Những vũ khí thần kỳ của Việt Nam trong chiến tranh
Mig-21, cần cẩu bay Mi-6, vua chiến trường M107, tăng 555, máy bay ném bom A37… là những vũ khí bình thường nhưng góp công lớn vào thắng lợi của Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (số 28A, Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội) là một trong những nơi trưng bày nhiều hiện vật gắn với những chiến công vang dội của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong số những hiện vật được trưng bay tại đây có không ít những khí tài được coi là &’Thần binh’ của Việt Nam bởi khả năng chiến đấu cao, sức sát thương lớn, khí tài tuy nhỏ bé tầm thường nhưng lại lập được chiến công vang dội.
Chiếc Mig-21 được mệnh danh “én bạc” mang số hiệu 4324 do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Việt Nam năm 1967. Đầu năm 1967, chiến đấu cơ này được trang bị cho Trung đoàn không quân 921, Sư đoàn không quân 371, Quân chủng PK-KQ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, “én bạc” 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần.
Chỉ trong riêng năm 1967, 9 phi công của Không quân nhân dân Việt Nam đã thay nhau lái chiếc máy bay này, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ. 8 trong số 9 phi công nói trên đã được tuyên dương và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Khẩu pháo tự hành M107 175mm này được Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam. M107 sử dụng 2 loại đạn: đạn nổ mạnh M437 nặng 66,6kg với bán kính sát thương hơn 50 mét và đạn hạt nhân 15 kiloton. Pháo dài hơn 11 mét, nặng hơn 28 tấn, tốc độ bắn chỉ 1 viên/phút, nhưng tầm bắn xa tới 40 km.
Tuy nhiên, một loạt “Vua chiến trường” này bị quân đội Việt Nam thu được trong trận đánh của Trung đoàn Bộ binh 24, Trung đoàn Pháo binh 68 (Sư đoàn 304) và Trung đoàn Pháo binh 38 khi tiêu diệt cứ điểm pháo binh 241 Nguỵ ở Quảng Trị tháng 4/1972. Khi diễn ra cuộc tổng tiến công tháng 3/1975, quân đội Việt Nam cho dùng lại hơn 10 khẩu M107 chiến lợi phẩm đẩy lùi quân Việt Nam Cộng hòa. Tiểu đoàn chiến lược M107 thành lập sau năm 1975 còn tham gia vào các trận đánh tiêu diệt Pôn Pốt ở Mộc Bài – Tây Ninh, góp phần giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
Khẩu pháo 105mm mang số hiệu 14683 do Mỹ sản xuất và viện trợ cho thực dân Pháp sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đại đoàn 308 đã thu được khẩu pháo này tại đồn Nghĩa Lộ, trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Pháo sau đó được Bộ chỉ huy lựa chọn là khẩu đầu đàn bắn loạt đạn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ; và được đặt trang trọng trước cửa Bảo tàng Lịch sử Quân sự kể từ năm 1959 đến nay.
Video đang HOT
Xe tăng PT-76 (số hiệu 555) do Liên Xô chế tạo, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là xe tăng xuất hiện trong trận hiệp đồng quân binh chủng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam có sử dụng xe tăng tham gia đánh vào căn cứ phòng ngự của địch và giành thắng lợi giòn giã.
Với nhiều chiến công vang dội, xe tăng PT-76 số hiệu 555 được đưa ra miền Bắc năm 1971 tham dự triển lãm “Chiến thắng Đường 9-Nam Lào”, sau đó được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và là hiện vật gốc của Bảo tàng từ đó đến nay. Xe tăng 555 đang được đề nghị công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Máy bay Mig21 F96, số hiệu 5121 của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 Không quân đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN.
Đây là chiếc Mig21 từng bắn rơi 5 máy bay Mỹ, trong đó có một đại công khi anh hùng Phạm Tuân điều khiển và bắn rơi một máy bay B52 vào đêm 27/12/1972. Đây được coi là chiến công phi thường bởi trong rất nhiều chiến trận trên thế giới trước đó, chưa từng có một chiếc Mig nào hạ được chiến hạm bay B52.
Với tối đa hai quả tên lửa mang theo, Mig21 F96 chỉ được phép sử dụng chiến đấu một quả và để dành một quả để dự phòng trên đường quay về căn cứ. Tuy nhiên, mỗi lần xuất kích là môt lần Mig21 lập chiến công, thậm chí có phi công từng sử dụng cả hai quả tên lửa để chiến đấu với máy bay địch.
Để vinh danh “chiến tướng” của Không quân Việt Nam, chiếc Mig21 số hiệu 5121 không chỉ được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam mà còn được trang trọng đặt thêm một chiếc trong Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Bảo tàng Phòng không Không quân còn trưng bày chiếc trực thăng Mi-6, số hiệu 7609. Với khả năng vận tải khổng lồ, Mi-6 được mệnh danh là Cần cẩu bay của không quân Việt Nam trong chiến tranh. Đây là phương tiện đắc lực của không quân Việt Nam đã chuyên chở hàng vạn tấn hàng hóa, khí tài quân sự
Với tải trọng 12 tấn, sức chứa 90 hành khách hoặc 70 lính dù, Mi-6 không chỉ “cẩu” những chiếc máy bay Mig-17, Mig-21, rada, pháo cỡ lớn cơ động đến các trận địa phục vụ chiến đấu mà còn thực hiện các chuyến bay chuyên chở số lượng lớn lính, hàng viện trợ cấp cứu… đến chiến trường.
Máy bay ném bom A37 số hiệu 0475 là một trong những máy bay của phi đội Quyết Thắng – đơn vị được 3 lần tặng danh hiệu Đơn vj Anh hùng. Máy bay do phi công Từ Đề lái ngày 28/4/1975 đã trút loạt bom đầu tiên trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất lịch sử. Sau đó A37 được nhiều lần sử dụng trong các trận đánh hiệp đồng tại Đảo Vai, giải phóng Cù lao Xép, tiêu diệt địch ở núi Xôm mở màn thắng lợi mùa xuân năm 1975…
Với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”, Việt Nam sử dụng chiếc máy bay của không quân Mỹ bị ta thu giữ và đánh trả ngay chính Ngụy quyền Sài Gòn. A37 đã góp công lớn trong bảng vàng thành tích của Quân đội Việt Nam. Chiếc A-37 mang số hiệu 0475 hiện được trưng bày tại Bảo tàng Phòng Không – Không Quân.
Theo Tri Thức
Sáu tàu 'tia chớp' của Hải quân Việt Nam sắp hoàn tất
Việc đóng 6 tàu tên lửa Molniya do công ty Ba Son ký hợp đồng với Quân chủng Hải quân sắp hoàn tất khi chiếc cuối cùng vừa được đấu giáp thân.
Sáng 2/12, Tổng công ty Ba Son đã tổ chức Lễ đấu ráp tổng thành thân vỏ tàu tên lửa M6. Đây là chiếc tàu số 6 (M6), cũng là chiếc cuối trong loạt 6 tàu tên lửa lớp 12418 &'Molniya-Tia chớp' do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009 trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ Li-xăng giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Tổng công ty Ba Son cho biết, hiện nay, Tổng công ty đang phối hợp với đội ngũ chuyên gia Nga hoàn thiện giai đoạn lắp đặt các thiết bị, thử tại bến và phấn đấu trong tháng 12/2014 sẽ tổ chức đi nghiệm thu đường dài trên biển cấp nhà máy cặp tàu số 2 (tàu M3, M4).
Dự kiến sẽ tổ chức nghiệm thu tàu M3, M4 cấp Quân chủng Hải quân và cấp Bộ Quốc phòng trong quý 1 năm 2015. Đến đầu quý 2 năm 2015 sẽ tổ chức bàn giao cặp tàu số 2; nửa đầu năm 2016 sẽ tiếp tục bàn cặp tàu số 3 (M5, M6) cho Quân chủng Hải quân đưa vào biên chế cho các Vùng Hải quân.
So với kế hoạch được nêu ra trong hợp đồng, Tổng công ty Ba Son sẽ bàn cặp tàu số 2 và số 3 giao cho Quân chủng Hải quân trước thời hạn từ 6 đến 8 tháng. Đây cũng là một trong những thành tích nổi bật của đơn vị chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tất cả 6 tàu lớp Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người. (Trong ảnh: Cặp tàu tên lửa Molniya mang số hiệu HQ-377 và HQ-378).
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Để làm được điều đó, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Kh-35 Uran E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, bệ phóng di động). Kh-35E dài 3,75 m, sải cánh 0,93 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng phóng 630 kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi
Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg, Kh-35 Uran E được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35 Uran E rời ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, quá trình bay đến mục tiêu tên lửa sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy.
Trong hành trình bay, Kh-35 Uran E được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20 km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5 m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.
Tầm bắn Kh-35 Uran-E lên tới 130 km. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35 Uran-E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012. Ngoài ra, năm 2012, theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam và Nga đã bắt đầu hợp tác phát triển tên lửa chống tàu dựa trên Kh-35 Uran-E.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.
Theo Đất Việt
Trực thăng "made in Việt Nam": Tập bay trong kho chờ... cất cánh Kỹ sư Bùi Hiển cho biết phải tập bay trên chiếc trực thăng thật thành thạo rồi mới dám ra Hà Nội xin phép cho máy bay được bay thử nghiệm Cách đây hơn một tháng, vào cuối tháng 9/2014 dư luận chú ý đến việc chiếc máy bay trực thăng do kỹ sư Bùi Hiển (Bình Dương) chế tạo đang rất gần...