Những vụ ám sát chính khách gây chấn động thế giới
Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy , cố Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto, cố Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và mới đây là cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nằm trong số những chính trị gia nổi tiếng bị ám sát trong các vụ án gây chấn động thế giới.
Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và phu nhân trước thời điểm ông bị ám sát. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
Những vụ ám sát lãnh đạo, cựu lãnh đạo các quốc gia thường gây chấn động thế giới, khiến nhiều người bất ngờ, bàng hoàng, và đôi khi dẫn đến những thay đổi lớn.
Theo hãng Anadolu, vì những lý do khác nhau, nhiều nhân vật tên tuổi lớn tại các nước bị ám sát như cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, cố Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto, cố Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và mới đây là cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy
Trước khả năng tái tranh cử, Tổng thống thứ 35 của Mỹ John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline đến Texas vào ngày 22.11.1963 trong chuyến công tác 2 ngày nhằm hàn gắn những chia rẽ trong đảng Dân chủ.
Khi họ đang ngồi sau chiếc xe mui trần ở Dallas, những tiếng súng vang lên và 2 viên đạn bắn trúng cổ và đầu ông Kennedy.
Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy. Ảnh AFP
Cựu binh Lee Harvey Oswald bị truy tố về tội sát nhân nhưng chỉ 2 ngày sau đó đã bị sát hại bởi người điều hành một câu lạc bộ địa phương là Jack Ruby.
Nhiều tháng điều tra do chánh án Tòa án Tối cao dẫn đầu dẫn đến kết luận rằng Oswald là hung thủ duy nhất. Kết luận này kéo theo tranh cãi hàng chục thập niên về khả năng còn có 1 tay súng thứ 2 liên quan, cũng như vụ ám sát nằm trong một thuyết âm mưu lớn hơn.
Cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee
Theo Washington Post, khi tiếng tăm của cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee giảm dần trong nhiệm kỳ, ông trở thành mục tiêu của các âm mưu ám sát. Vào ngày 26.10.1979, vị tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc bị bắn chết bởi người bạn là Kim Jae-kyu, người đứng đầu Cơ quan Tình báo trung ương Hàn Quốc khi tranh cãi tại một nhà hàng gần dinh tổng thống.
Ông Park Chung-hee tiếp Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter (phải) tại Seoul vào tháng 6.1979. Ảnh KOREA TIMES
Bị cáo Kim bị tử hình vào ngày 24.5.1980 nhưng cho đến nay, động cơ thực sự của hung thủ vẫn chưa rõ. Bị cáo này khai nhận động cơ là vì “khôi phục dân chủ” ở Hàn Quốc.
Video đang HOT
Quốc vương Faisal của Ả Rập Xê Út
Quốc vương Faisal bin Abdulaziz Al Saud, cầm quyền tại Ả Rập Xê Út từ năm 1964 cho đến khi ông bị ám sát vào ngày 25.3.1975.
Ông đã tiến hành hàng loạt cải cách ở quốc gia Trung Đông này, bao gồm việc thành lập các đài truyền hình và mở trường học cho nữ sinh.
Quốc vương Faisal bin Abdulaziz Al Saud,. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH VOIID
Ông có vai trò quan trọng trong việc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, trong đó có Mỹ.
Ông Faisal bị bắn chết bởi người cháu 30 tuổi là Faisal bin Musaid bin Abdulaziz Al Saud, người bị tử hình gần 3 tháng sau đó.
Cố Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi
Bà Indira Gandhi là nữ thủ tướng đầu tiên và duy nhất cho đến nay của Ấn Độ. Bà bị 2 vệ sĩ đạo Sikh bắn chết vào ngày 31.10.1984, sau khi bà ra lệnh cho quân đội lục soát một ngôi đền thiêng của người theo đạo Sikh.
Bà Indira Gandhi, nữ thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Ảnh AFP
Vụ ám sát dẫn đến những vụ bạo loạn chống đạo Sikh vào cùng năm, khiến hàng ngàn người theo đạo này tại Ấn Độ bị giết hại.
Cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme
Cố Thủ tướng Palme là người thường xuyên chỉ trích các chính sách ngoại giao của Mỹ, Liên Xô cũng như chế độ phân biệt chủng tộc trước đây ở Nam Phi.
Ông bị bắn vào lưng vào ngày 28.2.1986 sau khi cùng vợ rời khỏi một rạp chiếu phim ở Stockholm. Vụ việc gây chú ý về việc các chính trị gia Thụy Điển ra ngoài mà không có an ninh.
Cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme. Ảnh AFP
Sau khi nổ súng, hung thủ bỏ chạy với vũ khí. Vụ việc tiếp tục là bí ẩn dù hơn 10.000 người đã bị thẩm vấn và hơn 130 người nhận trách nhiệm. Các công tố viên sau đó cho rằng hung thủ là Stig Engstrom, một người được huấn luyện sử dụng súng và mâu thuẫn với các chính sách của ông Palme. Engstrom tự sát vào năm 2000 khi đang bị điều tra.
Cố Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin
Cố thủ tướng Rabin bị ám sát vào ngày 4.11.1995 vì tổ chức hòa đàm với người Palestine. Ông bị sát hại bởi đối tượng cực đoan cánh hữu Yigal Amir, khi đang rời khỏi một cuộc vận động tại Tel Aviv với sự tham dự của hàng chục ngàn người ủng hộ Hiệp ước Oslo giữa Israel và Phong trào Giải phóng Palestine.
Ông Yitzhak Rabin bắt tay với ông Yasser Arafat dưới sự chứng kiến của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh REUTERS
Hiệp ước này được ký vào năm 1993 nhằm đặt nền tảng cho hòa đàm. Vai trò của ông Rabin đã giúp ông nhận giải Nobel Hòa bình cùng cố lãnh đạo Palestine Yasser Arafat. Sau vụ sát hại ông Rabin, giải pháp hòa bình cho vấn đề Israel-Palestine trở nên khó khăn hơn. Bị cáo Amir sau đó lãnh án chung thân.
Cố Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri
Vụ sát hại Cố Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri, nhà lãnh đạo giúp tái thiết Lebanon, đã ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước này. Ông Hariri trở thành Thủ tướng Lebanon vào năm 1992 và dẫn đầu nỗ lực tái thiết nhằm khôi phục sau chiến tranh. Ông còn góp phần to lớn vào việc chấm dứt nội chiến 15 năm tại nước này.
Cố Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri. Ảnh REUTERS
Ông bị ám sát vào ngày 14.2.2005 tại Beirut. Lebanon sau đó trở nên phân cực và rơi vào tình trạng chính trị khó lường. Quốc gia này hiện đang chịu một trong những đợt khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất.
Ông cùng 21 người khác thiệt mạng trong vụ nổ tại Beirut, khi khoảng 1.000 kg chất nổ được kích hoạt lúc đoàn xe chở ông đi qua.
Đến tháng 8.2020, các thẩm phán Phiên tòa Đặc biệt vì Lebanon cho rằng hung thủ là Salim Ayyash, một đặc vụ của Hezbollah. Phong trào Hồi giáo Hezbollah bác bỏ bất cứ sự liên quan nào và từ chối để Ayyash bị bắt.
Cố Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto
Cố Thủ tướng Benazir Bhutto bị sát hại trong vụ tấn công khủng bố không bao lâu sau khi bà phát biểu tại cuộc vận động ở công viên Liaquat ở Rawakpindi vào tháng 12.2007.
Cố Thủ tướng Benazir Bhutto. Ảnh REUTERS
Bà là nữ thủ tướng đầu tiên được bầu tại quốc gia đa số theo đạo Hồi này vào năm 1988. Bà bị tước quyền sau 2 năm với cáo buộc tham nhũng, nhưng trở lại làm thủ tướng lần 2 vào năm 1993, trước khi bị tước quyền 3 năm sau đó với cáo buộc tương tự.
Bà tự nguyện rời Pakistan vào năm 1999 và quay lại vào năm 2007. Đảng của bà chiến thắng vào năm 2008 và chồng bà trở thành tổng thống, còn phó chủ tịch đảng là ông Syed Yousaf Raza Gilani trở thành thủ tướng.
Kẻ bắn chết em trai cố tổng thống Mỹ John F. Kenedy bị bác đơn xin ân xá
Sirhan Sirhan, hiện 77 tuổi, sẽ tiếp tục ngồi tù sau khi đơn xin ân xá của ông bị Thống đốc bang California Gavin Newsom bác ngày 13-1.
Sirhan được 2 người con của ông Robert F. Kennedy tha thứ nhưng mẹ họ thì không.
Sirhan Sirhan (áo xanh) tiếp tục ở trong tù sau 16 lần bị bác đơn ân xá - Ảnh: AFP
Trong tuyên bố ngày 13-1, Văn phòng thống đốc California giải thích quyết định của ông Newsom dựa trên nhiều yếu tố, "bao gồm cả việc ông Sirhan từ chối nhận trách nhiệm về tội ác của mình".
Robert F. Kennedy là em trai của cố Tổng thống John F. Kennedy, người bị ám sát vào năm 1963. Gần 5 năm sau đó, tháng 6-1968, khi đang đi vận động tranh cử cho suất ứng viên chính thức của Đảng Dân chủ, ông Robert F. Kennedy bị bắn chết.
Sirhan bị bắt và kết án tử hình vào năm 1969 sau khi nhận tội, nhưng bản án sau đó được giảm xuống còn chung thân.
Đây là lần thứ 16 đơn xin ân xá của Sirhan bị bác, trong đó có 15 lần bị từ chối ngay từ đầu. "Sau nhiều thập kỷ trong tù, Sirhan vẫn không khắc phục được những sai lầm khiến ông ta ám sát thượng nghị sĩ Kennedy", Thống đốc Newsom giải thích thêm.
Sirhan, một người nhập cư Palestine vào thời điểm xảy ra vụ ám sát, nói rằng hành động của ông xuất phát từ việc ông Robert F. Kennedy ủng hộ việc bán vũ khí cho Israel.
Trong phiên điều trần ân xá vào năm 2016, Sirhan cho biết đã uống quá nhiều vào đêm xảy ra vụ nổ súng và lời thú tội trước đó của ông ta là kết quả của lời khuyên pháp lý tồi từ luật sư.
Trong hơn 50 năm qua, đã có nhiều nghi ngờ xung quanh tội ác của Sirhan sau khi có lời khai cho biết ông Robert F. Kennedy bị bắn từ phía sau. Vào thời điểm đó, các nhân chứng khẳng định Sirhan đang đứng trước mặt nạn nhân.
Một bằng chứng khác là nạn nhân bị bắn tới 13 phát đạn nhưng khẩu súng của Sirhan chỉ chứa được 8 viên, làm dấy lên suy đoán có hung thủ thứ hai trong vụ việc.
Sự nghi ngờ này đã khiến con trai của cố thượng nghị sĩ, ông Robert F. Kennedy Jr, đến thăm Sirhan trong tù và ủng hộ việc ân xá cùng với em trai út của mình.
Tuy nhiên mẹ của hai người, bà Ethel Kennedy, không đồng ý và kêu gọi thống đốc California tiếp tục nhốt Sirhan để "ông ta không có cơ hội để khủng bố một lần nữa".
Điều cộng đồng người Việt ở Nhật biết ơn ông Abe Nhiều người Việt ở Nhật cho biết họ rất yêu quý cựu Thủ tướng Shinzo Abe vì những hỗ trợ mà ông đã mang lại cho cộng đồng người nước ngoài ở Nhật. Việc ông Abe đột ngột qua đời mang lại cảm giác hụt hẫng và thương tiếc "có lẽ tới hàng triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại...