Những vũ khí nổi tiếng trong game: Kỳ 2 AK 47, khẩu súng đại diện cho sức mạnh của người Nga
Một trong những khẩu súng mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử chiến tranh nhân loại.
Rỉ sét, đất cát, bùn lầy và đóng băng là những yếu tố có thể khiến cho nhiều khẩu súng trên thế giới bị kẹt đạn, nhưng không phải khẩu súng này.
Trong bộ phim Lord of War ra mắt vào năm 2005, gã buôn vũ khí Yuri Orlov do Nicolas Cage thủ vai đã có một đoạn giới thiệu khẩu súng AK-47 như sau:
“Trong tất cả các loại vũ khí thuộc kho súng khổng lồ của Liên Xô, không gì có sinh lợi nhuận hơn mẫu Avtomat Kalashnikova năm 1947, thường được gọi là AK-47, hay Kalashnikov.
Đây là súng trường tấn công phổ biến nhất thế giới, một vũ khí mà mọi người lính đều yêu thích. AK là sự kết hợp đơn giản của thép rèn và ván ép, nó không bị hỏng, kẹt hoặc quá nhiệt. AK sẽ khai hỏa cho dù nó bị bao phủ bởi bùn hay cát.
AK dễ sử dụng đến mức ngay cả một đứa trẻ cũng có thể sử dụng nó, và ở nhiều nước trẻ em buộc phải biết cách sử dụng. Liên Xô đặt khẩu súng này lên đồng xu. Mozambique đưa nó lên lá cờ của họ. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Kalashnikov đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của người dân Nga. Sau đó là rượu vodka, trứng cá muối và các tiểu thuyết chủ đề tự sát. Một điều chắc chắn là không ai xếp hàng để mua xe của Nga.”
Câu chuyện của khẩu súng này bắt đầu ở Liên Xô, gần cuối thế chiến thứ II. Trong thời kỳ công nghệ phát triển liên tục song hành với các câu chuyện về lòng dũng cảm, một người hùng đã xuất hiện.
Mikhail Kalashnikov là một cựu binh lái xe tăng thuộc lực lượng Hồng quân, ông bị thương trong một lần ra trận vào năm 1941. Trong lúc dưỡng thương ông đã được biết những khó khăn mà các đồng chí mắc phải khi sử dụng loại súng trường hiện tại và quyết tìm ra cách giải quyết những khó khăn này dưới góc nhìn của một người lính.
Mục tiêu của ông là tạo ra một khẩu súng trường thực dụng, với thiết kế đơn giản và đáng tin cậy. Những thiết kế ban đầu của Kalashnikov thu được sự chú ý của các quan chức, và rồi ông được đưa vào trong nhóm phát triển vũ khí cho lực lượng Hồng quân.
Phe Liên Xô không ngại lấy ý tưởng của các mẫu súng mà các lực lượng khác đang sử dụng lúc bấy giờ. Vũ khí lấy từ Đức Quốc Xã và phe Đồng Minh đều được sử dụng làm nền tảng nghiên cứu để tạo ra AK-47.
Khẩu StG-44 của Đức chính là mẫu súng có sức ảnh hưởng đến sự hình thành của AK nhiều nhất. Thiết kế này phù hợp cho cỡ đạn tầm trung mà AK sẽ sử dụng. Hơn nữa StG cũng cung cấp hệ thống đẩy bằng gas cho thiết kế của Kalashnikov.
Cỡ đạn của AK47 là 7.62×39mm, hay còn gọi là đạn M43. Kiểu thiết kế đạn nhỏ dần ở đầu đã cho băng đạn AK-47 hình cong đặc trưng mà nhiều người gọi là “băng đạn trái chuối”.
Nguyên mẫu năm 1947 đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh và sẵn sàng được sử dụng bởi quân đội Liên Xô, tuy nhiên một vài trục trặc trong quá trình sản xuất súng đã khiến việc triển khai mẫu vũ khí này bị chậm lại.
Những khó khăn đó đã không còn vào năm 1959, khi một phiên bản hiện đại hơn được ra mắt – khẩu AKM.
Phương thức sản xuất đã được thay từ đục nguyên khối kim loại thành tán mỏng kim loại để súng nhẹ, dễ sản xuất và có giá thành rẻ hơn. Đầu nòng cũng có thêm chụp bù giật (muzzle brake), làm giảm độ giật, giúp tăng độ chính xác khi bắn liên thanh.
Thân súng sản xuất bằng cách đục nguyên khối kim loại (trái) và tán mỏng kim loại (phải).
Nhờ có pít-tông gas lớn, nòng và khoang chứa đạn được lót crôm cùng khoảng cách rộng rãi giữa các bộ phận, AK có danh tiếng gần như huyền thoại về độ tin cậy. Bùn, đất, cát sẽ khó mà làm kẹt khẩu súng này và nếu có kẹt, chỉ cần tháo súng ra và rửa bằng nước là có thể hoạt động trở lại được. Thậm chí dù rỉ sét hay đóng băng, AK vẫn có thể nhả đạn như bình thường.
Vào năm 1974, phiên bản sử dụng cỡ đạn mới mang tên AK74 được ra mắt, tuy nhiên đây sẽ là chủ đề cho một bài viết khác.
AK đã được sản xuất ở nhiều quốc gia và được vô số lực lượng sử dụng, đồng thời cũng là cơ sở cho nhiều loại súng khác. Điển hình nhất phải kể đến súng shotgun Saiga-12, súng máy RPK, súng bắn tỉa PSL, RK 62 của Phần Lan, Galil của Israel và AMD-65 của Hungary.
Chi phí sản xuất rẻ và độ tin cậy cao chính là lý do khẩu súng này trở nên được ưa chuộng bởi các đội quân du kích, kháng chiến và lực lượng nổi dậy. Số lượng súng AK và các biến thể của nó nhiều đến mức đã có ước tính cho biết cứ 5 khẩu súng trên thế giới thì có một khẩu là AK.
Vì là một món vũ khí có sức ảnh hưởng lớn, hầu hết các trò chơi bắn súng có bối cảnh sau Thế Chiến thứ II sẽ có sự xuất hiện của AK-47. Tuy nhiên một điều cần phải chú ý đó là một số khẩu “AK47″ xuất hiện trong game không thực sự là AK-47, mà có thể là AK74, Type 56 hoặc series AK-100.
Ví dụ của trường hợp trên phải kể đến trò chơi Spec Ops: The Line, trong game này khẩu “AK-47″ thực chất là AK-103-2. Sở dĩ có thể phân biệt được là vì trong game khẩu súng này có khả năng bắn chùm 3 viên (three-round burst) bên cạnh khả năng bắn liên thanh (full auto). Hơn nữa, những ai tinh mắt cũng có thể nhận ra rằng thân súng trong game được sản xuất bằng cách tán mỏng kim loại, một bằng chứng khác cho thấy đây không phải là AK-47.
Khẩu AK-103-2 trong tay đại úy Walker, game Spec Ops: The Line.
Trong trò chơi Rising Storm 2: Vietnam, phe NVA có đến 3 tùy chọn AK là AKM, Type 56 và Type 56 – 1. Cả 3 tuy có cách hoạt động giống nhau nhưng cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, khiến cho người chơi phải cân nhắc chọn vũ khí nào phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ nhất.
Từ trên xuống: AKM, Type 56 và Type 56 – 1
Với nhiều game thủ Việt Nam, Counter Strike có thể là tựa game đầu tiên mà chúng ta được sử dụng khẩu AK-47. Trong trò chơi này, AK là lựa chọn súng độc quyền của phe khủng bố. Đây là một quyết định phản ánh sự thật rằng AK đã trở thành vũ khí thường xuyên được sở hữu bởi kẻ xấu vì giá rẻ, độ tin cậy cao và đạn mạnh.
Một điều đáng chú ý đó là khẩu AK của game nhả vỏ đạn qua bên trái, trong khi đó AK-47 ngoài đời có khe nhả vỏ đạn ở bên phải. Điều này xảy ra là vì một trong những animator của game thuận tay trái, vì vậy người này đã mô phỏng vũ khí khi được cầm ở bên tay trái trước, sau đó lật ngược sang tay phải rồi đưa vào game.
Ngày nay, tuy đã cổ lỗ sĩ, AK-47 vẫn có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của nó. Với hơn 100 triệu khẩu AK trên thế giới, mẫu súng này vẫn chưa thể xem là lỗi thời. Khi con người còn chiến đấu với nhau bằng súng đạn, khẩu AK-47 vẫn còn chỗ đứng trên thế giới.
Những sự thật thú vị về nguồn gốc của bom xăng Molotov cocktail, vũ khí nổi tiếng trong PUBG
Molotov cocktail gồm hỗn hợp cháy gồm xăng, ethanol và hắc ín được đóng trong chai thủy tinh 750 ml. Từ thế chiến 2 cho đến thế kỷ 21, đây vẫn là một vũ khí nguy hiểm.
Bom xăng Molotov cocktail là món vũ khí rất quen thuộc trong tựa game PUBG. Còn trong thực tế, Molotov cocktail hay bom xăng có một lịch sử ra đời và phát triển rất thú vị mà không nhiều người biết đến.
Nguồn gốc bom xăng
Bom xăng được cho là xuất hiện lần đầu trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1936 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chiến thuật chiến tranh đô thị. Ở cuộc chiến này, lực lượng chủ nghĩa dân tộc Tây Ban Nha phải đối đầu với mẫu xe tăng T-26, một khí tài được Liên Xô hậu thuẫn cho quân cộng hòa Tây Ban Nha. Trước mẫu vũ khí hiện đại này, lực lượng chủ nghĩa dân tộc buộc phải nghĩ ra một thiết bị gây cháy để đốt lớp cao su bọc bánh xe.
Nguyên mẫu đầu tiên của Molotov cocktail
Bom xăng ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu này và hiệu quả mà nó đem lại rất bất ngờ. Không chỉ khiến bánh xe chảy cao su mà còn khiến cỗ xe tăng T26 thành đồ bỏ đi. Món vũ khí thô sơ này đã giúp đem lại chiến thắng cho phe dân tộc Tây Ban Nha.
Sự ra đời của tên gọi Molotov cocktail
Tuy bom xăng ra đời vào năm 1936, nhưng phải đến 3 năm sau đó nó mới có một tên gọi chính thức. Năm 1939, trong cuộc chiến mùa đông giữa Phần Lan và Liên Xô nhằm giải quyết vấn đề về lãnh thổ, người Phần Lan đã tiến hành chiến tranh du kích nhằm chống lại Liên Xô. Xung đột chỉ kéo dài 3 tháng, nhưng trước chiến tranh du kích của người Phần Lan, Liên Xô đã quyết định thả bom RRAB3 - một dạng bom chum để dọn đường hành quân cho Hồng quân.
Thế nhưng Vyacheslav Molotov - đại diện của Liên Xô, người đã đơn phương xé bỏ hiệp ước bất tương xâm giữa hai nước vào năm 1932 - lại giải thích trên sóng phát thành rằng việc thả bom này thực ra là thả hàng viện trợ nhân đạo. Tuyên bố này đã khiến các binh sĩ Phần Lan đã mỉa mai RRAB-3 là "Giỏ bánh mì Molotov" và hứa sẽ trả lễ bằng món "Molotov cocktail".
Khi đoàn xe tăng thiết giáp của Liên Xô tiến vào lãnh thổ Phần Lan, họ đã bị chặn đánh bằng hàng ngàn chai chất nổ có tên Molotov cocktail.
Molotov cocktail chỉ là một hỗn hợp cháy gồm xăng, ethanol và hắc ín được đóng trong chai thủy tinh 750 ml. Thành chai có cài thêm que diêm dài để binh sĩ dễ dành châm lửa. Vũ khí này do nhà máy chưng cất Rajamaki thuộc doanh nghiệp chuyên kinh doanh đồ uống có cồn Alko (một doanh nghiệp độc quyền của nhà nước Phần Lan) sản xuất. Molotov cocktail đã góp phần đẩy lùi những chiếc xe tăng T-26 của Liên Xô và cho đến tháng 3 năm 1940, Liên Xô mất tới 2268 xe.
Một chai Molotov cocktail còn lưu giữ được tại Phần Lan
Dù sau đó Phần Lan thua trận nhưng số thương vong của họ lại ít hơn Liên Xô. Theo thống kê, có đến nửa triệu chai Molotov cocktail chưa được dùng đến.
Molotov cocktail thời hiện đại
Ở thời hiện đại, Molotov cocktail đã được cải tiến nhiều. Cụ thể dung dịch cháy của chúng có khả năng bám lên quần áo và gây sát thương cao hơn. Trong nhiều chiến dịch ở thế kỷ 21, Molotov cocktail vẫn được sử dụng để đối phó với chiến thuật của phiến quân, đặc biệt là chiến thuật "tử vì đạo" vì giá thành rẻ và tiện dụng hơn đạn cối hay thùng chứa propane kích nổ bằng C4.
Molotov Cocktail in Slow Motion - The Slow Mo Guys
Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng Có lẽ chuyện thực tế nhất mà game bắn súng làm được là hình dạng của mấy cây súng trong game! Chiến trường thực tế là nơi người ta hại nhau, game bắn súng cũng là nơi người ta hại nhau, nhưng nó là ảo và hại cho vui. Game được tạo ra để giải trí nên việc nó không thực tế cũng...