Những vụ án man rợ chưa có lời giải trong lịch sử
Những vụ trọng án kinh hoàng từng làm rúng động dư luận thời bấy giờ, và có một điểm chung là không thể tìm ra được kẻ thủ ác.
Cho đến ngày nay, những vụ án bí ẩn này vẫn còn là một câu hỏi lớn với gia đình nạn nhân cũng như lực lượng cảnh sát.
1. Kelly Jane Evelyn Cook
Kelly làm việc trông trẻ ở Alberta. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1981 cô nhận được một cuộc gọi nhờ cô trông trẻ cho một gia đình vào buổi tối. Khách hàng hứa sẽ đến đón cô. Khoảng 8:30 tối đó, người ta thấy Kelly đi vào xe của một người đàn ông và từ đó cô biến mất.
Đến ngày 28 tháng 6, người ta tìm thấy xác cô dưới hồ Chin với một khối bê tông trói vào chân, trên người cô vẫn còn quần áo đầy đủ.
Theo miêu tả của người dân thì người đàn ông đã đón cô khoảng 30-45 tuổi và cao khoảng 1 mét 78 với mái tóc đen và thân hình cân đối. Hiện sở cảnh sát Canadavẫn đang treo thưởng 120,000 USD cho bất cứ ai có thông tin về người này.
2. Những viên thuốc Tylenol (1982)
Adam Janus lên cơn đau ngực và phải dùng tới những viên thuốc Tylenol như thường lệ. Nhưng một tiếng sau, anh bị chết do chất độc Xyanua bên ngoài vỏ viên thuốc.
Điều kỳ lạ là đêm hôm sau người ta phát hiện thi thể của Januas, em trai và chị dau của anh cũng bị chết theo kịch bản tương tự.
Video đang HOT
Sau đó, một bé gái 12 tuổi cầm vào mấy viên thuốc trong hộp cũng tử vong. Chưa dừng ở đây, 2 người nữa tiếp xúc với lọ thuốc cũng bị chết.
Ẩn số về động cơ của hung thủ vẫn không được tìm ra và trở thành một thảm án kinh hoàng từ những viên thuốc Tylenol.
3. Madeleine McCann
Năm 2007, bé gái 4 tuổi Madeleine McCann đột nhiên biến mất khi gia đình của bé đang nghỉ hè ở Bồ Đào Nha. Cha mẹ của bé ra ngoài ăn tối trong một nhà hàng cách nơi bé Madeleine và chị gái sinh đôi đang ngủ chỉ chừng 100m. Cửa hành lang phòng ngủ không khóa. Và khi đi kiểm tra xem các con ngủ chưa, Kate McCann (mẹ của Madeleine) phát hiện ra bé đã mất tích và cửa sổ thì mở toang. Một người bạn của cặp vợ chồng ngay lập tức cho biết là cô đã nhìn thấy một người đàn ông ‘mang theo bé gái’ trong bộ đồ ngủ màu hồng. Nhưng sau vài giờ đồng hồ tìm kiếm không có kết quả, cảnh sát đã chấm dứt việc điều tra.
Gia đình McCanns đã phát động một chiến dịch để nhờ tới sự theo dõi của công chúng, và người Anh cũng tham gia vào chiến dịch này – thậm chí trong suốt nhiều năm sau đó. Vào tháng 4/2012 – gần 5 năm sau ngày cô bé mất tích, trưởng phòng điều tra Andy Redwood của Lực lượng cảnh sát Trung ương (đóng tại London) cho rằng ông “thật sự tin” rằng Medeleine vẫn còn sống – và cảnh sát cho biết họ đang mở lại vụ việc sau một năm sàng lọc chứng cứ từ cơ quan điều tracủa Bồ Đào Nha. Cảnh sát cũng cho đăng các bức ảnh vẽ giả tưởng khuôn mặt hiện tại của bé Madeleine khi 9 tuổi.
4. Giết người theo tên
Đây là một trong các vụ án bí hiểm nhất lịch sử hình sự Mỹ, sự man rợ và thủ đoạn tàn độc khiến dư luận bàng hoàng.
Vụ án mang hơi hướng của một kẻ tâm thần nhưng lại có hành động tinh vi, thách thức các nhà chức năng khiến họ không thể phát hiện ra bất cứ điều gì.
Năm 1971, cô bé mười tuổi Carmen Colon là nạn nhân xấu số đầu tiên, cô bé bị mất tích khi đang đi học về, 2 ngày sau xác cô bé được tìm thấy.
Người ta không tìm thấy dấu vết gì giúp tìm ra hung thủ, vụ án đi vào bế tắc.
Nhưng đó sẽ là vụ án bình thường nhu bao vụ án khác nếu như không có sự trùng hợp thứ 2.
Năm 1973 một bé gái khác tên Wanda Walkowicz lại biến mất, cảnh sát nhanh chóng chú ý vì nó giống với kịch bản của cô bé xấu số 2 năm trước.
Đúng như dự đoán, xác cô bé được tìm thấy, giống như vụ đầu, hung thủ hiếp dâm sau đó giết chết nạn nhân và bốc hơi.
Sự việc khiến cơ quan chức năng lên kịch bản về kẻ giết người hàng loạt và họ phải nhanh chóng tìm ra điểm chung của 2 nạn nhân để tránh những vụ án xảy ra sau đó.
Nhưng năm 1973, nạn nhân xấu số là cô bé Michelle Maenza được phát hiện thi thể với cùng kịch bản.
3 vụ án có những điểm trùng hợp khó tin:
Tuy xảy ra trong 3 năm với ba địa điểm khác nhau nhưng chung một kịch bản, nạn nhân là bé gái 10 tuổi và có chữ cái đầu của tên và họ giống nhau.
Nơi phát hiện xác nạn nhân cũng có cùng chữ cái, Carmen Colon là ở Churchville, Wanda Walkowicz ở Webster và Michelle Maenza là ở Macedon.
Đó là điều trùng hợp hay là cách thức chọn nạn nhân của hung thủ? Đến khi hung thủ bị bắt thì đây vẫn chỉ là điều bí ẩn.
5. Cậu bé trong chiếc hộp
Đây là một vụ án kinh hoàng và gây ám ảnh tại Philadelphia năm 1957, vụ án man rợ của kẻ sát nhân máu lạnh nhẫn tâm giết chết nạn nhân trong một chiếc hộp.
Vụ án được đưa lên sóng truyền hình Mỹ nhưng vẫn không thể điều tra ra động cơ và những kẻ tình nghi.
Cậu bé khoảng 5-6 tuổi, được phát hiện trong chiếc hộp tại Fox Chase, Philadelphia. Danh tính của cậu bé lẫn kẻ sát nhân vẫn là một ẩn số!
Theo phunutoday
Nước Mỹ với những bài học về chiến tranh Việt Nam
Hội thảo chiến tranh Việt Nam là một cách để người Mỹ nhìn lại lịch sử, hướng tới tương lai.
Tại thành phố Austin, bang Texas,Mỹ đang diễn ra một chuỗi các cuộc hội thảo quy mô lớn về chiến tranh Việt Nam - một cuộc chiến đã gây nhiều tranh cãi và chia rẽ ngay trong lòng nước Mỹ. Chuỗi sự kiện này được tổ chức với mục tiêu tìm hiểu về những bài học cũng như di sản của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cựu Ngoại trưởng, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger là nhân vật gây nhiều tranh cãi với vai trò cố vấn cho vài đời Tổng thống Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, vị cựu Ngoại trưởng nay đã 93 tuổi không thừa nhận bất cứ quyết định sai lầm nào liên quan tới cuộc chiến nhưng thừa nhận, nước Mỹ đã thất bại.
Ngoài các bài phát biểu của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Ngoại trưởng đương nhiệm Mỹ John Kerry, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, tại hội thảo còn các diễn ra các chuyên đề về chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn của báo chí, của các cựu chiến binh, qua cái nhìn của giới phản chiến, của các nhà làm phim.
Chuỗi hội thảo chiến tranh Việt Nam kéo dài 3 ngày trong khuôn viên thư viện mang tên Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson, Đại học Texas Austin. Trong thời gian Tổng thống Johnson nắm quyền, nước Mỹ đã tăng cường leo thang và mở rộng tham dự trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Năm 1971, phát biểu tại thư viện này, Tổng thống Mỹ Johnson đã nói rằng: Ở đây không lưu giữ hồ sơ về những sai lầm, những thất vọng và những lời chỉ trích. Ông muốn rằng thư viện này sẽ phản ánh không chỉ những thành công, mà cả những thất bại của chính quyền của ông, để nước Mỹ nhìn vào đó, rút ra bài học nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Hội thảo chiến tranh Việt Nam lần này cũng là một cách để người Mỹ nhìn lại lịch sử, hướng tới tương lai.
Theo_VTV
Rùng mình top sự kiện tồi tệ nhất lịch sử Một số sự kiện tồi tệ nhất lịch sử dưới đây khiến không ít người rùng mình sợ hãi. Cuộc thảm sát Visegrad hay còn gọi cuộc diệt chủng Visegrad diễn ra trong cuộc chiến tranh Bosnia và Herzegovina. Cây cầu Visegrad là nơi diễn ra cuộc thảm sát chấn động thế giới trong cuộc nội chiến Nam Tư năm 1992. Theo ước...