Những vũ khí “khủng” Nga dự đoán Việt Nam sẽ mua
Hợp tác quốc phòng Việt-Nga đã được nâng lên tầm chiến lược, và theo dự đoán của Nga, trong thời gian tới Việt Nam sẽ mua loạt vũ khí khủng của Nga.
Vũ khí đầu tiên theo dự đoán từ phía Nga mà Việt Nam có thể mua là tiêm kích thế hệ 4 Su-35;
Trước đó, Việt Nam đã từ chối hợp đồng 18 chiếc máy bay Su-30K, vốn được Nga sản xuất để đền bù cho Ấn Độ trong việc chậm tiến độ sản xuất loại Su-30MKI.
Theo phân tích của truyền thông Nga, nếu nhập tiêm kích Su-30K, Việt Nam có thể tăng cường đáng kể sức mạnh Không đối không trong hiện tại.
Nhưng để phát triển tính kỹ chiến thuật trong tương lai, phát triển chiều sâu và hiện đại hóa sức mạnh quân đội thì Việt Nam phải tính tới những mẫu vũ khí hiện đại như Su-35, MIG-35…
Theo trang “Tin tức Hàng không” của Nga, Trung tâm Phân tích Mua bán vũ khí thế giới Nga dự đoán, những khách hàng tiềm năng của kế hoạch xuất khẩu PAK FA bao gồm các nước sau đây: Không quân Nga dự kiến sẽ đặt mua 200-250 máy bay chiến đấu, Ấn Độ dự kiến sẽ đặt mua 250 máy bay chiến đấu, Algeria (năm 2025-2030 dự kiến sẽ mua), Argentina (năm 2035 – 2040), Brazil (năm 2030 – 2035), Venezuela (năm 2027 – 2032), Việt Nam (năm 2030 – 2035), Indonesia (năm 2028 – 2032), Malaysia (năm 2035 – 2040)…
Theo phân tích trên, Việt Nam hiện nay đang là một khách hàng tiềm năng của Nga chỉ đứng sau Ấn Độ, theo dự đoán đến năm 2030 – 2035 Việt Nam sẽ có khoảng từ 12 đến 24 chiếc Sukhoi T -50 trong biên chế Không quân.
Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, hệ thống tiếp theo Việt Nam có thể mua từ Nga là hệ thống Krasuha-2.
Thông tin trên được hãng tin Interfax-AVN cho biết hồi giữa tháng 9/2013, theo đó Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua một số hệ thống gây nhiễu thế hệ mới do Viện nghiên cứu NPO Kvant của Nga phát triển.
Video đang HOT
Hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất là 1L269 Krasuha-2.
Trạm gây nhiễu chủ động đặt trên xe cơ động Krasuha-2 dùng để bảo vệ các khu vực lãnh thổ rộng lớn chống trinh sát, phát hiện bằng radar, cũng như chống các máy bay chỉ huy báo động sớm và máy bay không người lái…
Đây là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga hoàn thành kiểm tra nhà nước trong năm 2009 và mới đưa vào trang bị với số lượng hạn chế.
Các chi tiết kỹ thuật của các hệ thống Krasuha được Nga giữ bí mật, chỉ biết rằng chúng được lắp trên khung gầm 4 trục BAZ-6910-022. Các hệ thống này do Viện nghiên cứu Gradient phát triển và sản xuất tại Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant.
Tuy nhiên ông Gennady Kapralov – Giám đốc NPO Kvant cho biết thêm: “Chúng tôi đang cung cấp các thiết bị tác chiến điện tử mới cho Quân đội Nga.
Chúng tôi sẽ cung cấp những thiết bị như vậy ra nước ngoài sau năm 2018″. Như vậy nếu việc đàm phán mua hệ thống Krasuha-2 thành công thì sớm nhất cũng phải sau năm 2018 Việt Nam mới có thể sở hữu hệ thống này.
Hệ thống vũ khí tiếp theo mà Việt Nam có thể mua là hệ thống Pantsir-S1. Thông tin trên đã được các phương tiện truyền thông Nga cho biết, theo đó Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến những tổ hợp pháo tên lửa phòng không tiên tiến này.
Vào cuối tháng 3/2013, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ trang bị vũ khí hiện đại trong đó có cả tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1 tối tân.
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 là một trong những sản phẩm quốc phòng “độc đáo” của Nga, nó có thể tiêu diệt hiệu quả đối với các mục tiêu tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, bom dẫn đường… trong phạm vi bán kính 20km.
Sở dĩ các chuyên gia Nga đưa ra nhận định Việt Nam sẽ mua hàng loạt vũ khí hiện đại nhất của Nga trong tương lai gần là bởi mối quan hệ Việt – Nga trong thời gian qua đã được nâng lên tầm chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật – quân sự.
Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt – Nga đã và đang phát triển trong một số lĩnh vực, bao gồm cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự, điều đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia và lợi ích của mỗi bên.
Theo Đất Việt
5 máy bay ném bom đáng sợ nhất mọi thời đại
Trong quá khứ, lực lượng không quân của Mỹ, Vương quốc Anh, Liên Xô và Italy đã thiết kế và chế tạo máy bay ném bom là nỗi ám ảnh của hầu hết các nước trên thế giới.
Để đánh giá những chiếc máy bay ném bom nào được xếp vào danh sách những "thần sấm" oanh tạc tốt nhất mọi thời đại, giới chuyên gia căn cứ vào các tiêu chí như: Có giải quyết được các mục tiêu chiến lược của các nhà chế tạo hay không? Có đủ linh hoạt để thực hiện các nhiệm vụ khác và so với các máy bay ném bom cùng thời, nó có cạnh tranh được cả về mặt giá cả, khả năng cũng như tính hiệu quả hay không? Căn cứ vào những tiêu chuẩn này, National Interest xếp loại 5 máy bay ném bom dưới đây vào hàng ngũ những oanh tạc cơ tốt nhất mọi thời đại.
Handley Page Type O 400
Handley Page Type O 400. Ảnh: Wikipedia.
Các cuộc tấn công ném bom chiến lược đầu tiên trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất được thực hiện bởi các khinh khí cầu của Đức. Do trọng lượng khá nhẹ nên nó có khả năng bay cao hơn so với các máy bay đánh chặn khi đó và đã giúp Đức tấn công có hiệu quả một số mục tiêu của Anh và vài quốc gia khác.
Cùng với sự phát triển về khả năng đánh chặn và hệ thống phòng không theo thời gian, Đức, Italy và Anh bắt đầu nghiên cứu những loại máy bay ném bom có khả năng mang tải trọng nhiều hơn và bay xa hơn để đối chọi với quân Đức. Theo đó, công ty hàng không Handley Page của Anh đã nghiên cứu và chế tạo ra loại máy bay ném bom hai tầng cánh Type O 400.
Máy bay ném bom hai tầng cánh Type O 400 có tốc độ nhanh hơn và có khả năng mang tải trọng nhiều hơn so với máy bay ném bom cùng thời bấy giờ là Gotha IV và Caproni Ca.3.
Type O 400 có sải cánh gần bằng Avro Lancaster. Với tốc độ cực đại đạt 97 dặm/giờ và tải trọng cất cánh tối đa lên đến 6 tấn, O 400 là một trong những trụ cột của không quân độc lập Hugh Trenchard trong giai đoạn gần cuối cuộc chiến. Một đơn vị O 400 đã phá hủy có hiệu quả những căn cứ không quân cũng như các cơ sở hậu cần của quân Đức. Các cuộc oanh tạc này cũng đặt nền tảng lý thuyết tác chiến không quân sau đó, trong đó (ít nhất là Mỹ và Anh) đã định hình ra cách thức phá hủy các mục tiêu của đối phương quy mô lớn.
Khoảng 600 chiếc O 400 đã được sản xuất trong Thế chiến thứ I và chiếc cuối cùng được cho "nghỉ hưu" vào năm 1922. Trong thời gian này, các nước như Mỹ, Trung Quốc và Australia cũng trang bị O 400 cho lực lượng không quân của mình với số lượng nhỏ.
Junkers Ju 88
Junkers Ju 88. Ảnh: Stelzriede.
Junkers Ju 88 được cho là một trong những máy bay linh hoạt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Junkers Ju 88 được trang bị động cơ đôi - bổ nhào và với hỏa lực mạnh để thực hiện nhiệm vụ máy bay ném bom cỡ trung bình. Máy bay này thể hiện rất tốt vai trò của mình trên chiến trường như đánh đêm, đánh bổ nhào, oanh tạc - phóng ngư lôi, do thám và đánh bom hạng nặng.Với chi phí tương đối rẻ nhưng hiệu quả cao, không quân Đức đã tận dụng tối đa ưu thế của Ju 88 trên hầu hết các chiến trường, đặc biệt là trên mặt trận phía đông và Địa Trung Hải.
Đức đã sử dụng Junkers Ju 88 tham gia tác chiến lần đầu tiên trong chiến dịch xâm lược Ba Lan, Na Uy và trận chiến với Pháp. Trong trận chiến với Anh, Ju 88 đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của Anh. Trong chiến dịch Barbarossa bị không kích nặng nề sau khi xé nát đội hình xe tăng và phá hủy nhiều trận địa phòng thủ của Liên Xô trên mặt đất.
Với chi phí tương đối rẻ nhưng hiệu quả cao, giữa năm 1939 và 1945 không quân Đức đã sản xuất khoảng 15.000 chiếc Ju 88 S và phục vụ cho lực lượng không quân Axis.
De Havilland Mosquito
De Havilland Mosquito.
De Havilland Mosquito là máy bay chiến đấu đa năng xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với hàng loạt nhiệm vụ quan trọng. Nó được chế tạo gần như hoàn toàn bằng gỗ, nên có biệt danh là "The Wooden Wonder" hay các phi công gọi một cách trìu mến là "Mossie".
Mossie có thể bay dễ dàng với buồng lái điều áp với trần bay cao. Với trọng lượng tương đối nhẹ do cấu tạo hoàn toàn bằng gỗ và trang bị động cơ Merlin tiên tiến, nó dễ dàng vượt qua các máy bay ném bom khác như Bf109 của Đức và hầu hết các máy bay chiến đấu khác của quân đồng minh lúc đó về tốc độ cũng như trần cao.
Mặc dù tải trọng bom của De Havilland Mosquito bị hạn chế, tốc độ tuyệt vời của nó kết hợp với các trang bị hiện đại cho phép nó có khả năng oanh tạc chính xác các mục tiêu của đối phương hơn các máy bay ném bom khác. Trong chiến tranh, không quân Hoàng gia Anh sử dụng De Havilland Mosquito cho các cuộc tấn công chính xác các mục tiêu có giá trị cao, trong đó có trụ sở của chính phủ, và các cơ sở phóng tên lửa V của Đức. Ngoài ra, máy bay này cũng thực hiện nhiệm vụ nghi binh đánh lạc hướng máy bay chiến đấu Halifaxes và Lancasters của quân Đức.
De Havilland được sản xuất hơn 7.000 chiếc trang bị cho không quân Anh và một số nước đồng minh khác.
Avro Lancaster
Avro Lancaster
Avro Lancaster là loại máy bay ném bom chiến lược rất được tin cậy của lực lượng không quân Anh. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Lancaster thực hiện phần lớn các nhiệm vụ ném bom tấn công kết hợp (CBO). Nó thực hiện các cuộc ném bom tấn công chiếc lược vào ban đêm đối với Đức, phá hủy tinh thần chiến đấu và kinh tế của Đức và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Năm 1942, chiếc Lancasters đầu tiên bắt đầu hoạt động. Với tải trọng bom lớn hơn nhiều trong khi bay với tốc độ tương tự và một phạm vi dài hơn một chút so với B-17 hoặc B-24, nó đã làm lu mờ vai trò của các loại máy bay ném bom cùng thời như Handley Page Halifax. Từ năm 1942 đến năm 1945, Lancaster của không quân Anh tiêu diệt hầu hết các đô thị của Đức và dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người dân Đức.
Hơn 7.000 chiếc Lancasters đã được chế tạo và chiếc cuối cùng bị thải loại vào năm 1960 sau khi Canada sử dụng chúng thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tuần tra biển lần cuối.
Boeing B-52 Stratofortress
Boeing B-52 Stratofortress.
Qua bài học từ chiếc B29 Superfortress ở Triều Tiên vào những năm 1950, Mỹ cần nhanh chóng có một chiếc máy bay ném bom chiếc lược mới. Hai thế hệ máy bay ném bom đầu tiên của không quân Mỹ đều đã thất bại là Convair B-36 và Boeing B-47. Các máy bay ném bom này nhanh chóng được đưa vào bãi chứa Boneyard. Hơn 2.500 chiếc máy bay ném bom được đưa vào sử dụng trong Chiến tranh Lạnh nhưng đều đem lại sự thất vọng.
B-52 được thay thế cho B-36 và B-47. Với những tính năng vượt trội của B-52, BUF lần đầu tiên đưa B-52 vào cuộc chiến tại chiến trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, B-52 đã chịu thất bại nặng nề và duy nhất trên chiến trường ở Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II. Trong chiến tranh vùng Vịnh, B-52 đã thực hiện chiến dịch ném bom các vị trí chiến lược của quân đội Iraq làm mất ý trí của quân đội Iraq. Trong cuộc chiến chống khủng bố, B-52 đã tham gia đóng vai trò quan trọng yểm trợ, cung cấp vũ khí, xác định chính xác vị trí của quân nổi dậy Iraq và Taliban.
Và gần đây nhất, hai chiếc B-52 của Mỹ đã cố tình đi vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa thiết lập trên biển Hoa Đông trong một động thái ngoại giao ám chỉ sự phản đối với tuyên bố này của Bắc Kinh.
Từ giữa năm 1954 đến 1963, 74 chiếc B-52 đã được chuyển giao, 78 chiếc tiếp tục phục vụ trong không quân Mỹ. Trải qua thời gian, chiếc B-52 sẽ tiếp tục được phát triển và hứa hẹn sẽ kéo dài đến năm 2030, hoặc có thể xa hơn. Trong đại gia đình "thần sấm", chiếc B-52 đã chứng tỏ được độ bền và tuổi thọ đáng nể.
Theo Tri Thức
Hạm đội tàu ma trôi nổi tại Mỹ Hàng trăm tàu chiến cùng tàu buôn cũ tập kết trên vùng vịnh tại San Francisco chờ ngày người ta định đoạt số phận cho chúng. Hiện tại, hạm đội Mothball gồm 340 tàu chiến và tàu buôn đậu ngoài khơi vịnh Suisun, phía tây bắc thành phố San Francisco. Chúng là những tàu từng phục vụ trong các cuộc chiến như Thế...