Những vụ động đất tồi tệ nhất thế giới
Cơn địa chấn hôm nay ngoài khơi Indonesia gợi lại những trận động đất mạnh về cường độ hoặc kinh hoàng về mức độ hủy diệt mà lịch sử thế giới từng gánh chịu.
2011, Nhật Bản
Một con tàu lớn lao sát vào nhà dân ở cảng tại Kamaishi, Nhật Bản, sau động đất và sóng thần. Ảnh: AP
Trưa ngày 11/3/2011, một cơn động đất mạnh 9 độ Richter tấn công vùng ven biển đông bắc Nhật Bản. Cơn địa chấn mạnh tiếp tục chứng tỏ sức hủy diệt ghê gớm khi kéo theo một cơn sóng thần trùm lên ba tỉnh đông bắc Nhật. Hơn 20.000 người đã chết hoặc mất tích chỉ trong khoảnh khắc.
Cơn địa chấn mạnh nhất trong vòng một thế kỷ qua còn gây nổ tại các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ năm 1986. Một năm sau thảm họa kép, nỗi ám ảnh phóng xạ vẫn còn dai dẳng không chỉ trên toàn nước Nhật mà thậm chí cả các nước trên thế giới.
2010, Haiti
Haiti tan hoang sau động đất. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Trận động đất làm rung chuyển Haiti vào ngày 12/1/2010 mạnh 7 độ Richter, có tâm chấn nằm cách thủ đô Port au Prince khoảng 25 km về phía tây. Một loạt các dư chấn sau đó đã được ghi nhận, trong đó có 14 dư chấn có độ mạnh 5- 5,9 độ Richter.
Trận động đất lớn chưa từng có tại Haiti trong 200 năm đã làm rung chuyển toàn bộ quốc gia, khiến nhiều tòa nhà đổ sập, trong đó có dinh tổng thống. Khoảng 3 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Trong khi đó, chính phủ Haiti ước tính con số thương vong là hơn 200.000 người.
2008, Tứ Xuyên, Trung Quốc
Hơn 87.000 người đã chết trong trận động đất kinh hoàng năm 2008 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa mạnh 7,9 độ Richter làm rung chuyển toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên, phá hủy hàng triệu công trình, gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ USD. Gần 10.000 trẻ em chết trong các trường học bị sụp đổ, dẫn tới một cuộc điều tra bất thường của chính phủ cho thấy khoảng 20% các trường tiểu học ở nước này được xây trong tình trạng không an toàn.
2004, Ấn Độ Dương
Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter làm rung chuyển đáy biển Ấn Độ Dương, tạo ra sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử. Cơn động đất mạnh nhất trong 40 năm đã tạo ra một cơn sóng thần khủng khiếp, với những con sóng khổng lồ cao 15 m, tràn vào bờ biển của 11 nước. Hàng trăm người bị lôi ra biển trong khi những người khác chết chìm trong các ngôi nhà của mình. Con số thiệt mạng chính thức được báo cáo là gần 227.900 người.
2005, Kashmir
Kashmir – khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan – càng thêm thảm hại khi một trận động đất dữ dội xảy ra vào ngày 8/10/2005. Với cường độ 7,6 độ Richter, cơn địa chấn giết chết 79.000 người và khiến hàng triệu dân mất nhà cửa. Vùng núi xa xôi hiểm trở càng khiến cho công tác cứu hộ thêm khó khăn.
1976, Đường Sơn, Trung Quốc
Động đất ở Đường Sơn, Trung Quốc. Ảnh: earthquake.usgs
Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử cũng xảy ra tại Trung Quốc, lần này là ở tỉnh Đường Sơn, vào năm 1976. Đây được coi là trận động đất kép bởi cơn dư chấn xảy ra 16 tiếng sau cơn rung chuyển đầu tiên cũng mạnh 7,8 độ Richter. Số người thiệt mạng ước tính lên tới 250.000.
1970, Chimbote, Peru
Trận động đất xảy ra tại thị trấn ven biển Chimbote của Peru hôm 31/5/1970 mạnh 7,9 độ Richter và có tâm chấn nằm cách đó 24 km nhưng vẫn cướp đi sinh mạng của 70.000 người và khiến hơn 800.000 dân mất nhà cửa. Các trận lở đất cùng với các mảnh vỡ lao xuống với tốc độ 320 km/h từ ngọn núi Navado Huascaran phá hủy toàn bộ các làng mạc quanh đó. Sự rung chuyển còn cảm nhận được tại Lima – cách đó 640 km.
1948, Turkmenistan
Chỉ trong vòng vài phút, một trận động đất mạnh 7,3 Richter đã biến thành phố Ashgabat thành một đống đổ nát. Hàng nghìn bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác từ Matxcơva và các thành phố khác được huy động tới để cứu trợ người dân Turkmenistan. Bất chấp nỗ lực của họ, 110.000 người mất mạng.
1923, Kanto, Nhật Bản
Quang cảnh đổ nát sau trận động đất năm 1923 ở Nhật Bản. Ảnh: aboutJapan
Đúng trưa ngày 1/9/1923, một trận động đất mạnh 7,9 Richter làm rung chuyển toàn bộ khu vực Tokyo-Yokohama. Rung chấn khiến hầu hết các tòa nhà sụp đổ và kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m. Nhưng hậu quả của nó còn kéo dài trong nhiều ngày, một loạt trận hỏa hoạn diễn ra sau vụ động đất khiến 90% các tòa nhà của Yokohama bị hư hỏng nặng, khoảng 2/5 thành phố Tokyo bị phá hủy, một nửa dân số bị mất nhà cửa. Gần 143.000 người chết.
1920, Haiyuan, Trung Quốc
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter năm 1920 tại Haiyuan, Ninh Hạ, Trung Quốc khiến các con sông đổi dòng chảy và một loạt núi sụp đổ. Sự tàn phá xảy ra đồng loạt trên 7 tỉnh Trung Quốc. Ước tính 200.000 người thiệt mạng trong thảm họa này.
1908, Messina, Italy
Trận động đất xảy ra ở dải Messina ngăn cách Sicily và Calabria vào ngày 28/12/1908 được xác định mạnh 7,5 độ Richter. Nó kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m càn quét bờ biển Italy. Hơn 80.000 người chết và hàng chục thị trấn bị phá hủy. Các cư dân tại Messina phải đến định cư tại các thành phố khác ở Italy.
Theo VNExpress
Philippines tìm kiếm người sống sót sau động đất
Theo AFP, ngày 7/2, lực lượng cứu hộ ở Philippines đã phải dùng xẻng và tay không để đào bới các đống đất đá nhằm tìm kiếm người sống sót sau trận động đất mạnh gây lở đất, sập nhà và khiến hàng chục người chết.
Dường phố nứt toác sau động đất (Nguồn: Reuters)
Trận động đất mạnh 6,8 độ Richter đã tấn công vào khu vực nằm giữa các đảo Negros và Cebu, đúng tầm giữa giờ ăn trưa hôm thứ Hai. Theo sau nó là khoảng 200 dư chấn, một số rung chấn mạnh không kém trận động đất chính, gây tâm lý hoảng sợ lan rộng.Giới chức quân đội địa phương cho biết có 43 người được xác nhận đã chết và con số thương vong có thể tăng cao. Nhiều người khác đã bị thương hoặc mất tích và đất lở đã ngăn không cho lực lượng cứu hộ tiến vào những khu vực hẻo lánh nằm trên núi.
"Các thiết bị cứu hộ hạng nặng mà chúng tôi yêu cầu hiện vẫn chưa tới nơi, bởi cầu và đường vẫn chưa được khai thông." - ông Alvin Futalan, giám đốc cảnh sát thị trấn Guihulngan ở Negros, nơi nằm trong số các vùng bị thiệt hại nặng nhất, cho biết - "Chúng tôi phải dùng tay và xẻng để tìm kiếm trong đống đổ nát."
39 người đã bị chết tại Guihulngan, một thành phố ven biển có 100.000 dân sinh sống và nằm khá gần với tâm chấn. Khu chợ của thành phố, tòa án và nhiều ngôi nhà dân đã bị sụp đổ hoặc hư hại. Lở đất tràn xuống từ các ngọn núi nằm gần đó đã chôn vùi hoàn toàn không ít ngôi nhà.
Futalan nói rằng lực lượng cảnh sát chỉ có 42 người của thành phố đã bị quá tải trước hàng núi công việc cứu hộ. Dưới sự sự hỗ trợ từ hàng trăm người lính và tình nguyện viên, tất cả hiện đang chạy đua với thời gian để tìm người mất tích. "Binh lính đã phải đi bộ khoảng 50km từ điểm đổ quân, nơi xe ô tô có thể chạy tới, để vào với chúng tôi" - Fatulan nói.
Trong bối cảnh lực lượng cứu hộ vẫn đang vất vả tìm đường tới với các cộng đồng người sống ở nơi hẻo lánh, thống đốc Negros Oriental, ông Roel Degamo đã bày tỏ lo ngại con số thương vong sẽ tăng cao. Ông cũng cho biết liên lạc ở một số khu vực bị cắt đứt, khiến người ta khó năm thông tin từ vùng thảm họa.
Cộng đồng dân cư trong vùng vẫn còn sốc và chưa dám trở lại nhà của họ. "Chúng tôi đã phải thường xuyên ngừng hoạt động tìm kiếm để chạy tới nơi an toàn vì hậu chấn diễn ra liên tục" - ông nói.
Cebu, thành phố lớn thứ 2 Philippines với 2,3 triệu dân sinh sống và là điểm du lịch nổi tiếng, chỉ cách tâm chấn có 50km. Thành phố này đã bị rung lắc dữ dội khi động đất xảy ra, nhưng dường như không có ai bị thiệt mạng ở đây.
Philippines nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các tầng địa chất thường xuyên dịch chuyển và va chạm, gây nên nhiều vụ động đất và núi lửa phun trào./.
Theo TTXVN
Lại có dư chấn 6,2 độ ở miền Trung Philippines Ngay sau vụ động đất 6,8 độ Richter làm rung chuyển quần đảo Negros vào sáng 6/2, miền trung Philippines lại xảy ra dư chấn 6,2 độ. Người dân chạy tìm nơi ẩn nấp sau trận động đất 6,8 độ Richter. (Nguồn: Getty) Trước đó, trận động đất 6,8 độ Richter xảy ra lúc 11 giờ 49 theo giờ địa phương (tức 10...