Những vụ bắt gián điệp xâm nhập căn cứ R
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các lực lượng an ninh tình báo, biệt động và đặc công đóng góp một vai trò rất quan trọng vào thắng lợi Mùa xuân 1975. Họ đã thầm lặng hy sinh, lập nên những chiến công rất lớn. Những vụ bắt gián điệp, tình báo CIA Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn trong căn cứ, chiến khu miền Đông, đã chứng minh sự mưu trí, bản lĩnh và tài năng của những đồng chí lãnh đạo An ninh Miền…..
1. Bắt gián điệp, đồn trưởng Cảnh sát si tình.
Tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) những năm chống Mỹ có một cô gái tên Ngọc Lan rất xinh đẹp, là con một gia đình cơ sở cách mạng, làm nghề y tá phụ sản tại Bệnh viện Nguyễn Văn Dưỡng, khu vực Hàng Xanh (Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh). Trung úy, Đồn trưởng Cảnh sát Thi Nghè là Huỳnh Công Mai, 25 tuổi, quốc tịch Pháp, đem lòng yêu đơn phương cô Ngọc Lan.
Vỏ bọc làm cảnh sát cho Ngô Đình Nhiệm nhưng Mai làm tổ trưởng gián đệp của Phòng Nhì Pháp. Một lần, Mai theo Ngọc Lan về quê ở Gia Lộc , Trảng Bàng. Nghi ngờ Mai là gián điệp Pháp, nên lực lượng An ninh ta bố trí mật phục bắt gọn đưa ra chiến khu.
Kháng chiến chống mỹ cứu nước
Lãnh đạo giao cho Chín Nghĩa (Thiếu tưởng Ngô Quang Nghĩa, nguyên Chánh văn phòng Ban An Ninh Trung ương Cục miền Nam) và ông Tư Thắng (Huỳnh Việt Thắng, nguyên ủy viên Ban An ninh Trung ương cục miền Nam) trực tiếp lấy khẩu cung. Trước sau như một, Mai chỉ khai vì mê gái…..và không làm gián điệp. Huỳnh Công Mai tỏ rõ thái độ thách thức, dù có bắn chết cũng khai như vậy. Tư Thắng và Chín Nghĩa lên kế hoạch xác minh từ cơ sở mật nội thành, phát hiện yếu điểm của Mai là si tình, nghiện hút.
Theo bố trí, anh em canh gác thi thoảng cho y hút thuốc lá, uống cà phê rồi bí mật theo dõi. Ông Tư Thắng cử giao liên đến Gia Lộc vận động gia đình đưa Ngọc Lan ra chiến khu để tính mưu kế khai thác. Ban cử 6 trinh sát mang theo võng đón Ngọc Lan, vì sợ cô không quen đi rừng nên phải khiêng, đồng thời mua một ít quà cáp có vẻ ở “thành đô” như thuốc lá, xà phòng, cà phê….Ban An ninh sử dụng “mỹ nhân kế” trao tận tay đối tượng bức thư tình mùi mẫn do Ngọc Lan viết.
Hai trang thư với nét chữ nắn nót rất đẹp, rất mùi mẫn nói lên nỗi lòng lo âu nhớ nhung của Ngọc Lan. Cô khuyên nhủ Mai nên nói hết sự thật, để sớm được khoan hồng, về đoàn tụ…Nhận được thư, quà của Ngọc Lan, Mai như cây chết héo được tưới nước tươi tỉnh hẳn lại. Sau đó, Mai bỗng dưng khóc thảm thiết và nằng nặc xin gặp cán bộ Tư Thắng, Chín Nghĩa; rồi khai nhận thành khẩn.
2. Tóm gọn “cáo già” tình báo Mỹ – Diệm trong chiến khu.
Tến năm 1962, Ban An ninh Tây Ninh tại căn cứ Bời Lời điện báo cho Ban An ninh R nội dung: có một tri thức từ Sài Gòn tên Vũ Thanh Hà, là nhân sĩ Công giáo, nhà giáo, nhà báo, có trình độ học vấn khá cao, quen biết rất nhiều chính khách trong chích quyền Sài Gòn, lên vùng giải phóng tìm đường vào căn cứ theo cách mạng.
Video đang HOT
Chỉ mang hai bộ đồ đã cũ, ít tiền ăn dọc đường. Lực lượng An ninh tạm bố trí cho Hà sống chung với mấy anh em cảnh vệ để thăm dò. Hà sốg giản dị, vui tính, hòa đồng với mọi người, có công việc là hăng hái tham gia, không nề hà, quản ngại…..
Thấy anh em cảnh vệ vứt súng đạn, lựu đạn bừa bãi, Hà nhẹ nhàng phê bình: “Mấy anh sống mất cảnh giác quá. Tôi là khách mời đến, lỡ chụp súng bỏ chạy thì sao?”. Lần khác đi vệ sinh, Hà xin gặp chỉ huy góp ý: “Đề nghị từ nay trở đi, anh em không được tùy tiện vứt giấy bừa bãi”.
Tất cả giấy vệ sinh đều phải đốt hủy, nhất là bao thư từ, công văn có ghi tên người, tên cơ quan đơn vị…. Lính đi càn thường tìm những mảnh giấy ghi nội dung có thể biết được khu vực càn quét thuộc cơ quan nào, cấp nào, nhà của ai….để đánh phá”.Mọi diễn biến của Vũ Thanh Hà được báo cáo đầy đủ đến Ban An ninh R.
An ninh tình báo
Ông Tư Thắng nghi ngờ; tại sao Vũ Thanh Hà theo cách mạng, chỉ mang theo đúng hai bộ đồ cũ? Những “góp ý” mất cảnh giác, đặc biệt là “mẩu giấy vệ sinh”cho thấy, đấy là nghiệp vụ của một gián điệp, không đơn gản là một trí thức. Cơ sở mật báo cáo : Vũ Thanh Hà là một tri thức Công giáo di cư, công chức tiểu tư sản, gia đình có một căn nhà lầu đúc, vợ buôn bán tạp hóa bình thường. Ban An ninh R quyết định đưa Hà vào căn cứ Bời Lời để đấu tranh khai thác. Chân tướng một gián điệp bị lộ, nhưng Hà chỉ bị giam lỏng.
Hơn một tháng trôi qua, dài như một thế kỷ, Vũ Thanh Hà trở nên suy sụp tin thần, hằng đêm ngồi suy tư, mất ngủ vì căng thẳng….Cuối cùng, Vũ Thanh Hà xin giấy bút tự khai khoảng 20 trang giấy. Vũ Thanh Hà đã khai danh sách sĩ quan an ninh, nhân viên Sở Mật vụ dưới tay bác sĩ Trần Kim Tuyến và mâu thuẫn trong giới chính khách, đặc biệt là gia đình họ Ngô. Những tình tiết trong lời khai của Hà rất đúng với những gì cơ quan tình báo ta thu thập được.
Vũ Thanh Hà quê quán ở Thanh Hóa, theo đạo Công giáo toàn tòng, di cư vào Nam năm 1954. Sau khi học hết tú tài toàn phần chương trình Pháp, Hà được CIA Mỹ và tình báo Diệm cài vào chiến khu. Lợi dụng việc Hà có trí nhớ tốt, có đầu óc phân tích cao, với mục đích nhớ vị trí cơ quan đầu não của ta, nắm tình hình trên chiến trường, nhớ các loại vũ khí quân ta đang sử dụng và hỏa lực chiến đấu, nguồn chi viện vũ khí và các thông tin khác. Tất cả sẽ được “lưu trữ” trong đầu, chỉ cần thoát về Sài Gòn là giãi mã. CIA trả lương rất cao qua một tài khoản bí mật tại ngân hàng do Hà đứng tên.
3. Thiếu tá tình báo đội lốt thợ săn voi rừng.
Trinh sát từ Thủ Dầu Một (Sông Bé) mật báo về Ban An ninh Miền; xuất hiện một tay thợ săn, mang theo vài tên tùy tùng, mỗi tháng 2-3 lần dùng xe Jeep mò vào khu vực bìa rừng Nhà Đỏ-Bông Trang (huyện Tân Uyên, Bình Dương) để săn bắn. Đây là khu vực tiếp nối với chiến khu D (Dương Minh Châu) và cũng là căn cứ Khu ủy Miền Đông và Trung ương Cục miền Nam. Ban An ninh R giao nhiệm vụ cho Tư Thắng, Chín Nghĩa xử lý. Cơ sở mật xác minh lai lịch đám thợ săn khả nghi.
Cứ mỗi lần chẩn bị vào rừng săn bắn, chúng cho nã pháo và hai bên đường, dọc theo khu vực Trạm kiểm lâm của ta quản lý để thị uy, ra oai. Nhiều năm qua, chúng săn bắn voi và tê giác. Cầm đầu toán thợ là Thiếu tá Trần Hùng, nhân viên tình báo Sở Mật vụ Phủ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, do Nguyễn Văn Nhiễu làm giám đốc Đây là cơ quan đầu não, tai mắt của Thiệu, một số nhân viên tình báo thường là người của CIA Mỹ cài cắm, hòng giám sát theo dõi lẫn nhau.
Tư Thắng quyết định, bằng mọi cách phải bắt sống tên Thiếu tá Hùng bảo đảm nhanh gọn. Các trinh sát giả dạng đoàn thợ rừng qua Campuchia làm ăn, trình giấy tờ cho Trạm kiểm soát lâm sản, rồi xin ở nhờ tại trạm vài hôm chờ mua đủ lương thực. Nghe một hồi pháo bắn dọn đường, các trinh sát lập tức tản ra hai bên né rừng mật phục. Thiếu tá Hùng cùng một tên cận vệ, một lái xe ung dung chạy xe vào trạm, bày thịt quay ra nhâu nhẹt linh đình.
Sau khi nhậu say sưa, Trần Hùng lững thững bước ra khỏi trạm, đi về phía một gốc cây to…để “lấy nước trong mình ra”,thì bất ngờ, họng súng AK đen ngòm của Út Tâm chĩa thẳng vào đầu với tiếng hô dõng dạc “Giơ tay lên!”
Tổ an ninh bắt sống Trần Hùng với hai tên thuộc hạ và dùng chính xe Jeep của chúng chạy băng rừng về hướng Mã Đà. Tới căn cứ suối Bà Hào, mùa mưa đường lầy lội, nước suối chảy xiết, phải huy động lực lượng bộ đội ở gần két bè tre làm cầu phao cho xe qua an toàn. Trần Hùng khai nhận, là con rể Tỉnh trưởng Bà Rịa, Thiếu tá tình báo của Sợ Mật vụ. Bằng chứng từ tấm ảnh chụp Hùng đứng bên cạnh con voi khổng lồ bị hạ sát bằng khẩu súng calip. Con voi bị hạ có cặp ngà dài khoảng 2,7m, là cặp ngà to nhất, dài nhất ở Việt Nam khi đó.
Trần Hùng đã dâng tặng cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu làm quà tiến thân và Thiệu dùng nó tặng Tổng Thống Mỹ Nixon. Trần Hùng khai, nhiệm vụ của y là giả dạng thợ săn vào rừng, vẽ bản đồ mục tiêu và đánh dấu chỉ điểm cho máy bay Mỹ ném bom và nã pháo, càn quét cơ quan đầu não của Trung ương Cục miền Nam. Nếu cơ quan An ninh không sớm phát hiện thì hậu quả khó lường.
Theo Công an nhân dân
Người đầu tiên giúp Mỹ lật tẩy sự thật về thảm sát Mỹ Lai
Ronald L. Ridenhour, một cựu binh Mỹ đã gửi thư cho Tổng thống Nixon yêu cầu điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai, đưa vụ việc mà Mỹ che đậy ra ánh sáng.
Ronald L. Ridenhour, người đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Nixon năm 1969 để yêu cầu chính phủ điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968. Ảnh: Sniperview
Ronald L. Ridenhour, một binh sĩ thuộc Lữ đoàn bộ binh 11 của Mỹ tham chiến tại Việt Nam, nghe đồng đội kể về thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968 khoảng một tháng sau khi vụ việc diễn ra. Câu chuyện về những người lính Mỹ giết hại dân thường ám ảnh Ridenhour.
Do không tham gia chiến dịch và trực tiếp chứng kiếm cảnh chết chóc, ông đã thu thập tư liệu về vụ thảm sát từ những người tham gia và nhân chứng, New York Times cho hay.
Tháng 12/1968, Ridenhour từ Việt Nam trở về Mỹ. 4 tháng sau, ông soạn một bức thư 1.500 từ, sao 30 bản và gửi tới Tổng thống Richard M. Nixon, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin R. Laird, giới chức bang Arizon và báo đài.
Lá thư của cựu binh Mỹ miêu tả vụ tấn công mang tính hủy diệt vào Mỹ Lai của các binh sĩ Mỹ. Thư có đoạn: "Tôi hỏi Butch về nạn nhân của vụ thảm sát. Anh ấy cho biết đàn ông, phụ nữ, trẻ em đều bị giết. Butch nhớ lại cảnh một cậu bé khoảng 3 đến 4 tuổi, bị thương ở tay đang đứng trên đường. Tay còn lại của em ôm lấy chỗ bị thương. Máu chảy ướt các ngón tay".
Đoạn tiếp theo mô tả cảnh em bé sốc và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sau đó, một lính Mỹ đã nổ súng về phía bé trai.
Vỡ lở
Một lính Mỹ châm lửa, đốt nhà dân trong vụ sát hại dân thường ngày 16/3/1968. Ảnh: My Lai Massacre Museum
Dù chính phủ Mỹ, đứng đầu là Tổng thống Nixon, cố tình làm ngơ, che giấu vụ việc nhưng báo chí đã vào cuộc. Seymour Hersh, phóng viên của New Yorker, là nhà báo tiên phong trong cuộc điều tra. Ông đã độc lập thu thập thông tin, bằng chứng từ William Calley, viên trung úy chỉ huy chiến dịch thảm sát Mỹ Lai, và các nhân chứng khác để viết bài.
Những bài báo của Hersh khiến dư luận Mỹ sôi sục căm phẫn. Sức ép lớn đến nỗi chính phủ phải vào cuộc điều tra các nhân vật có liên quan đến vụ thảm sát.
Tháng 11/1970, quân đội Mỹ mở tòa án binh xét xử những quân nhân liên quan trực tiếp tới vụ sát hại dân thường ở Mỹ Lai. Calley bị cáo buộc nhiều tội nhất, trong đó có ra lệnh cho binh sĩ bắn mọi mục tiêu, dồn người dân vào một con kênh rồi xả súng...
Trong phiên tòa năm 1971, viên trung úy không phủ nhận đã tham gia chiến dịch ngày 16/3/1968 nhưng nhấn mạnh ông phải tuân lệnh cấp trên, đại úy Ernest Medina. Calley nhận án tù chung thân. Sau đó, Tổng thống Nixon đã giảm án và yêu cầu hình thức giam lỏng tại gia đối với Calley. Sau 3 năm, viên trung úy được trả tự do.
Trong một bài báo đăng tải trên New York Times năm 1973, Ridenhour cho biết anh viết thư cho giới chức Mỹ để phơi bày sự thật về cuộc sát hại người dân vô tội. Anh hy vọng "sự việc sẽ cho thấy rằng chính sách quân sự của Washington ở nước ngoài không chỉ đi ngược với những nguyên tắc của xã hội dân chủ mà còn rất thấp hèn, tàn độc và tự phá hoại".
Sau khi tham gia điều tra vụ thảm sát dân thường ngày 16/3/1968 của quân đội Mỹ, Ridenhour tốt nghiệp đại học năm 1972 và trở thành nhà báo điều tra. Năm 1987, cựu binh giành giải báo chí George Polk Award vì những đóng góp trong vụ bê bối thuế ở New Orleans. Ông qua đời năm 1998 tại Metairie, Louisiana, ở tuổi 52 vì đột quỵ.
Những đóng góp của các nhà báo, nhất là của Ridenhour, được thế giới ghi nhận. Sau này người ta dùng tên ông để đặt cho giải thưởng báo chí uy tín bậc nhất nước Mỹ, giải Ridenhour, để vinh danh cựu binh kiêm nhà báo dũng cảm.
Theo Tri Thức
Những dấu hiệu oan khuất trong vụ án nữ "đại gia" bị cắt cổ Phát hiện bà cô nằm bất động, Sinh vội hô hoán cho mọi người. Công an đã bắt Sinh, đưa vào viện tâm thần và cho trắng án thả về. Bố nghi phạm cho hay: "Tôi khẳng định họ đưa con tôi vào điều trị tâm thần là muốn xóa bỏ hồ sơ phạm tội một cách hợp pháp, chứ không có ý...