Những ‘vòng tròn thần tiên’ đầy bí ẩn giữa sa mạc khiến khoa học đau đầu chuẩn bị có một lời giải mới
Nhìn từ trên xuống, sa mạc này trông như làn da của một người mắc bệnh đậu mùa vậy.
Ở giữa Châu Phi, sa mạc Namib hiện lên với một cảnh vật thực sự kỳ lạ. Nhìn từ trên xuống, trông nó như một lớp da bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lạ, nổi lỗ chỗ giống làn da của một người mắc đậu mùa.
Giới khoa học gọi đây là ‘những vòng tròn thần tiên’ (fairy circle), và trong một nghiên cứu vài năm trước, họ đã có một lời giải hết sức hợp lý. Cụ thể, chuyên gia sinh học Stephan Getzin từ ĐH Gttingen (Đức) năm 2017 cho rằng những vòng tròn này là do loài mối, và cuộc chiến cạnh tranh nguồn nước khốc liệt với các bụi cây.
Nhưng mới đây khi đi tìm các bằng chứng rõ ràng hơn thì hóa ra mọi chuyện không đơn giản chỉ có vậy. Các chuyên gia vẫn còn một câu hỏi chưa thể trả lời, đó là lũ mối ở các vòng tròn là di cư đến, hay chính là thủ phạm gây ra câu chuyện này.
Để giải quyết, Getzin và các cộng sự từ Israel và Úc đã xem xét hàng chục vòng tròn tại thị trấn Newman thuộc Tây Úc (Úc cũng có những vòng tròn thần tiên này). Họ đào 154 cái hố, trải dài 12km.
Kết quả, họ nhận thấy nền đất có tỷ lệ đất sét tương tự với đất bên trong vòng tròn, đồng thời không thể tìm thấy con đường mối đào. Hay nói cách khác, loài mối dường như không phải là thủ phạm ở đây.
Để chắc chắn hơn, họ sử dụng drone để đánh dấu từng khu vực trên bản đổ, xem những nơi nào thảm thực vật bị mối tấn công rõ ràng nhất.
‘Khoảng cách giữa các mảng thực vật do mối gây ra chỉ bằng phân nửa so với các vòng tròn thần tiên.’- Getzin cho biết.
‘Về tổng thể, nghiên cứu cho thấy đúng là mối có thể xây tổ quanh khu vực có vòng tròn thần tiên, nhưng chúng dường như ít có sự liên quan.’
Ngoài ra, nghiên cứu còn đem lại một số chi tiết đầy bất ngờ, chẳng hạn như ngưỡng quy mô của các vòng tròn bí ẩn này. Bằng cách sử dụng hình ảnh từ Google Earth, Getzin cho biết các vòng tròn tại Úc dù kích cỡ không bằng, nhưng có cấu tạo tương đồng.
Về cơ bản, các nhà khoa học luôn có xu hướng đưa ra tranh luận cho các vấn đề tưởng như đã được kết luận, và họ có lý do để làm điều đó. Như các vòng tròn thần tiên, tưởng như đã có kết luận rõ ràng nhưng khi tiếp tục nghiên cứu, chúng ta lại tìm thấy nhiều vấn đề mới hơn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Arid Environments.
J.D
Theo netnews.vn
Truyện cười bốn phương: Nguyện vọng
Mohamed cuỡi một con lạc đà đi giữa sa mạc. Nước hết, lương thực hết, Mohamed nghĩ "Truớc khi chết ta phải thực hiện một điều mà ta chưa từng biết".
Ảnh minh họa
Và Mohamed đã nghĩ ra, anh ôm hôn con lạc đà vì xung quanh không còn đối tượng nào khác. Nhưng con vật giãy nảy lên và đá cho Mohamed một cú như trời giáng. Mohamed ngã vật ra chờ chết.
Chợt anh thấy một cô gái từ xa chạy đến, trên người không một mảnh vải, sau lưng là một con sư tử rất to. Máu anh hùng nổi dậy, Mohamed thu hết tàn lực, kê súng lên vai và bóp cò. Con sư tử gục chết. Cô gái chạy đến, hổn hển:
- Anh yêu, anh đã cứu vớt đời em. Anh cần gì xin cứ nói, chỉ nói một câu thôi là em đáp ứng tức thì.
Mohamed ngã vật ra, hổn hển:
- Hãy...giữ...chắc...con....lạc...đà...giùm ....tôi..."
Theo cuoibebung
Cá mắc cạn trên tường 4 năm không chết Trong vùng sa mạc Sahara châu Phi không xa phía đông Libya, có một vùng sâu vùng xa có tên Vaduz. Nơi đây ban ngày thường có nhiệt độ trung bình lên đến 42 độ. Ngoài mùa mưa ngắn trong mùa thu, phần lớn thời gian đều nóng như thiêu như đốt . Tuy nhiên, trong một môi trường khắc nghiệt như vậy...