Những vũ khí nào giúp Nga tự tin tại Bắc Cực
Để tự tin trong tác chiến tại Bắc Cực, Nga đã sản xuất mới và nâng cấp loạt vũ khí có thể giành ưu thế khi tác chiến tại đây.
Loại vũ khí đầu tiên là siêu tăng Armata. Với những vật liệu đặc biệt, Nga tự tin cho rằng siêu tăng Armata có thể hoạt động tốt và trở nên bất bại tại Bắc Cực với khí hậu khắc nghiệt.
Thông tin này được phát ngôn viên của Viện Nghiên cứu Khoa học vật liệu thép của Nga cho biết, lớp giáp bảo vệ chính của siêu tăng Armata tương lai của sẽ được chế tạo bằng một thép mới có tên mã là 44S-SV-SH độ bền cực cao và có khả năng chống chịu lại được môi trường có nhiệt độ cực thấp ngay cả ở Bắc Cực.
Ưu điểm của lớp giáp bảo vệ chính của siêu tăng Armata là có trọng lượng nhẹ, nhờ các kỹ sư người Nga đã phát triển một loại thép đặc biệt có độ bền hơn các loại thép được sử dụng trước đây. Thậm chí độ dày của một lớp giáp bảo vệ đã giảm 15% so với trước nhưng vẫn giữ nguyên khả năng bảo vệ của nó trước các tác động bên ngoài.
Bên cạnh việc sử dụng loại thép này cho siêu tăng Armata, Quân đội Nga cũng sẽ sử dụng loại vật liệu này để chế tạo các thiết bị quân sự khác trong tương lai.
Viện Nghiên cứu Khoa học vật liệu thép của Nga cho hay, việc sử dụng hợp kim thép mới trong quá trình sản xuất đã giúp bảo vệ cấu trúc bền vững của loại vật liệu này, bên cạnh đó nó còn làm tối ưu hóa khả năng tiếp xúc của 44S-SV-SH đối với các môi trường có nhiệt độ đặc biệt.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự người Nga, Mikhail Timoshenko cho hay, nhiệm vụ của lớp giáp mới của siêu tăng Armata sẽ là bảo vệ toàn bộ phần thân của xe tăng, các thiết bị quang điện tử bên trong và các thiết bị khác được lắp bên ngoài xe tăng trước các loại vũ khí bộ binh, đạn pháo và tên lửa chống tăng.
Tuy nhiên nếu hoạt động ở môi trường có nhiệt độ thấp, các loại giáp bảo vệ làm bằng vật liệu thép trước đây thường không hiệu quả. Nếu sử dụng một loại thép mới có khả năng chống lại sự khắc nhiệt của môi trường tác chiến có nhiệt độ thấp điều này sẽ được thay đổi.
Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng phòng không, Nga tiến hành nâng cấp tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 để trở thành vũ khí chuyên tiêu diệt các máy bay không người lái trong điều kiện Bắc Cực. Hệ thống Pantsir-S1 cải tiến này sẽ được trang bị cho lực lượng Tên lửa phòng không của Không quân Nga trong năm 2015. Đại diện của cơ quan báo chí – thông tin Bộ Quốc phòng Nga, Đại tá Igor Klimov cho biết.
“Hiện Nga đang bắt đầu hiện đại hóa Pantsir-S1 theo hướng nâng cao hiệu quả chống lại các phương tiện bay không người lái. Bên cạnh đó, Pantsir-S1 cũng được cải tiến để thích nghi với các nhiệm vụ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tới năm 2015, Pantsir-S1 sẽ được hiện đại hóa toàn diện để phát triển thành tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-SM” – ông Klimov cho biết.
Tổ hợp Pantsir-S1 do Cục Thiết kế xây dựng máy của Nga chế tạo. Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay ở tầm thấp, bao gồm tên lửa hành trình và máy bay. Hệ thống này có thể tiêu diệt một cách hiệu quả các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 20 km và độ cao gần 15km với vận tốc gần 1.000m/s trong điều kiện chịu chế áp điện tử mạnh.
Để tăng cường sức mạnh cho Không quân, Nhà máy sản xuất máy bay tại Ulan-Ude thuộc công ty cổ phần “Máy bay trực thăng Nga” sẽ chế tạo phiên bản máy bay trực thăng vận tải Mi-8 cho tập đoàn quân Nga ở Bắc Cực. Thông tin này được kỹ sư trưởng của công ty Sergey Solomin khẳng định.
“Để làm ấm cabin của máy bay trực thăng, công nghệ được áp dụng trong các tàu vũ trụ sẽ được đưa vào sử dụng “, – ông Sergey Solomin báo cáo với Tư lệnh Không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondarev khi Tướng Bondarev đến thăm nhà máy vào cuối năm 2013.
Phiên bản Bắc Cực của loại trực thăng này sử dụng càng trượt tuyết để đảm bảo cho việc hạ cánh trên tuyết và vùng đầm lầy. Trực thăng sẽ có được thiết bị tạo lực mạnh hơn, cho phép tiếp tục cất cánh ngay cả khi một trong hai động cơ ngừng hoạt động.
Mi-8 được trang bị động cơ tuốc bin trục và cánh quạt đuôi mạn trái. Mi-8 có chiều dài 5,34m; rộng 2,34m và cao 1,8m với phi hành đoàn 3 người; trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn, trong đó khoang chở hàng có sức chứa 4.000 kg. Trong trường hợp chở quân, khoang phía sau máy bay có 12 ghế ngồi cho binh sỹ hoặc một giường bệnh khi làm nhiệm vụ cứu thương binh.
Trong những trường hợp tác chiến khác nhau, Mi-8 có thể mang tên lửa không đối không Igla-V AMM, hoặc tên lửa không đối đất Shturm-V và 4 dàn phóng rocket B8V20. Ngoài những vũ khí tấn công cơ bản, Mi-8 còn trang bị một súng máy tự động 2 nòng GSh-23L 23mm, 02 súng máy tự động 7,62mm PKT đặt ở cửa máy bay và 06 súng trường tấn công AKS-74U gắn bên cạnh cửa sổ.
Ngoài việc tăng sức mạnh cho Mi-8 và hệ thống Pantsir-S1, Nga đang nghiên cứu để gia cường thân tàu ngầm hạt nhân giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu. Izvestia dẫn nguồn tin Quân đội Nga hồi đầu tháng 12/2013 cho biết, nhờ có các phần tử mới của kết cấu và gia cường thân tàu, dự kiến đến năm 2015 sẽ mở rộng khả năng của tàu ngầm – khi nổi lên tàu ngầm có thể vượt qua lớp băng Bắc Cực dày mà thân tàu không bị hư hại.
Phòng thiết kế trang thiết bị biển trung tâm Rubin sẽ thực hiện đặt hàng của Quân đội Nga. Văn bản đặt hàng nghiên cứu chỉ rõ, là việc nổi lên mặt nước nhanh có thể cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn. Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm không cho phép nổi lên mặt nước đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu.
“Các phương tiện phân tích tình hình lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước hiện có không đảm bảo khoảng thời gian có thể chấp nhận được và sự an toàn nổi lên mặt nước trong điều kiện trên mặt nước có lớp băng. Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và, như vậy, cứu đội tàu”, văn kiện ghi rõ.
Tuy nhiên, chương trình này lại không cho biết sau khi nâng cấp, tàu ngầm có thể phá được lớp băng dày bao nhiêu. Được biết, hiện nay các tàu ngầm hiện đại của Nga trung bình chỉ có thể phá lớp băng dày 0,6m khi nổi lên không chạy và 0,8m khi nổi lên đang chạy.
Theo Đất Việt
Nga bắt tay cùng Việt Nam khai thác dầu ở Bắc Cực
Gazprom Neft, công ty khai thác dầu trực thuộc tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Nga Gazprom, vào hôm 25.11 đã thống nhất với tập đoàn Petrovietnam về việc cùng phát triển mỏ dầu xa bờ Dolginskoye của Nga ở Bắc cực.
Dàn khoan dầu của tập đoàn Gazprom (Nga) tại mỏ Prirazlomnoye ở Bắc cực trên trang web của Gazprom
Phóng viên Reuters có mặt tại buổi lễ ký kết giữa 2 bên cho biết cả Gazprom Neft và Petrovietnam đã nhất trí rằng công ty Nga sẽ cung cấp dầu thô ESPO cho phía Viêt Nam.
Mỏ dầu Dolginskoye, với trữ lượng ước tính lên đến hơn 200 triệu tấn, tương đương 1,5 tỉ thùng, nằm gần Prirazlomnoye, mỏ dầu ngoài khơi Bắc cực đầu tiên mà Nga công bố hồi năm 2013.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, vào ngày 25.11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với các lãnh đạo cao nhất của Nga nhân chuyến thăm chính thức tới nước này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Putin nhấn mạnh ưu tiên phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, với trọng tâm là hợp tác dầu khí và điện hạt nhân.
Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao hợp tác song phương trong lĩnh vực dầu khí; nhất trí thực hiện đầy đủ các dự án hiện có và khởi động các dự án hợp tác mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty dầu khí nhà nước của hai quốc gia hoạt động trên lãnh thổ của nhau; tăng cường hợp tác trong việc thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa VN theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS); thống nhất đẩy nhanh đàm phán để đạt được thỏa thuận hợp tác về mở rộng và hiện đại hóa Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Hoang Uy
Theo Thanhnien
Nga lập bộ chỉ huy chiến lược ở Bắc cực Bộ chỉ huy chiến lược liên quân Bắc cực của Nga sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1.12, RIA Novosti dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin ngày 25.11. Tuần dương hạm của Nga - Ảnh: Reuters Hiện Nga có 4 bộ chỉ huy chiến lược liên quân ở miền đông, tây, nam và trung. Bộ chỉ huy sắp được thành lập sẽ...