ sở hạ tầng.
Vũ khí
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự TQ Lý Kiệt khuyên PLA nên học theo cách đưa tên lửa S-400 đến Syria.
Thời báo Hoàn Cầu nêu cái gọi là “quan ngại” rằng: “mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc trên Biển Đông đến từ trên không và trên biển. Vì vậy, trong thời bình, PLA nên chủ yếu triển khai vũ khí phòng không, chống hạm”.
Một nguồn tin quân sự được Hoà Cầu trích dẫn nói rằng, “trong điều kiện thời bình về mặt phòng không có thể triển khai một số hệ thống phòng không tầm gần như các hệ thống như tên lửa HQ-7, pháo 730 ly hoặc pháo cao xạ tự hành…”
Những hệ thống này phục vụ cho ý đồ phòng ngự, ngăn chặn bị tên lửa hành trình tập kích. Còn lại các tàu chiến hải quân tiến hành phòng không ở phía ngoài.
Trước đó, có những nhận định từ giới quan sát quân sự châu Á và quốc tế cho rằng, Trung Quốc có thể điều các hệ thống phòng không như HQ-9, HQ-12, HQ-16 hoặc S-300, thậm chí cả S-400 mùa được từ Nga trên những hòn đảo ở tuyến đầu mà TQ đã chiếm được.
Ngoài hệ thống phòng không,Trung Quốc có thể triển khai các vũ khí chống hạm YJ-8 và YJ-62, pháo phòng thủ bờ biển với các kích cỡ khác nhau để tập trung đối phó với các hoạt động mà tờ báo của Bắc Kinh cho là “khiêu khích” của các nước xung quanh khi căng thẳng xảy ra.
PLA cũng có có thể triển khai phi pháp các vũ khí săn ngầm và vũ khí chống người nhái, đặc công nước trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây phi pháp ở Biển Đông.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho hay, các bến tàu do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở các đảo đá trên Biển Đông là khá nhỏ, không thể triển khai tàu chiến cỡ lớn, có thể điều tàu chiến cỡ vừa và nhỏ cũng như máy bay trực thăng tiến hành cái gọi là “tuần tra định kỳ” trong tương lai.
Một loại trực thăng săn ngầm của TQ đang diễn tập thả phao định vị thuỷ âm dò tàu ngầm.
Theo Lý Kiệt, Trung Quốc nên học theo cách làm của Nga ở Syria, đặc biệt là động thái triển khai S-400 đến Trung Đông để bảo vệ tài sản và răn đe liên quân Mỹ.
Trong khi đó, một số chuyên gia quân sự TQ khuyên PLA nên triển khai máy bay tiêm kích trên các đảo nhân tạo đã xây dựng đường băng mà TQ đã chiếm và bồi đắp phi pháp.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc xây thêm 2 đường băng phi pháp ở Biển Đông
Theo CSIS, Trung Quốc đã gần xây xong 2 đường băng nữa trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Báo cáo ngày 15/1 của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ được công bố sau khi Trung Quốc đã tiến hành những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong tháng này tới một đường băng mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Kyodo cho biết, tài liệu còn nêu rõ rằng, ngoài đường băng trên đá Chữ Thập, Trung Quốc đã gần hoàn thành việc xây dựng một đường băng dài 2.644m trên đá Vành Khăn và một đường băng khác dài 3.250m trên đá Xu Bi. Dường như Trung Quốc đang đẩy nhanh hoạt động xây dựng hòng tuyên bố chủ quyền trong khu vực này.
Báo cáo chỉ rõ đường băng trên đá Chữ Thập mất ít nhất 7 tháng để xây dựng, song tại "đá Vành Khăn, nơi hoạt động san ủi bắt đầu vào tháng 9-10/2015, việc xây dựng đã gần như hoàn tất chỉ 3-4 tháng sau đó".
Đường băng do Trung Quốc xây trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Mỹ tin rằng Trung Quốc đã hoặc đang xây dựng các sân bay ở ít nhất 3 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thông qua những dự án bồi lấn, tôn tạo khổng lồ.
Tháng 12 năm ngoái, đánh giá về hiểm họa đường băng Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông, ông Euan Graham - Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy (Úc) cảnh báo, những đường băng này có thể "ảnh hưởng đáng kể cán cân quyền lực ở khu vực" với việc giúp tăng cường hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân Trung Quốc.
Cũng theo giới chuyên gia, những cuộc tuần tra của máy bay chiến đấu Trung Quốc trên các đảo nhân tạo có thể phục vụ mục đích đe dọa các bên tranh chấp khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, đồng thời làm phức tạp hoạt động của lực lượng Mỹ trong việc khẳng định tự do hàng hải, tự do bay trong khu vực.
"Trong những giai đoạn căng thẳng, giá trị hăm dọa của các chuyến tuần tra trên không xuất phát từ những đảo nhân tạo này sẽ rất đáng kể", ông Graham nói.
Những đường băng này sẽ giúp các máy bay Trung Quốc nạp nhiên liệu, sửa chữa và tái vũ trang nếu cần, mà không phải bay hơn 1.000km về căn cứ gần nhất ở đảo Hải Nam, nhà nghiên cứu Hans Kristensen, một chuyên gia về an ninh Trung Quốc thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, nhận định.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang mưu đồ kiểm soát vùng trời phía trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc tuyên bố vùng kiểm soát phòng không trên một phần hoặc toàn bộ Biển Đông, những đường băng của họ sẽ trở thành căn cứ cho các máy bay tuần tra, hoạt động kiểm soát không lưu, thậm chí tấn công.
Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên khu vực rộng lớn thuộc biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Đầu tháng 12/2014, Trung Quốc thực hiện việc mà phát ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke gọi là "tuần tra thường xuyên" qua khu vực này, với sự tham gia của các máy bay ném bom tầm xa H-6K, máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm.
Trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có định làm điều tương tự ở biển Đông, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Wu Qian nói rằng điều đó tùy thuộc vào những mối đe dọa đối với an ninh và lợi ích của nước này. "Chúng tôi sẽ xem xét nhiều yếu tố để quyết định điều đó", ông Wu nói.
Các chuyên gia quốc tế nhận định, nằm giữa những tuyến hàng hải đông đúc, ở nơi giàu tài nguyên thủy sản và có thể có trữ lượng khoáng sản lớn, các đường băng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông sẽ tăng đáng kể ưu thế của nước này đối với việc khai thác nhiều nguồn tài nguyên chiến lược cho phát triển kinh tế.
Đề nghị ICAO sửa lại bản đồ hàng không về FIR Tam Á
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc trang mạng chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung "thành phố Tam Sa-Trung Quốc" và có biểu tượng sân bay trên bãi Đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh "Sân bay Vĩnh Thử-Tam Sa," ngày 15/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ điều B-52 tới Biển Đông, 4 tướng Trung Quốc xuất ngoại Hai máy bay ném bom chiến lược B52 của Mỹ đã bay vào gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở biển Đông. Thêm phép thử TQ Reuters dẫn lời Lầu Năm Góc ngày 12/11 cho biết, trong quá trình bay, hai máy bay nói trên nhận được tín hiệu liên lạc từ trạm kiểm soát không lưu...