Những vũ khí gia nhập Hải quân Việt Nam năm 2013
2013 được đánh giá là năm bản lề đối với quá trình hiện đại hóa Hải quân Việt Nam khi có khí tài hiện đại được biên chế cho lực lượng.
Tuy số lượng vũ khí hiện đại được trang bị còn khiêm tốn nhưng đây sẽ là cơ sở vững chắc để xây dựng và phát triển Hải quân Nhân dân Việt Nam trở thành lực lượng mạnh trong khu vực.
Phương tiện đáng kể đầu tiên gia nhập Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2013 là thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter. Đây là loại thủy phi cơ lưỡng dụng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc như tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách…
Thủy phi cơ DHC-6 sẽ khắc phục phần nào lỗ hổng trong năng lực tuần tra hàng hải của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Thủy phi cơ này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Khả năng này đặc biệt hữu ích khi hoạt động ở các sân bay nhỏ trên đảo. Khi hạ cánh trên đất liền, máy bay sử dụng các bánh xe gắn phía dưới bộ phận hạ cánh trên biển.
Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300 km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2 km mà không cần oxy hỗ trợ.
Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km. Tầm hoạt động 1.248 km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896 km với nhiên liệu tiêu chuẩn mang trong thân.
DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 tiếng đồng hồ. Phi hành đoàn gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.
Vũ khí “khủng” tiếp theo là tàu tên lửa cao tốc Molniya Đề án 1241.8. Điểm đặc biệt là những tàu Molniya này được đóng mới tại Việt Nam theo giấy phép chuyển giao công nghệ từ nhà máy đóng tàu Vympel của Nga.
Trong năm 2013, 2 chiếc tàu tên lửa cao tốc Molniya đã được hạ thủy và đang được thử nghiệm.
Video đang HOT
Tàu tên lửa cao tốc Đề án 1241.8 Molniya được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh với 16 tên lửa chống hạm cùng với tốc độ cao cho phép nó thực hiện nhiệm vụ đột kích đánh chặn tốc độ cao hiệu quả.
Dự kiến, 2 tàu tên lửa cao tốc Molniya này sẽ được bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào cuối năm 2013. Tàu tên lửa cao tốc Đề án 1241.8 được trang bị hệ thống vũ khí mạnh gồm: Pháo hạm đa năng AK-176M 76 mm, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630 30 mm. Đặc biệt, tàu được trang bị tới 16 ống phóng tên lửa chống hạm tốc độ cận âm Kh-35Uran E, tầm bắn 130 km.
Tàu tên lửa cao tốc Molniya có tốc độ tối đa lên đến 42 hải lý/giờ (76 km/h). Nhờ vậy, Molniya tỏ ra rất lợi hại trong các tình huống đột kích đánh chặn tốc độ cao nhằm vào biên đội tàu chiến đối phương, khai thác sự áp đảo về hỏa lực để chia cắt, làm rối loạn đội hình tàu chiến đối phương và tiêu diệt chúng.
Theo hợp đồng đã ký, 10 tàu tên lửa cao tốc Molniya sẽ được đóng mới tại Việt Nam trong đó tùy chọn thêm 2 chiếc nữa. Cùng với 2 tàu Molniya đã được phía Nga chuyển giao cho Việt Nam, trong tương lai, Hải quân Việt Nam sẽ có khoảng 10-12 chiếc loại này trong biên chế.
Vũ khí “khủng” cuối cùng gia nhập Hải quân Việt Nam trong năm 2013 là tàu ngầm điện – diesel Kilo 636MV. Ngày 7/11/2013, lễ ký kết biên bản bàn giao tàu kỹ thuật đã được tổ chức tại nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga. Dự kiến, đến ngày 11/11/2013 tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội sẽ lên đường về nước.
“Hố đen đại dương” mang tên tàu ngầm Hà Nội đã sẳn sàng gia nhập lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam mang lại bước lột xác mới cho sức mạnh của Hải quân Việt Nam.
Kilo 636MV là loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ 3 . Tàu được cập nhật khá nhiều công nghệ mới trong hệ thống điện tử – vũ khí – động lực cho phép tàu hoạt động êm hơn, tầm hoạt động xa hơn, khả năng tác chiến mạnh hơn.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm. Các ống phóng này được sử dụng để phóng ngư lôi, mìn đặc, tên lửa chống hạm 3M-54E…
Tàu có chiều dài 74 mét, rộng 9,9 mét, mớn nước 6,3 mét, lượng giãn nước khi nổi 2.300 tấn, khi lặn khoảng 3.900 tấn. Độ sâu lặn tối đa 300 mét, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.
Theo Tri thưc
Ảnh đặc biệt Thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân VN vừa nhận
Chiều 29/10, tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức đón máy bay thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên cho Không quân Hải quân Việt Nam. Máy bay thủy phi cơ DHC-6 được trang bị và biên chế chính thức cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm mục đích tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam
Chiếc thủy phi cơ đầu tiên của Không quân Hải quân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh. Ảnh: Duy Khánh
Chiều 29/10, tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức đón máy bay thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Hải quân; đại diện các cơ quan chức năng Quân chủng Hải quân và cán bộ, phi công, nhân viên Phi đội DHC-6 đã ra tận sân bay đón.
Máy bay thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP là máy bay đầu tiên về Việt Nam được trang bị và biên chế cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam. Máy bay thủy phi cơ DHC-6 do Công ty Viking, Ca-na-đa sản xuất, có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn hoặc trên mặt nước. Máy bay có trọng lượng tối đa 5.670 kg, chở được 19 người. Trần bay lý thuyết là 7.620 mét; trần bay thực tế là 7.431 mét. Tốc độ đồng hồ lớn nhất ở độ cao 2.000 mét là 307 km/h và thời gian bay tối đa là 6 giờ 51 phút.
Máy bay thủy phi cơ DHC-6 được trang bị và biên chế chính thức cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm mục đích tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam. Đến nay, lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị 3 loại máy bay, gồm: EC-225, DHC-6 và K28.
Phi đội và kíp bảo dưỡng, quản lý thủy phi cơ DHC-6. Ảnh: Duy Khánh
Thủ tưởng Bộ Tư lệnh Hải quân tặng hoa cho kíp lái Việt Nam và chuyên gia Canada đã bay thủy phi cơ về Việt Nam an toàn. Ảnh: Duy Khánh
Sải cánh sau thủy phi cơ DHC-6. Ảnh: Duy Khánh
Buồng lái của Thủy phi cơ DHC-6. Ảnh: Duy Khánh
Thủy phi cơ DHC-6 của Không quân Hải quân Việt Nam tập hạ cánh trên mặt nước. Ảnh Viking Air
Trước đó, ngày 5/9/2013, Khung phi đội thủy phi cơ DHC-6 của Không quân
Hải quân Việt Nam đã được chính thức thành lập tại Hải Phòng.
Ảnh: Duy Khánh
Việc tiếp nhận và đưa vào biên chế chính thức máy bay thủy phi cơ DHC-6 là một trong những yếu tố quan trọng trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân nói riêng và Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.
Theo Infonet
Hải quân Việt Nam và mục tiêu tuần tra hàng hải đường không Trong bối cảnhkinh tếbiển phát triển nhanh chóng cùng với đó là những diễn biến phức tạp trênBiển Đông,Hải quânViệt Namgấp rút hình thành khả năng tuần tra trên biển bằng đường không. Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các...