Những vụ hiếp dâm cười ra nước mắt
Những vụ án hiếp dâm bao giờ cũng kèm theo chữ “đau lòng”, trừ 13 vụ dưới đây, 3 vụ tường thuật bằng… truyện cười và 10 vụ tường thuật bằng… ảnh vui
Vụ trong thang máy
Có đơn tố cáo của một thiếu nữ gửi tới cảnh sát rằng cô ta bị hiếp dâm trong thang máy của một toà nhà. Cơ quan điều tra hỏi nạn nhân để lấy thông tin.
- Thế anh ta trói 2 tay cô lại để thực hiện hành vi đồi bại đó à?
- Dạ không.
- Vậy sao cô không dùng tay để kháng cự lại hành động đó.
- Dạ vì một tay em phải bấm vào nút đóng thang máy và tay kia thì em chống vào thành thang máy cho khỏi ngã ạ.
*
* *
Vụ sau bữa tiệc
Tòa án bang Nevada, Hoa Kỳ xử một vụ hiếp dâm tập thể. Nạn nhân là 7 cô gái trẻ, còn các thủ phạm là 3 gã choai cùng trường phổ thông. Trong số 7 cô gái thì có tới 6 cô bị hiếp dâm, 1 cô may mắn không bị sờ đến và cô này đứng ra làm nhân chứng của vụ án.
Tại tòa người ta đặt ra câu hỏi: Tại sao nhân chứng đứng ngay gần đó mà không bị làm nhục như các bạn của mình, thêm nữa các cô có tới 7 người mà thủ phạm chỉ có 3, vậy khó thể lý giải có tới 6 cô bị xâm hại?
Trả lời câu hỏi của tòa, nhân chứng giải thích:
- Tại vì cháu… cháu không thích!
*
* *
Vụ lò gạch
Một cô gái ra quan tòa kiện 1 anh chàng đã hiếp dâm mình, quan tòa hỏi:
- Vậy anh ta hiếp cô ở tư thế nào?
Cô gái trả lời:
- Dạ, tư thế đứng ạ.
Quan tòa tỏ ra hoài nghi rồi hỏi tiếp:
- Anh ta cao thế kia, còn cô thì lùn thế, làm sao hiếp cô được?
- Dạ, tại em nhón lên ạ!
Video đang HOT
Hội quán Cười
Theo 24h
Bật cười với lỗi chính tả: 'Cô giáo em say mê chồng người'
Nòng nợn nuộc, lước lào, thiếu lữ... và vô số lỗi chính tả khác của học trò. Việc sai lỗi chính tả đôi khi gây hệ quả khá nghiêm trọng và cần được khắc phục nhanh chóng.
"Cô giáo em say mê chồng người"
Câu chuyện bắt đầu từ tình trạng viết sai chính tả đang ngày càng phổ biến của giới trẻ khiến chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn đã phải lên tiếng. Bên cạnh những tấm biển hiệu quảng cáo sai chính tả, ông cũng liệt kê ra một loạt những dẫn chứng lỗi chính tả phổ biến của học trò như: Nòng nợn nuộc, Dáo giục Việt Nam, ông Nê Lin, ở đây tuyển sinh lăng khiếu, ngày xưa tôi từng yêu một làng thiếu lữ...
Theo chuyên gia Đinh Đoàn việc sai chính tả là do sự cẩu thả, bất cẩn trong khi nói và viết. Đó cũng đang thực sự trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Đi đâu cũng có thể gặp những người nói sai, viết sai chính tả. Đặc biệt trong trường học, việc sai chính tả của các bạn học sinh gây ra khá nhiều chuyện bi hài, cười ra nước mắt.
Bài viết sai chính tả của học sinh lớp 1.
Tất cả các bạn học sinh hoặc ai đã từng qua thời học sinh cũng đã từng ít nhất một lần trong đời viết sai chính tả, có người còn thành "bệnh mãn tính". Nguyên nhân chính là do quá trình học phân biệt chính tả, từ vựng từ mầm non đến tiểu học không được chu đáo, cẩn thận.
Có những ví dụ sai kinh điển về chính tả như bài văn tả về cô giáo của học sinh lớp 7 viết: "Cô giáo em rất say mê chồng người" (lẽ ra phải là trồng người). Bài viết được đánh giá là rõ ràng, khá hay. Tuy nhiên cậu học trò này đã gán cho cô giáo cái tội "lăng nhăng" đi ham mê chồng của người khác. Chính vì câu sai không đúng chỗ ấy mà bài kiểm tra xơi con ngỗng ngon lành.
Nước nào hay Nước Lào?
Tuy nhiên điều đáng nói là không ít thầy cô cũng sai chính tả không kém nên càng dạy học sinh cái sai. Bạn Nguyễn Xuân Bách, học sinh lớp 10 trường THPT Đ.V tâm sự chính cô giáo của cậu cũng nói ngọng. "Hôm trước giờ thể dục dưới sân trường, nhân chuyện mất trộm cắp, cô giáo em bảo: "Các em nên khóa cửa cẩn thận vào". Bọn em cứ nghĩ là cô khuyên bảo phải cẩn thận nên chỉ vâng, rồi không ai động tĩnh gì. Cô phải nhắc lại là "nên" khóa cửa lớp vào thì bọn em mới hiểu ra là phải "lên lớp khóa cửa vào ngay".
Hay như một cậu bạn viết thư tỏ tình với cô bé lớp bên, cậu ta ghi: "Hôm nay, bạn đẹp nắm. Đôi mắt bạn như biết lói, ló làm tớ thấy hồi hộp vô cùng khi bạn niếc mắt nhìn tớ. Tớ rất thích bạn dồi đấy". Hôm sau anh chàng vui mừng nhận lại được thư nhưng vỏn vẹn dòng chữ: "Học lại chính tả đi ấy ơi".
Không ít thầy cô giảng bài vẫn "lước lào" thì khó lòng học trò phân biệt đó là "nước Lào hay nước nào"? Đồng thời việc chấm bài, kiểm tra bài của giáo viên mà không cẩn thận, không chỉ rõ ra lỗi chính tả học sinh, khiến học sinh đã sai mà không biết là mình sai.
Những biển hiệu như thế này không khó gặp trên đường.
Phụ huynh Đào Thị Ngọc (Hải Phòng) chia sẻ có khi kiểm tra bài của cô con gái lớp 4 mới tá hỏa con sai chính tả đến 4, 5 lỗi mà không thấy cô giáo phê bình, nhắc nhở gì cả. Thậm chí có lần cô giáo còn viết sai.
Theo Tiin
Guốc, dép và những bức ảnh cười ra nước mắt Năm 2013 đã đến và sự vô ý thức của nhiều người thì vẫn không hề đổi thay. Trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội sau thời khắc giao thừa đón chào năm mới 2013, dòng người ùn ùn ra về bỏ lại cả biển rác. Sau màn chen lấn xô đẩy, rất nhiều người đã mất... dép và guốc trước cửa Nhà...