Những vụ án lớn được xét xử năm 2020
Trong năm 2020, nhiều vụ án lớn được đưa ra xét xử, trong số đó có các bị cáo từng là quan chức, lãnh đạo như ông Nguyễn Đức Chung, Đinh La Thăng, Nguyễn Nhật Cảm.
Xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại phiên toà.
Ngày 11/12, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tòa án đưa ra xét xử kín với cáo buộc chủ mưu, chỉ đạo và nhiều lần nhận tài liệu về vụ án Nhật Cường thông qua cựu điều tra viên Phạm Quang Dũng.
TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung mức án 5 năm tù về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Ba bị cáo còn lại bị tuyên các mức án từ 18 tháng đến 4 năm 6 tháng tù giam.
Tại tòa, ông Chung thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, thành khẩn khai báo và có thái độ ăn năn. Ông Chung có nhiều tình tiết giảm nhẹ như được các cấp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong công tác, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, có tiền sử bị bệnh ung thư… nên tòa án tuyên mức hình phạt dưới khung so với cáo trạng truy tố.
Xét xử cựu Giám đốc CDC Hà Nội
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc CDC Hà Nội) bị tuyên 10 năm tù.
Ngày 12/12, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với 10 bị cáo trong vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội.
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc CDC Hà Nội) 10 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Một số bị cáo khác nhận mức án từ 5-6 năm 6 tháng tù giam.
HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng uy tín của Đảng, Nhà nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp, cả xã hội đang căng mình phòng chống dịch.
Do đó, HĐXX cho rằng cần xử phạt nghiêm để đảm báo tính răn đe. Các bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Xét xử ông Đinh La Thăng
Bị cáo Đinh La Thăng.
Video đang HOT
Sáng 22/12, TAND TP.HCM đã tuyên án 20 bị cáo trong vụ sai phạm tại cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Trong đó, ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ GTVT) nhận 10 án năm tù.
Tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng thừa nhận hành vi nhưng xác định không phạm tội danh như cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, từ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đối chiếu lời khai của các bị cáo tại tòa và tại cơ quan điều tra, HĐXX cho rằng có cơ sở khẳng định ông Thăng và các cán bộ ở Bộ GTVT đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát lãng phí.
Như vậy, tính thời điểm này, tổng hợp hình phạt với các bản án trước đó, ông Thăng phải chấp hành 30 năm tù.
Xử phúc thẩm vụ án liên quan cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến
Bị cáo Nguyễn Văn Hiến.
Ngày 10/12, Tòa án Quân sự Trung ương mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Văn Hiến – cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các bị cáo khác liên quan sai phạm tại các khu đất quốc phòng trên đường Tôn Đức Thắng, TP.HCM.
Do có những tình tiết giảm nhẹ so với phiên tòa sơ thẩm nên tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiến – 3 năm 6 tháng tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, giảm 6 tháng so với bản án sơ thẩm, không chấp nhận mức án treo như kháng cáo của bị cáo Hiến.
Xét xử cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son
Bị cáo Nguyễn Bắc Son (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) tại toà.
Ngày 23/4, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa các bị cáo trong vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG ra xét xử phúc thẩm để xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, miễn hình phạt… của các bị cáo.
HĐXX đánh giá, vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, một số bị cáo nhận số tiền hối lộ rất lớn “xưa nay chưa từng có” nên cần có hình phạt nghiêm khắc để đảm bảo tính răn đe.
Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố và bản án sơ thẩm đã tuyên.
Theo đó, ông Son là người có chức vụ quyền hạn cao nhất, có vai trò quyết định trong thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG bất chấp quy định của pháp luật nên phải chịu hình phạt cao nhất.
Quá trình thực hiện dự án, bị cáo Son nhiều lần trao đổi với Phạm Nhật Vũ (Chủ tịch Hội đồng Quản trị AVG), có mục đích tư lợi chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự án. Sau khi MobiFone chuyển tiền cho AVG, bị cáo Son đã nhận được 3 triệu USD tiền hối lộ từ Phạm Nhật Vũ. HĐXX nhận định, cấp sơ thẩm xử phạt chung thân là thỏa đáng.
Xét xử hai cựu Phó TGĐ ngân hàng BIDV
Phiên toà xét xử vụ thất thoát gần 1.700 tỷ đồng tại BIDV.
Ngày 26/10, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty CP chăn nuôi Bình Hà, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trung Dũng.
12 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó có 8 người là lãnh đạo cấp cao, nhân viên của BIDV. Trong đó, có hai cựu Phó TGĐ là ông Trần Lục Lang và ông Đoàn Ánh Sáng.
Tại phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Lục Lang 8 năm tù; Đoan Anh Sang 6 nam 6 thang tu; bị cáo Trần Anh Quang (SN 1982, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà) 13 năm tù.
HĐXX nhận định từ năm 2011- 2016, do áp lực từ cấp trên là ông Trần Bắc Hà (đã chết), các bị cáo này đã cho Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà (công ty “sân sau” của Trần Bắc Hà) và Công ty Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát gần 1.700 tỷ đồng. Trong đó vai trò bị cáo Lang cao hơn các bị cáo khác, tiếp đến là bị cáo Sáng và thuộc cấp nên mức hình phạt cần tương xứng với hành vi từng người.
Xét xử cựu chủ tịch Ngân hàng OceanBank Hà Văn Thắm
Cựu Chủ tịch Ngân hàng OceanBank Hà Văn Thắm.
Ngày 27/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OceanBank và 7 đồng phạm ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây là vụ án thứ 3 khiến bị cáo Hà Văn Thắm phải hầu tòa.
HĐXX nhận định, theo chỉ đạo của ông Hà Văn Thắm, OceanBank đã chi 1.576 tỷ đồng lãi suất ngoài hợp đồng tiền gửi trái quy định.
Sau thời gian thực hiện tạm ứng chi lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền với số tiền lớn, không còn nguồn tiền để hoàn ứng, Hà Văn Thắm chỉ đạo các bị cáo đã ký kết, hạch toán, thanh toán 44 hợp đồng khống với 19 đối tác có tổng giá trị là hơn 133,8 tỷ đồng.
Việc làm của các bị cáo gây thiệt hại cho OceanBank hơn 106 tỷ đồng.
HĐXX tuyên phạt bị cáo Hà Văn Thắm 10 năm tù, cộng với bản án trước đó, ông Thắm phải chịu hình phạt chung là tù chung thân.
Toàn cảnh phiên toà xét xử Nguyễn Nhật Cảm cùng 9 đồng phạm
Sáng nay (10/12), TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại CDC Hà Nội. Cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm và 9 bị cáo còn lại được đưa đến tòa từ sớm.
Đúng 8h30 sáng nay (10/12), Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử cựu Giám đốc CDC Hà Nội cùng đồng phạm. Ông Nguyễn Nhật Cảm và 9 bị cáo còn lại được đưa đến tòa từ sớm.
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm bị xác định có vai trò chủ mưu, đã lợi dụng dịch bệnh, vì động cơ vụ lợi, thông đồng nâng giá máy xét nghiệm Covid-19 lên 7 tỉ đồng, gấp 3 lần giá nhập.
5 bị cáo là thuộc cấp của ông Cảm cũng bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Vũ Hà Thanh, trưởng phòng tài chính kế toán CDC Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Dung, trưởng phòng tổ chức hành chính; Nguyễn Ngọc Quỳnh, trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ; Hoàng Kim Thư, kế toán trưởng, phó trưởng phòng tài chính kế toán và Lê Xuân Tuấn, cán bộ CDC Hà Nội.
Cùng với đó là 4 bị cáo: Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển khoa học Vitech; Đào Thế Vinh, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam - MST; Nguyễn Trần Duy, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Phương Đông.
Bị cáo Nguyễn Thanh Tuyền (SN 1985, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông) tại phiên toà.
Bị cáo Đào Thế Vinh - giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam - MST trả lời tại phiên toà.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (SN 1986, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech) được áp giải tới tòa
Phiên sơ thẩm dự kiến diễn ra trong 3 ngày, thẩm phán Chử Phương Ngọc làm chủ toạ.
Theo cáo trạng, CDC Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội giao hơn 31 tỉ đồng kinh phí bổ sung để mua sắm thiết bị khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Phiên toà thu hút nhiều sự quan tâm của người dân. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 10/12 đến 12/12.
Hôm nay xét xử vụ 'thổi giá' ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Hôm nay (10/12), TAND TP Hà Nội mở phiên xử vụ vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội). Phiên toà dự kiến kéo dài 3 ngày, thẩm phán Chữ Phương Ngọc ngồi ghế chủ tọa. 10 bị cáo đều bị đưa ra xét xử...