Những vụ ‘đào tẩu’ đầy tai tiếng của VĐV Việt Nam
Không ít VĐV bị bắt, bị loại khỏi đội và trở thành kẻ thất nghiệp, nhưng các vụ trốn đội vẫn xảy ra như cơm bữa.
Đội rowing của Việt Nam đang chịu thiệt vì nạn bỏ trốn ở nước ngoài của VĐV. Ảnh: ĐH.
Có lẽ nói về trốn tuyển, không ai vượt qua nổi môn vật, cái môn vốn nổi tiếng là lấy quân ở những vùng nông thôn nghèo khổ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Sự khó khăn, vất vả của các đô vật đến nỗi mà cứ có dịp đi tập huấn nước ngoài là lại có trường hợp bỏ đội, dù công tác an ninh được bảo đảm nghiêm ngặt. Trường hợp bỏ đội ra ngoài “làm ăn kinh tế” đầu tiên là của hai đô vật trong chuyến tập huấn ở Nga năm 1996.
Đến năm 2002, Cũng trong một chuyến tập huấn để chuẩn bị cho Á vận hội Busan (Hàn Quốc), 3 đô vật Tạ Đình Đức, Nguyễn Hữu Kim, Xí Hữu Sơn lại bỏ trốn. Một thành viên đã không gặp may mắn khi bị cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ và trục xuất về nước, khi đang làm nghề bốc vác tại nước này. Sau này thì VĐV đó cũng giải nghệ luôn vì không còn đường trở lại đội tuyển. Thường thì các VĐV luôn chọn những quốc gia có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài cao để “đào tẩu”. Hàn Quốc có một thời được xem là “thiên đường” của các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam.
Trong số này, không ít người là người thân của các VĐV nên đã lôi kéo được một cách dễ dàng. Còn nhớ năm 2008, sau khi kết thúc giải Vật tự do và cổ điển tại Hàn Quốc, đã có ba đô vật trong đội tuyển bỏ trốn ngay tại sân bay Incheon. Ngay tại cửa sân bay, hai VĐV Dương Đình Nam và Nguyễn Văn Phong đã bỏ trốn khiến lãnh đạo đoàn ngã ngửa. Còn nhớ khi đó, nhà vô địch Nguyễn Doãn Dũng đã xin đi vệ sinh rồi đi luôn, ngay sau khi hai đồng đội của mình tẩu thoát trót lọt. Có một điều rất thú vị ở môn vật là khi báo chí tìm hiểu về lý do vì sao lại có nhiều VĐV vật bỏ trốn như thế, mới vỡ lẽ các đô vật này xuất thân ở làng có “truyền thống” đi xuất khẩu lao động. Trong khi cùng trang lứa có nhà cao tầng, TV, tủ lạnh đầy đủ còn mình chỉ có tấm huy chương mạ vàng treo ở tủ gỗ, khiến các VĐV không khỏi chạnh lòng và sẵn sàng đi theo tiếng gọi của những người đi trước.
Như vậy, với hai VĐV mới nhất ở môn đua thuyền, thể thao Việt Nam có khoảng hơn chục VĐV bỏ trốn trong những lần xuất ngoại. Nếu như trước đây, có thể hiểu việc bỏ trốn là vì cuộc sống quá khó khăn, nghề thể thao không nuôi được gia đình thì bây giờ, mọi chế độ đã khá hơn nhưng các VĐV vẫn cứ bỏ tuyển khiến lãnh đạo các bộ môn không khỏi đau đầu.
Có lẽ ngoài việc tiếp tục cải thiện đời sống cho các VĐV thì giờ đây, công tác tư tưởng, nâng cao tính chuyên nghiệp của các VĐV cần phải đặt lên hàng đầu. Nói thì nói vậy chứ với cách làm của thể thao Việt Nam hiện nay, chắc chắn sẽ lại có thêm những vụ đào tẩu nữa trong tương lai.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Làng võ Sumo Nhật Bản đang khủng hoảng nhân tài
Theo AFP, Hiệp hội Sumo Nhật Bản đã quyết định đưa vị chủ tịch từ chức năm 2008 trở lại cương vị cũ, một động thái cho thấy làng võ vật Nhật Bản đang khủng hoảng nhân tài để điều hành hiệp hội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Cựu võ sỹ sumo cấp cao - nhà vô địch Kitanoumi đã được hội đồng quản trị bầu chọn để trở lại vị trí chủ tịch, có nhiệm vụ tăng cường tính minh bạch của hiệp hội.Hình ảnh các võ sỹ sumo đã bị hoen ố nghiêm trọng trong những năm gần đây, một phần do cái chết của một thiếu niên học việc sau một khóa đào tạo đầy bạo lực.
Uy tín của bộ môn này đã bị giảm mạnh trong hai năm 2010 và 2011, khi cảnh sát điều tra về một vụ bê bối khác liên quan đến việc các võ sỹ cá cược bất hợp pháp.
Tổng cộng có 22 đô vật và một người quản lý đã từ chức khi các thông tin bị tiết lộ, dẫn đến việc giải đấu bị gián đoạn trong 6 tháng.
Kitanoumi đã rời khỏi vị trí người đứng đầu Hiệp hội Sumo vào năm 2008 khi một đô vật người Nga cho kết quả dương tính với chất bị cấm, trong bối cảnh một vụ bê bối lớn về sử dụng ma túy.
Các phương tiện truyền thông cho biết cuộc bầu chọn lại này đã phản ánh sự thiếu hụt những nhân tài có thể đưa bộ môn võ vật nổi tiếng của Nhật Bản ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.
Tờ Yomiuri Shimbun nhận định một số các quan chức sumo cấp cao gặp những vấn đề về sức khỏe, trong khi những người trẻ tuổi hơn lại cần thêm kinh nghiệm trong việc quản lý hiệp hội có tính truyền thống này.
"Sự thật là không ai có thể trở thành chủ tịch," tờ báo này cho biết, nhằm thôi thúc ông Kitanoumi tiếp tục những nỗ lực để cải cách lại bộ môn thể thao này./.
Theo TTXVN
VĐV Việt Nam hồi hộp chờ thưởng Tết Tết Nguyên đán đến gần, các VĐV Việt Nam nóng lòng chờ những khoản thưởng để sửa sang nhà cửa, mua cành đào, cây quất đón Giao thừa. Các cầu thủ ở Super League vẫn phải thi đấu ở vòng 3 trước khi biết có được thưởng Tết hay không. Ảnh: Mai Hương. Những năm qua, điều giới cầu thủ quan tâm là...