Những “vũ khí” giúp thế giới chặn đứng Covid-19
Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang chạy đua đối phó với làn sóng dịch bệnh mới bằng việc phát triển các phương pháp điều trị cũng như các loại vaccine mới.
Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại Đức (Ảnh: Reuters).
Các loại vaccine
Vaccine sẽ vẫn là một trong những công cụ hiệu quả nhất để đối phó với Covid-19. Theo giáo sư David Dockrell tại Đại học Edinburgh, “vaccine sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cách chúng ta kiểm soát virus”.
“Nếu chúng ta có thể làm giảm số ca nhiễm, mức độ nghiêm trọng của lây nhiễm, cũng như mức độ virus có thể nhân lên ở trong cơ thể người khi họ bị nhiễm bệnh, chúng ta sẽ chậm khả năng biến đổi và đột biến của virus”, ông Dockrell giải thích.
“Vì vậy, tôi nghĩ vaccine vẫn sẽ là một phần rất quan trọng trong chiến lược phòng bệnh. Điều quan trọng là vaccine phải có sẵn cho tất cả người dân trên thế giới, bất kể họ sống ở đâu và quốc gia nơi họ sinh sống giàu có như thế nào”, chuyên gia Dockrell nói thêm.
Tuy nhiên, vaccine không phải lúc nào cũng phải tiêm vào bắp tay. Một số loại vaccine Covid-19 sử dụng qua đường mũi đang được phát triển. Khi virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi, vaccine dạng xịt hay hít cũng tạo ra niêm mạc miễn dịch, ngăn không cho virus xâm nhập vào phổi.
Một loại vaccine dạng xịt ở Ấn Độ đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 2. Ở Nga, vaccine dạng xịt cũng đang được thử nghiệm lâm sàng trên các tình nguyện viên. Tại Thái Lan, một loại vaccine tương tự do nước này phát triển dự kiến sẽ được thử nghiệm trên người vào mùa xuân năm sau. Tại Mỹ, các trường Đại học Houston và Stanford gần đây đã báo cáo kết quả khả quan về các thí nghiệm vaccine dạng xịt được thực hiện trên chuột.
Vaccine dạng xịt hoặc hít được cho là có một số lợi ích tiềm năng so với dạng tiêm.
Video đang HOT
Giáo sư danh dự về dịch tễ học người Thụy Điển Marcello Ferrada de Noli giải thích rằng, vaccine dạng xịt sẽ dễ sử dụng hơn vì người dân có thể tự thao tác mà không cần đến y tá hoặc điều kiện y tế, do vậy sẽ có ít người ngại sử dụng vaccine hơn.
Không nhiều người cảm thấy dễ chịu khi bị tiêm vaccine, đặc biệt là những người sợ kim tiêm. Do vậy, vaccine dạng xịt sẽ là giải pháp khả quan cho họ. Ngoài ra, việc sử dụng vaccine cho tr.ẻ e.m qua đường mũi sẽ dễ dàng hơn nhiều so với tiêm.
Tuy nhiên, điều khiến giáo sư de Noli quan tâm nhất là thời gian phát huy tác dụng của vaccine dạng xịt. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định chắc chắn liệu vaccine sử dụng qua đường mũi có thể thay thế hoàn toàn vaccine được tiêm hay không.
Theo Alexander Gintsburg, người đứng đầu viện nghiên cứu y sinh Trung tâm Gamaleya của Moscow, nơi đã tạo ra vaccine Sputnik V, phiên bản vaccine dạng xịt mà họ đang nghiên cứu sẽ dùng để tăng cường chống lại virus, nhưng sẽ không thay thế cho mũi tiêm.
Vaccine qua đường mũi không phải loại duy nhất đang được phát triển. Vào mùa hè năm nay, có thông tin tiết lộ rằng các nhà khoa học của Bộ Quốc phòng Nga đang phát triển một loại thuố.c kháng virus mới dưới dạng “kẹo cao su” để chữa Covid-19.
Mặc dù tất cả các loại vaccine trên đều có triển vọng, nhưng giáo sư de Noli cảnh báo vẫn sẽ mất rất nhiều thời gian cho đến khi công chúng có thể tiếp cận những sản phẩm này.
“Tôi nghĩ rằng những khám phá trong lĩnh vực này là một điều rất tốt. Nhưng chúng ta vẫn cần phải tiêm vaccine cho mọi người ngay bây giờ”, ông de Noli nói.
Các phương pháp điều trị
Thuố.c điều trị Covid-19 thử nghiệm do Merck phát triển (Ảnh: Reuters).
Vaccine không phải giải pháp hoàn hảo để đối phó với Covid-19, trong bối cảnh mức độ miễn dịch toàn cầu không quá cao và các chủng virus mới liên tục xuất hiện.
“Mọi người vẫn có thể bị nhiễm virus dù đã tiêm vaccine, nhưng tôi nghĩ chiến lược vaccine vẫn sẽ là trọng tâm để chúng ta đối phó với loại virus này trong tương lai. Nhưng chúng ta sẽ có những chiến lược khác cũng rất quan trọng. Chúng ta sẽ có những yếu tố khác. Khi chúng ta kết hợp tất cả với nhau, nó mang lại cho chúng ta cơ hội tốt nhất để mọi người có thể sống chung với Covid-19 và tỷ lệ t.ử von.g có thể được hạn chế xuống mức thấp hơn nhiều so với những gì chúng ta đã chứng kiến trong 18 tháng qua”, giáo sư Dockrell nói.
Giáo sư Dockrell giải thích các kháng thể đơn dòng sẽ là trọng tâm của chiến lược vaccine hiện nay. Đây là những kháng thể tương tự những kháng thể mà cơ thể sử dụng để chống lại virus.
Điều trị bằng kháng thể đơn dòng được sử dụng cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh nặng (bao gồm bệnh nhân hơn 65 tuổ.i hoặc những người có bệnh lý mãn tính). Phương pháp này đã được sử dụng ở Mỹ, sau khi được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận vào năm ngoái. Đầu tháng 11, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đã khuyến nghị cấp phép cho 2 loại thuố.c kháng thể đơn dòng.
Vào tháng 10, hãng dược AstraZeneca của Anh đã báo cáo kết quả khả quan của nghiên cứu giai đoạn 3 về sự kết hợp kháng thể mà theo các nhà phát triển có hiệu quả cao trong cả việc phòng ngừa và điều trị Covid-19.
Một cách khác để đối phó với Covid-19 là sử dụng thuố.c kháng virus. Khi đại dịch bắt đầu, các bác sĩ phải sử dụng loại thuố.c đã có sẵn (như thuố.c chống cúm Favipiravir) hoặc được phép sử dụng khẩn cấp (như remdesivir).
Sau hơn một năm, nỗ lực tạo ra một loại thuố.c để đặc trị Covid-19 đang cho thấy kết quả khả quan. Trong tháng này, Nga đã đăng ký loại thuố.c tiêm trị Covid-19 đầu tiên của nước này.
Trước đó, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên chấp thuận một loại thuố.c kháng virus do các công ty Merck và Ridgeback Biotherapeutics có trụ sở tại Mỹ sản xuất. Một công ty khác của Mỹ, Pfizer, đã nhận được kết quả tích cực từ các cuộc thử nghiệm thuố.c cùng loại. Cả hai công ty đều hy vọng với một loại thuố.c ở dạng viên uống, việc điều trị Covid-19 tại nhà sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trong khi đán.h giá cao tất cả những nỗ lực trong việc phát triển phương pháp điều trị chống Covid-19, giáo sư de Noli chỉ ra rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là giảm sự lây lan của virus. Quan điểm này cũng được các nhà khoa học trên toàn thế giới đồng tình vì họ cho rằng, việc có thêm các phương pháp điều trị là điều đáng khích lệ, nhưng không có loại thuố.c nào có thể thay thế hoàn toàn tiêm chủng, và trước hết phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn đại dịch.
Nhiều nước châu Âu 'đau đầu' tìm cách chống dịch COVID-19
Ngày 18/11, Hy Lạp đã yêu cầu các bác sĩ tư nhân ở 5 khu vực phía Bắc của đất nước hỗ trợ hệ thống y tế trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang phải chật vật đối phó với sự gia tăng số ca mắc COVID-19.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở ngoại ô Athens, Hy Lạp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính phủ Hy Lạp đã kêu gọi sự hỗ trợ của các bác sĩ khu vực tư nhân vào đầu tháng này, khi các bệnh viện công và khu điều trị tích cực của Hy Lạp đã bị quá tải do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong những tuần gần đây. Yêu cầu này, được đăng trên công báo chính thức của chính phủ, có hiệu lực trong 1 tháng.
Trong ngày 17/11, Hy Lạp ghi nhận 6.682 ca mắc mới COVID-19 và thêm 87 trường hợp t.ử von.g, nâng tổng số ca mắc lên 853.841 ca kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, trong đó có 17.012 người không qua khỏi. Đầu tháng này, chính phủ đã áp đặt các biện pháp hạn chế đối với những công dân chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong nỗ lực khống chế dịch lây lan.
Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis dự kiến sẽ phát biểu vào tối 18/11 nhằm khuyến khích người dân tiêm chủng. Tới nay đã có khoảng 61,8% trong tổng số 11 triệu dân ở Hy Lạp đã tiêm đủ liều vaccine.
Áo ngày 18/11 ghi nhận dấu mốc buồn khi số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày lần đầu tiên vượt 15.000 ca. Cụ thể, Áo ghi nhận 15.145 ca mắc mới trong bối cảnh các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bắt đầu lên kế hoạch đóng cửa hoàn toàn. Điều này buộc chính phủ phải cân nhắc thực hiện quyết định tương tự trên toàn quốc thay vì chỉ phong tỏa tất cả những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 như hiện nay.
Tới nay, mới chỉ có khoảng 66% dân số Áo được tiêm đủ liều - một trong những tỷ lệ thấp nhất ở Tây Âu. Tỷ lệ mắc COVID-19 tại Áo vào hàng cao nhất châu lục, ở mức 971 ca/100.000 người.
Các nhà lãnh đạo Đức sẽ thảo luận về kế hoạch áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Dữ liệu từ Viện Robert Koch (RKI) cho thấy số ca mắc mới trong 24 giờ qua tăng vọt lên mức kỷ lục 65.371 ca.
Trước tình hình này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Đức Angela Merkel sẽ gặp thủ hiến của 16 bang của Đức vào cuối ngày 18/11 để quyết định các biện pháp mới nhằm khống chế sự gia tăng số ca mắc này. Một trong các biện pháp có thể được cân nhắc bao gồm các yêu cầu đối với những người chưa tiêm chủng phải xuất trình chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 nếu muốn sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến văn phòng.
Tuy nhiên, vài giờ trước cuộc đàm phán căng thẳng, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra tại Hạ viện, nơi các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu về dự luật cung cấp khuôn khổ pháp lý để Thủ tướng Merkel và Thủ hiến các bang triển khai các biện pháp trên. Ba đảng chính trị đang đàm phán để thành lập chính phủ mới của Đức đã đưa ra dự luật mới để thay thế đạo luật đang được áp dụng và dự kiến hết hiệu lực vào ngày 25/11 tới.
Dù vậy, Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Merkel lại lập luận rằng dự luật mới này không cứng rắn bằng đạo luật hiện hành, đồng thời đ.e dọ.a sẽ phản đối văn kiện này tại Thượng viện.
Tình trạng rối ren chính trị tại Đức hiện nay có nguy cơ kìm hãm cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 vào thời điểm các khu điều trị tích cực tại các bệnh viện đang dần rơi vào quá tải.
Đức sẽ tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả nhóm tuổ.i Ngày 5/11, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết ông đã nhất trí với các những người phụ trách y tế cấp khu vực rằng tất cả mọi người sẽ được tiêm mũi vaccine tăng cường sau 6 tháng kể từ mũi tiêm trước đó. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Cologne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN...