Những vụ bán độ, làm kèo tồi tệ nhất lịch sử game Việt
Và sau sự cố đang xảy ra với làng AoE Việt cùng một số game thủ hàng đầu của bộ môn này, có thể bản danh sách đen trên lại tiếp tục được kéo dài ?
Trong lịch sử phát triển của eSports và game Việt Nam, không thiếu những vụ bán độ, làm kèo đã bị phanh phui. Và sau sự cố đang xảy ra với làng AoE Việt cùng một số game thủ hàng đầu của bộ môn này, có thể bản danh sách đen trên lại tiếp tục được kéo dài ?
Đội CS:GO mạnh nhất Việt Nam bán độ vào năm 2014
Giữa năm 2014, làng CS:GO Việt Nam rúng động vì scandal bán độ của đội game Legends.GO, team CS:GO được coi là mạnh nhất trong nước thời bấy giờ. Việc Legends.GO bán độ không chỉ một, mà tới hai lần trong trận đấu với TyLoo (Trung Quốc) đã khiến cộng đồng thực sự thất vọng.
Ngay khi những thông tin này bị phơi bày, cộng đồng game thủ Việt hâm mộ CS:GO đã dậy sóng đúng theo nghĩa đen. Một số người thì tỏ ra tức giận vì hành động thiếu suy nghĩ của một vài game thủ thuộc team Legends. Trong khi đó, nhiều người khác thì cảm thấy mất lòng tin vì ngay cả một top team CS:GO của nước nhà cũng bán độ, thì tương lai của nền thể thao điện tử Việt, ít nhất là ở bộ môn game bắn súng này là cực kỳ bấp bênh.
Cái giá phải trả cho hành vi đánh xấu hổ trên là việc 4 cựu game thủ của Legends.GO đã bị nhiều đơn vị tổ chức giải đấu cẫm vĩnh viễn.
DOTA 2 Aces Gaming bán độ vào năm 2015
Có vẻ như tấm gương của Legends.GO chưa đủ để khiến những gosu của chúng ta phải “rút kinh nghiệm”. Bằng chứng là chỉ một năm sau đó, một cái tên đình đám khác của làng eSports Việt cũng bị phanh phui vì bán độ. Lần này là Aces Gaming, đội DOTA 2 số một Việt Nam ở thời điểm đó.
Sự việc diễn ra tại vòng loại Star ladder khu vực Đông Nam Á, với sự góp mặt của 4 đội MVP.P, Gguard và Aces Gaming. Sau khi thua chóng vánh trước 2 đội tuyển Trust và MVP.P, đội tuyển đại diện của chúng ta nhanh chóng gục ngã trước đối thủ còn lại Gguard của YamateH. Không lâu sau đó, sự việc bị vỡ lở. Trong trận đấu cuối cùng với Gguard, Aces Gaming đã cố tình thua để đội lại một số tiền khủng. Tất cả các thành viên cũ đều đã xác nhận điều này.
Video đang HOT
Đương nhiên, trước một scandal lớn như vậy, đội DOTA 2 của Aces Gaming đã sụp đổ và không thể phục hồi. Riêng với một số game thủ bán độ, Valve (nhà phát hành DOTA 2) đã cấm thi đấu vĩnh viễn trong các hệ thống giải đấu của họ (bao gồm cả giải đấu eSports lớn nhất thế giới The International).
Aoe, Hồng Anh 2019 ?
Ngày 27/9, cộng đồng mạng đã xôn xao về hình ảnh nhóm Game thủ Đế Chế nổi tiếng ở Thái Bình bị triệu tập đến đồn công an. Trong ảnh chia sẻ trên các nhóm AoE, xuất hiện các game thủ nổi tiếng như Hồng Anh, Dũng con và Meomeo.
Theo Infogame, tuyển thủ biên chế clan Thái Bình được cho là đang cung cấp lời khai để phục vụ cho công tác điều tra làm rõ liên quan đến hoạt động đánh bạc, hỗ trợ, tổ chức đánh bạc dưới hình thức thi đấu game AoE.
Có thể, chính sự vắng mặt của Hồng Anh cùng nhiều game thủ khác đang bị cơ quan chức năng triệu tập lên làm việc, được cho là nguyên nhân gián tiếp khiến giải đấu AoE Vietnam Open 2019 không thể tiếp tục.
Các tuyển thủ Đế Chế viết đơn tại trụ sở. Ảnh: AoE Thái Bình.
Hồng Anh tên thật là Đinh Đăng Hiếu, quê tại Phú Thọ, sinh ngày 1/6/1996, tức là cùng ngày cùng tháng cùng năm sinh với “Chim sẻ đi nắng” Nguyễn Đức Bình. Vì thế, nhiều người đặt cho Hồng Anh cái tên “Chim sẻ đi nắng version 2″.
Game thủ Hồng Anh ban đầu tham gia nhóm GameTV, sau đó đầu quân cho nhóm Game AoE Thái Bình. Nhóm này cũng thường xuyên tổ chức các buổi livestream các trận đấu trên fanpage và nhận được nhiều lượt theo dõi.
Hiện phía cơ quan điều tra đang làm rõ mức độ vi phạm của các đối tượng liên quan, ngoài ra cần xác minh xem có tổ chức tài trợ đứng sau tham gia hay không.
Theo gamek
Góc nhìn: Game việt về lịch sử và lịch sử về game việt
Như chúng ta đều biết, chuyện người Việt làm game từ lâu vẫn luôn là ước ao cháy bỏng của nhiều con người sinh ra trên mảnh đất chữ S này.
Tuy nhiên, từ mong ước tới hành động lại là những câu chuyện khác xa nhau hoàn toàn. Người ta cứ tưởng game do người Việt làm thì sẽ dễ được người Việt đón nhận nhưng sự thật lại không đơn giản như vậy.
Game Việt về lịch sử
Tạo hình Nguyễn Huệ độc đáo từ SHV.
Sử Hộ Vương (SHV) có lẽ là cái tên gây tranh cãi nhất mấy ngày gần đây bởi những phá cách của họ với một game bài mang đề tài lịch sử. Tuy nhiên, Sử Hộ Vương không phải là cái tên duy nhất từng dùng đề tài này vào game.
Trước họ còn có những Thuận Thiên Kiếm hay 7554 cũng từng được chú ý rất nhiều. Điểm khác biệt duy nhất là những tựa game này nhận được đa số là lời khen, thay vì ném đá một cách không thương tiếc như những gì SHV đang vướng phải. Lý do lớn nhất chính là tạo hình nhân vật đang bị coi là lố bịch với chuẩn mực xưa.
7554 từng một thời gây tiếng vang.
Những biến đổi về mặt hình ảnh không còn lạ gì đối với dòng game về lịch sử. Điển hình như trong những Dynasty Warrior, Assasin's Creed... Thậm chí táo bạo hơn như Fate/Grand Order, họ sẵn sàng thay đổi cả giới tính, bối cảnh của những nhân vật lịch sử. Tất cả để chiều lòng thị hiếu của khách hàng mục tiêu mà họ nhắm tới.
Việc thay hình đổi dạng của những Nguyễn Huệ hay Hồ Xuân Hương rõ ràng là có cơ sở đối với một đề tài mà khó ai kiểm chứng được như lịch sử. Tuy nhiên, cách họ tung ra sản phẩm tại một thị trường mà đa phần đều đề cao giá trị tinh thần rõ ràng là một nước đi có phần quá mạo hiểm hiện nay.
Và Lịch sử về game Việt
Hiện tượng Game Mobile một thời: Flappy Bird
Nhìn về game Việt nói chung, ngoài Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông từng nổi đình nổi đám thì thực sự chẳng có mấy ai dám tự hào về mặt doanh thu cả. Nói cách khác, game Việt dù làm tốt đến đâu, được khen thế nào nhưng làm sao để nhiều người thực sự tin dùng đến nó lại là một câu chuyện khác.
Thực ra, những tựa game như Flappy Bird hay Toy Odyssey (tới từ Hiker Game của Việt Nam) thành công vang dội lại tới chủ yếu từ thị trường nước ngoài, trước khi làn sóng đó được quay trở lại Việt Nam.
Cái tên 7554 từng được khen ngợi hết lời nhưng rút cuộc cũng không tránh khỏi cảnh "ế ẩm" với vỏn vẹn 2000 bản được bán ra tính cả pre-order trong ngày đầu tiên. Rõ ràng dù khen hay chê, thiên hạ cũng chẳng mảy may bỏ tiền ra mà chơi "game Việt".
Tạo hình "thuần Việt" của Thuận Thiên Kiếm nhưng rồi cũng sớm lụi tàn trước sự soi mói của cộng đồng
Có thể thấy văn hóa vùi dập dường như đã ăn quá sâu vào đại đa số những người hay tự nhận là yêu game hiện nay. Flappy Bird từng khốn khổ khi bị soi mói, rồi đến cả tựa game "được khen" như 7554 cũng bị coi là nhái Call of Duty. Còn phải kể đến Thuận Thiên Kiếm với những hình ảnh được Việt hóa tương đối xuất sắc nhưng rồi cũng không thoát khỏi cảnh bị coi chỉ là vay mượn từ game Tàu.
Vấn đề thực sự nằm ở đâu
Quay lại với Sử Hộ Vương, thiết nghĩ việc khen hay chê cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều bởi trên thực tế, khán giả hiện nay chỉ ưa tranh luận trên mạng. Khen chê không phải vấn đề mà vấn đề sống còn là họ có chơi hay không.
Nếu nhìn một cách khách quan, những người kêu gào ủng hộ game Việt, thậm chí cả những game "100% Việt" đi chăng nữa - một điều vốn dĩ quá phức tạp để xác định và cũng thực sự không ảnh hưởng nhiều, thì làm sao để họ xuống tiền quan trọng hơn là việc làm sao để được khen gấp nhiều lần.
Một tựa game hay không cần phải phản ánh 100% về lịch sử nhưng nếu đã tự gắn sứ mệnh đó cho mình, xem như các nhà phát hành đã tự buộc đá cho đứa con tinh thần của mình rồi quẳng nó giữa một biển trùng của sự soi mói.
Theo Oneesports
Black Desert Mobile mở đăng ký cho toàn cầu, nhưng không xuất hiện tại kho apps Việt Nam Có lẽ không cần giới thiệu quá nhiều về độ nổi tiếng và hấp dẫn của Black Desert với game thủ toàn thế giới rồi. Đồ họa đẹp mắt cùng lối chơi tự do khám phá một bản đồ rộng lớn khiến phiên bản cả mobile lẫn PC đều được đón nhận một cách cuồng nhiệt. Trò chơi Hàn Quốc về cơ bản...