Những vụ bắt cóc máy bay lịch sử
Vụ bắt cóc chiếc máy bay chở khách Airbus A320 của Hãng Hàng không EgyptAir, buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Larnaca thuộc đảo Síp
Vụ bắt cóc khiến các nhà chức trách phải đề cao cảnh giác hơn nữa với vấn nạn không tặc. Chúng ta cùng nhau nhớ lại những trường hợp bắt cóc máy bay lớn nhất tương tự đã xảy ra trong vòng hai thập kỷ vừa qua. Trong các vụ bắt cóc máy bay từ năm 1990 trở lại đây, ngoài những trường hợp do bọn khủng bố có tổ chức gây ra nhiều bi kịch đôi khi còn có cả những câu chuyện bi hài khác nữa.
Lính Taliban bên chiếc máy bay của Hãng Hàng không Ấn Độ do các chiến binh Pakistan bắt cóc tại Kandahar (năm 1999). Ảnh: Reuters
Ngày 17/2/2014. Trên chuyến bay Addis Ababa – Roma – Milan, phi công phụ của chiếc Boeing 767 thuộc hãng Hàng không Ethiopian Airlines chờ cho viên cơ trưởng rời buồng lái liền khóa trái cửa cabin lại và điều khiển máy bay tới Geneva.
Trên máy bay, ngoài viên phi công đó ra còn có 193 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn. Sau một hồi lượn lờ trên thành phố, ông ta đã liên lạc với chính quyền Thụy sỹ yêu cầu được tị nạn chính trị. Chiếc máy bay hạ cánh khi lượng xăng dự trữ chỉ còn đủ chừng 10 phút bay, tên không tặc đã đầu hàng và nhận án 20 năm tù giam.
Ngày 19/4/2009, chiếc Boeing 737 của Hãng Hàng không Canada CanJet đã bị một hành khách có vũ trang bắt cóc trước khi cất cánh từ sân bay Jamaica thuộc thành phố Montego- Bay. Không hiểu bằng cách nào mà y đã đem theo được một khẩu súng lục lên máy bay.
Trên chuyến bay đó có 182 hành khách. Kẻ bắt cóc yêu cầu được bay tới Cuba. Sau nhiều giờ đàm phán, y đã phóng thích các hành khách, nhưng vẫn tiếp tục giữ lại phi hành đoàn. Lực lượng đặc nhiệm Jamaica đã phải dùng biện pháp tấn công chiếm lĩnh máy bay. Rất may là không có ai bị thương.
Ngày 11/9/2001 đã xảy ra vụ bắt cóc máy bay lớn nhất trong lịch sử ngành Hàng không dân dụng. Bốn chiếc máy bay của 2 Hãng Hàng không United Airlines và American Airlines đã bị những kẻ khủng bố liên quan tới Al-Qaeda bắt cóc.
Hai chiếc trong số đó đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, một chiếc đâm vào Lầu Năm Góc, chiếc còn lại bị rơi ở Pennsylvania, sau khi hành khách cố phá cửa xông vào buồng lái, nơi những tên không tặc đã khóa cửa bên trong.
Video đang HOT
Những hành khách của chiếc máy bay Tu-154 bị bắt cóc trở về từ Ả Rập Saudi. Ảnh: Konstanin Crưmxky; Valentin Kuzmin / TASS
Ngày 15/3/2001. Chiếc Tu-154 của Hãng Hàng không “Vnukovo Airlines”, bay từ Istanbul đến Moscow, đã bị ba người Chechnya bắt cóc, yêu cầu bay đến Ả Rập Saudi. Trên khoang có 174 người. Sau khi hạ cánh tại Medina để tiếp nhiên liệu, những kẻ khủng bố đã thay đổi kế hoạch: chúng quyết định bay tới Afghanistan, nhưng sau đó lại dọa cho nổ tung máy bay.
Lực lượng đặc nhiệm Ả Rập Saudi đã đột nhập vào máy bay, bắn hạ một tên khủng bố, nhưng một hành khách người Thổ Nhĩ Kỳ và Yulia Fomina- Tiếp viên Hàng không trên máy bay – cũng bị thiệt mạng.
Ngày 25/5/2000. Máy bay A330 của Hãng Hàng không Philippine Airlines bay từ Davao tới Manila ngay trước khi hạ cánh đã bị một người đàn ông có vũ trang súng ngắn và lựu đạn bắt cóc. Trên máy bay có 278 hành khách và 13 thành viên phi hành đoàn.
Kẻ bắt cóc đã ra lệnh cho hành khách bỏ tất cả những đồ có giá trị vào một chiếc túi, sau đó y yêu cầu các phi công hạ thấp độ cao và mở cửa máy bay để y nhảy dù bằng một chiếc dù tự tạo. Tới thời điểm cuối cùng, tên cướp hoảng sợ và một tiếp viên đã đẩy y ra khỏi cửa máy bay ở độ cao 1800 mét. Thi thể của tên không tặc không may mắn đó đã được tìm thấy ba ngày sau tại một địa điểm cách Manila 70 km.
Ngày 24/12/1999. Chiếc A300 của Hãng Hàng không Indian Airlines, bay từ Kathmandu đến Delhi cùng với 176 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn, đã bị bắt cóc bởi các thành viên của nhóm cực đoan Pakistan “Harkat-ul-Mujahideen” Lúc đầu, những kẻ khủng bố ép tổ lái bay tới thành phố Amritsar Ấn Độ, từ đó bay đến Lahore (Pakistan), tiếp theo đó là đến Dubai (Tại Dubai chúng đã thả 27 hành khách), và cuối cùng là đến Kandahar- Afghanistan. Các con tin đã được phóng thích, chính quyền Taliban cho phép những kẻ bắt cóc máy bay sau 10 giờ đồng hồ phải rời khỏi Afghanistan.
Kẻ bắt cóc chiếc máy bay của Ấn Độ đang đàm phán với đại diện của chính quyền (Taliban) Afghanistan. Kandahar, ngày 31/12/1999. Ảnh: Dimitri Messinis / AP
Ngày 23/7/1999. Chiếc Boeing 747 của Hãng Hàng không All Nippon Airways, đang chở 503 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn bị bắt cóc. Sau khi máy bay cất cánh từ Tokyo được 25 phút, một hành khách cầm con dao nhà bếp đột nhập vào buồng lái.
Theo_Báo Đất Việt
Hành khách chụp ảnh "selfie" cùng không tặc máy bay Ai Cập
Lý giải về hành động của mình, Ben Innes cho biết anh làm như vậy vì nếu quả bom của tên không tặc là thật thì anh sẽ "chẳng còn gì để mất".
Theo Guardian, Ben Innes, 26 tuổi, là một trong ba hành khách và bốn thành viên tổ bay bị kẻ bắt cóc chuyến bay MS181 giữ đến cuối cuộc bắt con tin, sau khi không tặc khống chế chiếc máy bay của hãng hàng không EgyptAir đang trong hành trình từ Alexandria tới Cairo, buộc nó chuyển hướng hạ cánh xuống CH Síp.
Ben Innes (phải) chụp ảnh cùng Seif Eldin Mustafa - kẻ bắt cóc máy bay mang số hiệu MS181 của EgyptAir. (Ảnh: Sky News)
Trong khi chiếc máy bay đang bị không tặc khống chế ở sân bay Larnaca, CH Síp, Ben Innes đã tranh thủ chụp ảnh cùng Seif Eldin Mustafa - đối tượng đeo đai nghi là bom, thủ phạm vụ bắt cóc máy bay Airbus A 320.
Quả bom sau đó được xác định là bom giả, tuy nhiên, ở thời điểm bức ảnh được chụp, điều này vẫn chưa được xác nhận.
Lý giải về hành động của mình, Ben Innes cho biết: "Tôi không rõ vì sao mình lại làm như vậy, tôi chỉ gạt bỏ sự thận trọng, tỏ ra vui vẻ trước nghịch cảnh đó. Tôi nghĩ rằng nếu quả bom là thật thì tôi cũng chẳng còn gì để mất, vì vậy tôi tận dụng cơ hội để có thể quan sát nó ở cự ly gần hơn".
"Tôi nhờ một thành viên tổ bay phiên dịch hộ và hỏi hắn liệu tôi có thể chụp ảnh selfie với hắn được không. Hắn chỉ nhún vai và nói OK, và tôi đứng cạnh hắn, cười trước ống kính khi nữ tiếp viên bấm máy. Đây chắc chắn là bức ảnh selfie tuyệt nhất từ trước đến giờ", Innes nói thêm.
Innes cho biết, sau khi đã quan sát kỹ hơn, anh nghi ngờ thiết bị nổ Mustafa đeo trên mình là giả. Innes nói: "Vì vậy, tôi quyết định quay trở lại chỗ ngồi và hình dung chặng được tiếp theo mình sẽ đi".
Ngay sau khi bức hình Ben Innes chụp cùng kẻ không tặc lan truyền trên mạng xã hội, bạn bè anh đã mô tả Innes là "nhân vật đóng thế" của lực lượng an ninh để vô hiệu hóa kẻ bắt cóc máy bay; đồng thời dành cho Innes những lời khen tặng.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, hành động của Innes là điên rồ.
Innes là một chuyên gia đánh giá chất lượng an toàn và y tế từ thành phố Leeds, sống ở Aberdeen, Scotland. Anh trở về nhà sau một chuyến công tác khi chuyến bay MS181 của hãng hàng không EgyptAir bị khống chế.
Vụ không tặc Ai Cập: Triệu tập trưởng cơ quan an ninh sân bay
Vụ bắt cóc chiếc máy bay Airbus 320 mang số hiệu MS181 của hãng hàng không Ai Cập đã kết thúc lúc gần 2h chiều 29/3 (giờ địa phương), tức hơn 5 tiếng sau khi máy bị buộc phải hạ cánh xuống sân bay Larnaca của Síp theo yêu cầu của kẻ bắt cóc.
Nghi phạm là một công dân Ai Cập có tên gọi Seif El Din Mostafa, đã chấp nhận đầu hàng lực lượng an ninh Síp mà không cần đến biện pháp can thiệp bằng vũ lực. Toàn bộ 62 người có mặt trên máy bay gồm 55 hành khách thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và 7 thành viên phi hành đoàn, đều được an toàn.
Theo Bộ trưởng Hàng không dân dụng Ai Cập Sherif Fathi, Seif Eldin Mustafa - kẻ bắt cóc chiếc máy bay không phải là khủng bố và người này có những biểu hiện của bệnh tâm thần. Tuy nhiên, động cơ thực sự đứng đằng sau vụ bắt cóc vẫn chưa được làm sáng tỏ./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Vụ bắt cóc máy bay Ai Cập: Lực lượng an ninh không được áp sát máy bay Kẻ bắt cóc chiếc máy bay Airbus 320 của hãng Egyptair chở ít nhất 81 người trên máy bay đã yêu cầu lực lượng an ninh không được phép áp sát máy bay. Thông tin trên được Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập cung cấp cho CNN chiều 29/3 (giờ Việt Nam). Trước đó, cơ trưởng Omar El Gamal cho biết, một...