Những vũ khí Liên Xô bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Để giúp Việt Nam đối phó với diễn biến phức tạp trong vấn đề chủ quyền biển đảo, từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam nhiều tàu chiến và tên lửa phòng thủ bờ biển.
Hệ thống tên lửa chống hạm cơ động 4K44 Redut được thiết kế từ 1954 và trang bị cho quân đội Liên Xô từ 1963. Hệ thống phóng được đặt trên khung xe ZIL-135K 8×8 gồm một ống phóng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm P-35 được dẫn đường từ radar chỉ huy hoặc máy bay. Tên lửa P-35 mang đầu đạn 1.000 kg và tầm bắn 500 km (biến thể nội địa). Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển có phạm vi tác chiến lớn lần đầu được chuyển giao cho Việt Nam giữa năm 1979, biên chế cho Đoàn 679 thuộc Quân chủng hải quân.
Hệ thống tên lửa chống hạm cơ động 4K51 Rubezh được thiết kế từ 1970 và trang bị cho quân đội Liên Xô từ 1978. Hệ thống phóng được đặt trên khung xe MAZ-543 8×8 gồm 2 ống phóng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm P-21 (sử dụng đầu tự dẫn radar) hoặc P-22 (sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại) là phiên bản xuất khẩu của tên lửa P-15M có đầu đạn 454 kg và tầm bắn 80 km. Rubezh là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển thứ 2 được chuyển giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Tàu hộ vệ săn ngầm Đề án 159 (NATO đặt tên là lớp Petya) phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1961. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 970 tấn (phiên bản 159A) đến 1.000 tấn (phiên bản 159AE), tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 106 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-726 cỡ 76,2mm, 1 bệ 3 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, 2 bệ pháo phản lực 12 ống phóng đạn chống ngầm RBU-6000 Smerch-2 và 22 thủy lôi. Cuối năm 1978, Việt Nam tiếp nhận 2 tàu 159AE đầu tiên biên chế cho Hải đoàn 173 hải quân dưới số hiệu HQ-09, HQ-11 và đến năm 1984 tiếp nhận thêm 3 tàu 159A biên chế cho Lữ đoàn 171 hải quân dưới số hiệu HQ-13, HQ-15 và HQ-17.
Tàu tuần tiễu săn ngầm Đề án 201M (NATO đặt tên là lớp SO1) được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1955. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 190 tấn, tốc độ 25-27 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 27 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 1 bệ pháo 2 nòng 2M-3 cỡ 25mm, 4 dàn pháo phản lực 5 ống phóng đạn chống ngầm RBU-1200, 24 bom chìm và 22 thủy lôi. Năm 1980, Việt Nam nhận 4 tàu 201M biên chế cho Lữ đoàn 161 hải quân dưới số hiệu HQ-271 đến HQ-274. Ảnh minh họa.
Tàu phóng lôi Đề án 206 (NATO đặt tên là lớp Shershen) có mặt trong Hải quân Liên Xô từ 1960. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 129 tấn, tốc độ 46 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 21 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm, 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206 cỡ 533mm với cơ số ngư lôi 4 quả loại 53-56V, 12 bom chìm và 6 thủy lôi. Năm 1979, Việt Nam tiếp nhận 9 tàu 206 biên chế cho Lữ đoàn 170 và 172 hải quân dưới số hiệu HQ-301 đến HQ-309.
Video đang HOT
Tàu phóng lôi Đề án 206M (NATO đặt tên là lớp Turya) được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1970. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 218 tấn, tốc độ 44 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 25 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 1 bệ pháo 2 nòng AK-725 cỡ 57mm, 1 bệ pháo 2 nòng 2M-3M cỡ 25mm, 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206M cỡ 533mm với cơ số 4 ngư lôi loại 53-56V/53-56VA/53-65K và 10 bom chìm. Năm 1984, Việt Nam tiếp nhận 5 tàu 206M biên chế cho Lữ đoàn 172 hải quân dưới số hiệu HQ-331 đến HQ-335.
Tàu tên lửa Đề án 205 (NATO đặt tên là lớp Osa) có mặt trong Hải quân Liên Xô từ 1960. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 192 tấn, tốc độ 42 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 29 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 4 bệ phóng tên lửa KT-161 với cơ số 4 đạn P-15U và 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm. Việt Nam nhận 4 tàu 205U năm 1980 (số hiệu HQ-354 đến HQ-357) và 4 tàu 205ER năm 1981 (số hiệu HQ-358 đến HQ-361) biên chế cho Lữ đoàn 172 hải quân.
Tàu đổ bộ Đề án 771 (NATO đặt tên là lớp Polnocny-B) do Liên Xô – Ba Lan thiết kế và sử dụng từ năm 1967. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 795 tấn, tốc độ 18,4 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 37 người với khả năng vận chuyển 6 xe tăng/thiết giáp hoặc 10 xe vận tải và 204 lính. Tàu được trang bị 1 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm, 2 dàn pháo phản lực 18 nòng WM-18A cỡ 140mm với cơ số 180 đạn. Năm 1979, Việt Nam tiếp nhận 3 tàu 771 biên chế cho Lữ đoàn 125 hải quân dưới số hiệu HQ-511, HQ-512 và HQ-513.
Tàu quét mìn Đề án 266 (NATO đặt tên là lớp Yurka) phục vụ từ 1963. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 519 tấn, tốc độ 16 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 56 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm, 2 bệ 4 ống phóng tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 với cơ số 16 đạn, 36 bom chìm, 10 thủy lôi cùng hệ thống các thiết bị phá mìn bằng chạm nổ, từ tính, sóng âm… Năm 1981 Việt Nam tiếp nhận 2 tàu 266E biên chế cho Lữ đoàn 161 hải quân dưới số hiệu HQ-851 và HQ-852.
Theo soha
Gia đình có 9 thuyền trưởng đánh cá ở Hoàng Sa
"Gia đình tôi có 3 đời làm thuyền trưởng ra Hoàng Sa. Giờ 9 con trai, con rể đều có bằng thuyền trưởng ngày ngày ngang dọc trên ngư trường, giữ chủ quyền biển đảo", lão ngư Trương Văn Trọng (Đà Nẵng) tự hào khoe.
Sáng 1/3, ở tuổi 82, cụ Trương Văn Trọng ở phường Xuân Hà (Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vẫn theo 9 người con ra thắp hương nhổ neo những con tàu 340CV ra khơi mở biển đầu năm. Dáng chắc đậm, mái tóc bạc phơ, ông cụ nhâm nhi ly trà rồi lật giở bản đồ chỉ: "Đây là quần đảo Hoàng Sa. Từ khi 20 tuổi tôi đã ra khơi đánh bắt cá ở vùng biển này. Chuyến nào về tôm cá cũng đầy khoang".
Ba chiếc tàu của đại gia đình 9 thuyền trưởng Hoàng Sa ra khơi mở biển đầu năm. Ảnh:Nguyễn Đông
Từng theo cha làm nghề lưới cù khi 15 tuổi, cụ Trọng nhớ làm lòng từng luồng cá, nhìn con nước, sao trời để đoán thời tiết. Từ con tàu chỉ vài chục CV, gia đình cụ là một trong số ít ngư dân Đà Nẵng mạnh dạn ra đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Thấy thuyền trưởng Trọng phất lên từ biển, nhiều người học làm theo.
Biển cho tôm cá, nhưng lão ngư trầm ngâm bảo cũng lắm hiểm nguy. Trong chuyến ra khơi cách đây 60 năm, thuyền của cha con cụ bị sóng lớn đánh lật úp. Cụ thân sinh là Trương Ngọc Lữ và người chú ruột Trương Ngọc Liên quyết ở lại giữ tàu, đẩy cụ Trọng lên chiếc thúng nhỏ bắt quay vào bờ.
"Bỏ biển thì nghề ông cha để lại coi như không có người nối nghiệp. Tôi dốc hết tài sản đóng mới con tàu để ngày ngày được cưỡi sóng ra khơi, phóng khoáng và phiêu du. Lòng thấy vui khi được thắp nén hương cho bố và chú mãi nằm lại giữa lòng biển lạnh", lão ngư tâm sự.
Năm 1978, cụ Trọng bị nhóm người vượt biên áp sát cướp tàu, chỉ để lại cho chiếc tàu cũ vào bờ. Thương cha, 9 người con trai của cụ xuống tàu làm thuê, được bao nhiêu tiền lại gom góp cho bố đóng tàu mới vươn khơi.
Lão ngư Trương Văn Trọng hào hứng chỉ về vùng biển Hoàng Sa, nơi 3 đời gia đình ông đánh bắt hải sản. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Trương Văn Hay, con trai thứ của cụ Trọng, kể ngày đó ông vừa học hết lớp 8, đi làm thuê nhưng vẫn khao khát một ngày được cầm lái trực chỉ Hoàng Sa. Ông cùng 8 anh em trai và cậu em rể Đỗ Nở giờ vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trưởng, lập thành biên đội tàu Hoàng Sa. Từ con tàu 60CV, anh em lại giúp nhau cải hoán lên 90 rồi 340CV. "Ra khơi xa, đông anh em cũng tiện việc chia sẻ luồng cá hay giúp nhau khi gặp rủi ro", ông Hay nói.
Năm 2005, đại gia đình ông đón tin dữ. Người con thứ 3 Trương Văn Thương bị nạn trong chuyến vươn khơi xa, sóng dữ cuốn mất xác. Chưa gượng dậy sau nỗi đau, năm 2006, tàu cá của ông Hay hai lần lạc vào tâm bão Chanchu và Xangsane. Ông cùng thuyền viên phải tháo hết giàn mực buộc thành bó quăng xuống biển hãm mạn tàu. Người em trai Trương Văn Minh cũng bị sóng đánh úp giữa biển Hoàng Sa. Hai anh em may mắn thoát chết sau bốn ngày vật lộn giữa sóng lớn nhưng con tàu khi cập bờ không còn rõ hình hài...
Sau những chuyến biển thua lỗ, năm 2007, ông Hay phải bán một lô đất cùng hai tàu nhỏ, chỉ giữ lại tàu 340CV nhưng chưa một ngày ông có ý định bỏ nghề. Ông Trọng động viên các con: "Sóng gió có tai ương, có phải vay mượn cũng phải ra khơi, bảo vệ ngư trường truyền thống của ông cha". Không phụ lòng người, có chuyến tàu cập cảng, biển mang lại cho mỗi gia đình từ 700 đến 1 tỷ đồng lãi ròng.
Thuyền trưởng Trương Văn Hay từng nếm bao vị mặn của biển nhưng chưa một ngày có ý định bỏ biển. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Hay nói đùa: "Nếu tôi không bán vàng cất căn nhà 3 tầng thì giờ bán vàng đi cũng đủ sống đời dư giả". Năm vừa qua, biên đội tàu gia đình ông mỗi người kiếm được tiền tỷ. Chỉ tháng 7/2012, tàu ông Hay ra khơi hơn 2 tuần lễ đã thu về 23 tấn hải sản, chủ yếu lá cá ngừ. "Giá cá ngư thời điểm đó cao, 35.000 đồng/kg, nên thắng lớn", bà Lê Thị Chung (vợ ông Hay) nói khi mắt vẫn dõi theo con tàu của chồng rẽ sóng ra khơi.
Biên đội tàu gia đình còn được nhiều người biết đến nhờ thành tích cứu hộ tàu bị nạn. Riêng tàu của ông Hay đã 10 lần đưa tàu bị nạn vào bờ an toàn. Năm 2011, nhận lệnh của Bộ đội biên phòng Đà Nẵng yêu cầu ứng cứu tàu cá ĐNa 90189 (trú quận Sơn Trà) bị hỏng máy, ông đã bỏ ngang mẻ lưới vượt gần 125 hải lý suốt 48 giờ để lai dắt tàu bị nạn kịp thời.
Lần mở biển đầu năm 2013, 9 anh em ông hy vọng gặp may mắn để chung vốn giúp người anh em Trương Ngọc Kinh đóng tàu mới giá 1,5 tỷ đồng. "Đánh bạc với biển nhưng những ngư dân như chúng tôi vẫn vững tin nếu kiên trì ở ngư trường truyền thống thì biển sẽ không bao giờ bỏ đói mình", ông Kinh nói.
Các thuyền viên trên con tàu của biên đội tàu Hoàng Sa chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Ảnh:Nguyễn Đông
Theo ông Kinh, chính những ngư dân dũng cảm, biết nương tựa nhau, bảo vệ ngư trường thuộc chủ quyền của tổ quốc mới mong đến đời con, đời cháu có nơi đánh bắt hải sản, người dân có con tôm, con cá từ biển.
Thiếu úy Nguyễn Huỳnh Bá Biên, Trạm trưởng trạm Biên phòng Thanh Hà (quận Thanh Khê) nhận xét, biên đội tàu của đại gia đình ông Trọng có số lượng tàu và thuyền trưởng nhiều nhất quận Thanh Khê và rất có thể là nhất ở Đà Nẵng. Ngoài việc tương trợ cho các tàu cá vươn khơi, khi phát hiện tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, các thuyền trưởng đều nhanh chóng báo cho Bộ đội biên phòng xử lý, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển.
Theo VNE
Phạt 10 triệu nếu in sai biên giới quốc gia Phạt 10 triệu đồng nếu in sai đường biên giới quốc gia Hành vi in ấn, nhân bản, phát hành tài liệu về đường biên giới quốc gia không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc thể hiện không đúng đường biên giới quốc gia sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Đó là một trong những nội dung đáng...