Những vụ hành quyết rợn người ở Syria
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria trụ sở tại Anh (SHRO) cho biết ít nhất 50 binh sĩ Syria đã bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) xử tử và bêu đầu trên cọc hôm 24-7.
Đoạn video ghi lại cảnh khoảng 50 binh sĩ Syria bị hành quyết, nhiều người trong số họ bị chặt đầu, sau đó cắm trên một cái cọc để truyền tải thông điệp thách thức chính quyền Damascus.
Hãng tin AP xác nhận đoạn video là có thật. Những binh sĩ bị xử tử nằm trong nhóm hơn 200 người mất tích ở căn cứ quân sự tỉnh Raqqa, sau khi IS (trước đây là ISIL, tức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông) chiếm giữ quyền kiểm soát địa điểm này và giết chết hơn 85 người.
Một số hình ảnh khác đăng tải trên mạng xã hội của phiến quân Syria cho thấy bên cạnh việc thu giữ một căn cứ quân sự, bao gồm xe tăng, xe tải và đạn dược, một số thành viên IS còn đốt chân dung Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên một tòa nhà của Sư đoàn 17, đơn vị vừa mới thất thủ.
Video đang HOT
Đầu một số binh sĩ Syria bị cắm trên cọc và hàng rào hôm 24-7 (phần làm mờ). Ảnh: Live Leak
Người đứng đầu SHRO Rami Abdel Rahman cho biết hàng trăm binh lính Syria đã rút lui an toàn trước cuộc tấn công của IS ở tỉnh Raqqa. Ngoài hơn 50 binh sĩ bị hành quyết, 19 người khác thiệt mạng trong một vụ đánh bom kép và thêm 16 trường hợp bị giết trong cuộc xung đột hôm 24-7.
Hiện Raqqa đã trở thành một thành trì của nhóm chiến binh Hồi giáo.
Trong khi đó, tại thành phố Binnish, Tây Bắc Syria, cũng diễn ra một vụ xử tử do phiến quân Syria tiến hành gây chấn động cộng đồng quốc tế. Bức ảnh chụp lại vụ xử tử cho thấy 4 phiến quân Syria cầm súng tiểu liên và súng ngắn nã đạn vào 2 người đàn ông khác đang bị bắt đứng dựa vào tường.
Cuộc nội chiến Syria bắt đầu hồi tháng 3-2011, cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người, khiến hàng triệu người phải chạy sang các nước láng giềng tị nạn.
Ủy ban Liên Hiệp Quốc về tình hình Syria tuyên bố sẽ liệt các hành động của IS vào tội ác chiến tranh.
Theo Người Lao Động
Cảnh báo nội chiến và sự hình thành liên minh chính trị mới tại Iraq
Các hoạt động tấn công liên tục vào các thành phố lớn gần đây của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã làm náo loạn cả quốc gia vùng Vịnh và những nước xung quanh. Điều đáng lo ngại là dường như ISIL không hoạt động độc lập mà đằng sau nó là sự ủng hộ của một liên minh chính trị mới do người Hồi giáo dòng Sunni đứng đầu.
Ngoài vấn đề Ukraine, Iraq hiện cũng đang là tâm điểm chú ý của dư luận và trở thành vấn đề được các quốc gia lớn trên thế giới bàn thảo nhiều trong gần một tuần qua. Đáng chú ý là hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm được phương thức hợp lý để giải quyết tình trạng leo thang bạo lực ở quốc gia vùng Vịnh này. Nói thế là bởi lẽ trong khi Mỹ tính toán đến việc dùng máy bay không người lái không kích vào các căn cứ của ISIL và cử 300 đặc nhiệm tới Iraq để bảo vệ nhân viên ngoại giao và Đại sứ quán thì Chính phủ Nga đã thẳng thừng tuyên bố, ngay cả khi có yêu cầu từ Baghdad, các cuộc không kích của Mỹ trên lãnh thổ Iraq vẫn phải được sự cho phép của Hội đồng Bảo an LHQ. Chỉ khi đó, các biện pháp vũ lực mới được coi là hợp pháp và phù hợp với các tiêu chuẩn cũng như nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich còn nhấn mạnh: "Trong trường hợp khác, chúng ta có thể nhận được phương án thứ hai của thảm kịch Iraq, vốn sẽ không chỉ mang ý nghĩa khu vực mà còn có quy mô lớn hơn nhiều".
Trong khi đó, tại Iraq, tình hình chiến sự vẫn rất căng thẳng. Một quan chức phụ trách về an ninh làm việc tại văn phòng Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki trong khi trả lời phỏng vấn báo giới đã khẳng định, mặc dù hiện nay, ISIL vẫn đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công và chiếm đóng các thành phố lớn nhưng thực chất, đằng sau tổ chức này là một liên minh chính trị mới hình thành. Liên minh này là sự kết hợp giữa những người Hồi giáo cực đoan dòng Sunni và thế hệ binh sĩ Iraq trung thành của cố Tổng thống Saddam Hussein. Đó là chưa kể đến một nhóm chiến binh trẻ được tuyển mộ trong vòng 5 năm qua và là người Iraq nhưng mang quốc tịch nước ngoài.
Nhiều người Hồi giáo theo dòng Shiites gia nhập quân đội Iraq để đối phó với ISIL. Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki tuyên bố rằng, những người tình nguyện chiến đấu tại "các điểm nóng" cùng lực lượng an ninh sẽ được trả công 750.000 dinar (644 USD) một tháng. Ảnh: Reuters.
Các thông tin mà cơ quan tình báo Iraq thu thập được cũng cho thấy có rất nhiều nhóm Hồi giáo dòng Sunni gia nhập hoạt động của ISIL, trong đó có nhóm "The Army of the Men of the Naqshbandiyah Orrder (JRTN), nhóm "Ansar al-Sunna" và nhóm "The Army of Mohammed". Cả ba nhóm này đều từng bị tình báo Mỹ cảnh báo là có quan hệ chặt chẽ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và có thiện cảm, rất trung thành với Izzat Ibrahim al-Duri, cựu Phó Tổng thống Iraq dưới thời cầm quyền của ông Saddam Hussein. Một điểm đáng chú ý nữa là cả 3 nhóm này đều không có thiện cảm với phương Tây và Mỹ. Đây cũng là lý do tại sao mà các nhà phân tích trong khu vực nhận định rằng, trong thời gian tới, các tay súng thuộc ISIL có thể sẽ tiến hành các vụ tấn công nhằm vào các chính phủ phương Tây nếu như nhóm này giành chiến thắng trong cuộc chiến tại Iraq.
Thực tế cho thấy, hôm 18/6 vừa qua, lực lượng an ninh Mỹ đã bắt giữ 2 nghi can khủng bố tại Texas, trong khi tại Pháp, hàng trăm thanh niên đã được chiêu mộ để tham gia vào các nhóm nổi dậy tại tại Syria hay Iraq. Điều phối viên về chống khủng bố của EU Gilles de Kerchove hôm 19/6 cũng cảnh báo rằng, các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể huấn luyện binh sĩ tại nước ngoài để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trực tiếp tại châu Âu hay bất cứ đâu. Ông Gilles de Kerchove nói: "Tôi rất lo ngại khi những cảnh báo của tôi là có thể xảy ra. Các nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông tại Iraq có thể đang chuẩn bị và huấn luyện lực lượng ở nước ngoài để tấn công châu Âu và những khu vực khác". Hiện tại ISIL vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi tấn công và chiếm đóng. Một số nguồn tin còn cho hay, ISIL đã chiếm cơ sở sản xuất vũ khí hóa học cũ có tên gọi là Muthanna, vốn là di sản từ thời cố Tổng thống Saddam Hussein. Khu phức hợp Muthanna, cách thủ đô Baghdad 60km về phía Tây Bắc.
Báo cáo được gửi tới Tổng thống Mỹ Barack Obama trong những ngày qua, khi ISIL đang "làm mưa làm gió" ở các thành phố lớn của Iraq cho thấy, ISIL có nhiều cách kiếm tiền khá mạnh bạo. Thành viên của ISIL không chỉ tổ chức các vụ cướp ngân hàng, tiệm vàng bạc, trang sức lớn mà thậm chí còn tạo lập một đường dây vận chuyển hàng xuyên quốc gia ở khu vực Trung Đông. Trong các cuộc tấn công khủng bố ở Iraq, ISIL thường xuyên nhắm vào những địa điểm chứa đựng nhiều phương tiện, trang phục và nhất là vũ khí của Mỹ. Vì thế mới có chuyện là phần lớn các thành viên của ISIL thường "diện" những bộ quân phục tiêu chuẩn Mỹ. Đặc biệt, trong quá trình chiếm đóng trung tâm dầu mỏ Mosul, thủ phủ tỉnh Nineveh của Iraq hôm 13/6, ISIL đã thu giữ không những rất nhiều thiết bị quân sự của Mỹ mà còn có một lượng tiền mặt lớn trị giá khoảng 500 triệu USD và vàng khối từ ngân hàng trung ương trong thành phố. Tờ International Business Times dẫn lời Thống đốc tỉnh Nineveh Atheel al-Nujaifi cho biết, với số tiền này, ISIL đã trở thành "lực lượng khủng bố giàu nhất thế giới". Ước tính lượng tiền bị ISIL chiếm đoạt tương đương với ngân khố của các nước nhỏ như Tonga, Kiribati, các quần đảo Marshall và Falkland
Theo VNE
Tổng thống Syria lại bị tố 'phạm tội ác chiến tranh' Người đứng đầu Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 2.12 cho biết ủy ban này có chứng cứ cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phạm các tội ác chiến tranh. Tổng thống Syria Bashar al-Assad - Ảnh: Reuters Đây là lần đầu tiên Ủy ban Nhân quyền LHQ trực tiếp đề cập đến ông Assad, theo BBC. Cao ủy...