Những viên thái giám đẹp trai trên màn ảnh Hoa ngữ
Các nam diễn viên đẹp trai như Đàm Diệu Văn, Trần Khôn, Trần Kiện Phong, Chung Tử Đơn, Dư Thiếu Quần… từng có cơ hội thể hiện vai thái giám trên phim.
Trần Khôn
Sự xuất hiện của Trần Khôn qua hình ảnh thái giám Vũ Hóa Điền (hay Vũ công công) trong bộ phim điện ảnh Long môn phi giáp đã hút hết sự chú ý của khán giả, “ăn đứt” vai nam chính của Lý Liên Kiệt. Chuyên viên hóa trang đã tạo cho anh một gương mặt trắng mịn, vừa chính vừa tà rất ấn tượng. Chia sẻ về vai diễn này,Trần Khôn cho biết anh đã mất mấy tháng trời để “luyện” đôi mắt để có ánh nhìn sắc như dao.
Chung Tử Đơn
Tào công công là nhân vật tạo được dấu ấn mạnh nhất trong bộ phim điện ảnh Tân Long môn khách sạn, từ tạo hình đến diễn xuất. Chung Tử Đơn đã thể hiện một tên thái giám gian xảo rất xuất sắc, ác đến tận cùng. Mỗi khi Tào công công xuất hiện là y như rằng sẽ có một cao trào phim.
Chàng diễn viên xuất sinh năm 1983 này khiến nhiều khán giả nữ ngỡ ngàng khi trông thấy anh trên màn ảnh nhỏ bộ phim truyền hình Cung tỏa châu liêm vì anh có gương mặt quá thư sinh nhưng lại đóng vai thái giám. Tuy nhân vật Lý công công do Tôn Kiên thể hiện không nhiều đất diễn, song anh kịp để lại dấu ấn tốt. Bây giờ ngoài biệt danh “Leonardo DiCaprio phương Đông”, anh còn có thêm danh hiệu “Thái giám đẹp trai nhất”.
Vai Vương công công trong bộ phim truyền hình Thâm cung điệp ảnh đã giúp nam diễn viên Đài Loan Trần Uy Hàn giành được tình cảm của công chúng Đại lục. Mặc dù diễn xuất còn non nhưng gương mặt thư sinh với hàm răng trắng, môi đỏ và cặp lông mày rậm của Trần Uy Hàn đã “hớp hồn” nhiều cô gái.
Đàm Diệu Văn
Video đang HOT
Nhân vật thái giám Uông Trực do Đàm Diệu Văn đảm nhận trong bộ phim truyền hình Hậu cung khiến khán giả có cái nhìn khác về hình ảnh thái giám, khi anh thể hiện rõ cốt cách của một người đàn ông vì hoàn cảnh phải làm thái giám. Việc chàng thái giám trẻ này bảo vệ người con gái mình thương yêu suốt mấy chục năm trời nhận được sự đồng cảm của khán giả, họ khen rằng Uông Trực qua diễn xuất của Đàm Diệu Văn đàn ông hơn mọi đàn ông trên đời.
Trần Kiện Phong
Cũng mang đến cho khán giả một hình ảnh khác của thái giám, song Trần Kiện Phong đã khiến người xem “sốc” hơn khi thể hiện một viên thái giám nhưng không giống thái giám trong bộ phim truyền hình TVB Hồng Vũ tam thập nhị. Bởi nhân vật Mã Tam Bảo anh đảm nhận mang hình ảnh của một thư sinh đa tài đa nghệ, túc trí đa mưu, tinh thông mọi vấn đề từ chính trị, quân sự đến thiên văn, địa lý nên được Yến vương trọng dụng.
Dư Thiếu Quần
Chàng thư sinh Ninh Thái Thần gặp ma trong bộ phim điện ảnh Thiện nữ u hồn 2011 đã khiến nhiều fans hâm mộ bất ngờ khi anh hóa thân rất chân thực hình ảnh một viên thái giám trẻ tên Xuân Nhi, là cận thân của Từ Hy thái hậu trong bộ phim truyền hình Thương khung chi mão. Mặc dù bất đồng ngôn ngữ nhưng Dư Thiếu Quần đã phối hợp diễn rất ăn ý với nữ diễn viên Nhật Bản Tanaka Yuko (vai Từ Hy thái hậu). Tanaka Yuko cũng chính là người đảm nhận vai Oshin lúc trưởng thành trong bộ phim truyền hình đình đám cùng tên.
Theo Infonet
10 phim kinh điển của Hong Kong
'Vô gian đạo", "Thiện nữ u hồn" hay "Tâm trạng khi yêu" là 3 trong số 10 bộ phim được cho là xuất sắc của điện ảnh Hong Kong.
Bản sắc anh hùng (A better tomorrow - 1986)
Ngoài việc là một tác phẩm hành động của Ngô Vũ Sâm, bộ phim còn quy tụ 3 ngôi sao nổi bật của Hong Kong lúc bấy giờ là Châu Nhuận Phát, Trương Quốc Vinh và Địch Long. Bản sắc anh hùng vẫn được đánh giá là bộ phim có ảnh hưởng đến phong cách làm phim của cả nền điện ảnh Hong Kong lẫn thế giới về sau này.
Ra đời với kinh phí thấp và gần như không có hoạt động quảng cáo nhưng bộ phimđã lập kỷ lục phòng vé ở Hong Kong và trở thành "bom tấn" trên khắp châu Á. Năm 2005, Bản sắc anh hùng được xếp thứ 2 trong danh sách 100 bộ phim xuất sắc nhất Trung Quốc.
Vô gian đạo
Bộ phim sản xuất năm 2002 của cặp đôi đạo diễn Mạch Triệu Huy và Lưu Vĩ Cường được đánh giá là bước đột phá cho dòng phim cảnh sát của Hong Kong. Cũng như Anh hùng (2002) của Trương Nghệ Mưu, Vô gian đạo khơi lại tình yêu của khán giả và kéo họ đến với các rạp chiếu đang phủ bụi.
Vô gian đạo được ca ngợi ở nhiều điểm, đầu tiên là một cốt truyện hay, gay cấn với những nhân vật hấp dẫn, bất ngờ ở cả hai tuyến: tội phạm và cảnh sát. Hai diễn viên chính Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa đã hoàn thành xuất sắc vai diễn. Đặc biệt là Lưu Đức Hoa, chưa bao giờ người hâm mộ được thấy thiên vương Hong Kong tỏa sáng đến như thế. Nhạc phim cũng được liệt vào danh sách kinh điển.
Vô gian đạo còn ảnh hưởng tới cả Hollywood. Năm 2007, đạo diễn Martin Scorsese đã làm lại bộ phim này với cái tên The Departed. Phim đã đem về 2 giải Oscar quan trọng là Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Thiện nữ u hồn (A chinese ghost story - 1987)
Là một bộ phim kinh dị - hài - lãng mạn với sự tham gia của Trương Quốc Vinh, Vương Tổ Hiền, Ngọ Mã, Thiện nữ u hồn được thực hiện dưới bàn tay của đạo diễn Trình Tiểu Đông và do Từ Khắc sản xuất. Phim được chuyển thể từ truyện ngắn trong tập Liêu trai chí dị của nhà văn Bồ Tùng Linh ở thời nhà Thanh và lấy cảm hứng từ bộ phim Sảnh nữ u hồn (1960).
T hiện nữ u hồn rất được yêu thích ở Hong Kong và nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Bộ phim đã đưa Vương Tổ Hiền lên hàng sao, giúp Trương Quốc Vinh độc chiếm trái tim của người hâm mộ Nhật và mở đầu cho trào lưu phim ma dân gian của điện ảnh Hong Kong.
Ngoài tập đầu tiên năm 1987, phim còn có thêm 2 tập tiếp theo. Thiện nữ u hồncòn có một phiên bản hoạt hình, một serie phim truyền hình và năm ngoái mới được làm lại.
Yên chi khấu (Rouge - 1988)
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của nhà văn Lý Bích Hoa, phim do đạo diễn Quan Cẩm Bằng thực hiện. Yên chi khấu xoay quanh cuộc tình của một cậu ấm con nhà giàu có và một kỹ nữ được nhiều người săn đón do Trương Quốc Vinh và Mai Diễm Phương thể hiện.
Yên chi khấu đại thắng giải Kim Tượng lần thứ 8 với hàng loạt giải thưởng danh giá như Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Dựng phim và Nhạc nền. Bộ phim cũng liên tục lọt Top những bộ phim tiếng Hoa xuất sắc nhất.
Trùng Khánh sâm lâm (Chungking Express - 1994)
Do chính Vương Gia Vệ viết kịch bản và đạo diễn, phim quy tụ hàng loạt ngôi sao của điện ảnh châu Á như Lương Triều Vỹ, Vương Phi, Kim Thành Vũ, Lâm Thanh Hà, Châu Gia Linh.
Phim là 2 câu chuyện hoàn toàn khác biệt về chuyện tình của 2 nhân viên cảnh sát. Trùng Khánh sâm lâm mô tả nghịch lý của xã hội Hong Kong: dù sống trong một thành phố ken đặc người, từng cá nhân ở đó vẫn luôn cảm thấy cô đơn và sống trong một thế giới riêng biệt.
Tiêu đề phim như một phép ẩn dụ nói tới "rừng" bê tông lạnh lẽo giữa lòng thành phố và đó cũng là tòa nhà Trùng Khánh ở quận Tsim Sha Tsui - nơi diễn ra hầu hết những cảnh quay trong phần đầu tiên của phim.
Trùng Khánh sâm lâm đã giành giải Phim hay nhất tại lễ trao giải Kim Tượng 1995. Phim còn đem về giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho Vương Gia Vệ, giải Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Lương Triều Vỹ.
Đời là thế (C'est la vie, mon chéri - 1994)
Bộ phim ra đời năm 1994 này là một tác phẩm của đạo diễn Nhĩ Đông Thăng, với sự tham gia của những ngôi sao huyền thoại Hong Kong là Viên Vịnh Nghi, Lưu Gia Linh và Lưu Thanh Vân. Phim từng đoạt tới 6 giải Kim Tượng lần thứ 13, trong đó có giải Phim hay nhất.
Đời là thế là câu chuyện tình trắc trở giữa một ca sĩ đường phố và một nhạc sĩ chuyên chơi nhạc jazz. Khi tình cảm thăng hoa và vừa vượt qua những khó khăn của gia đình cũng là lúc người con gái bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư xương.
A Phi chính truyện (Days of being wild - 1990)
Bộ phim do chính Vương Gia Vệ viết kịch bản và đạo diễn này kể về câu chuyện tình của 6 người trẻ ở Hong Kong. Bên cạnh cái tên Vương Gia Vệ, phim còn có một dàn diễn viên "hoành tráng" gồm Trương Quốc Vinh, Trương Mạn Ngọc, Lưu Gia Linh, Trương Học Hữu và Lưu Đức Hoa.
A Phi chính truyện được coi là bộ phim mở đầu cho dòng phim nghệ thuật của Vương Gia Vệ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên mà đạo diễn họ Vương hợp tác cùng nhà quay phim Christopher Doyle. Sau này, Vương Gia Vệ còn có thêm 7 bộ phim khác với nhà quay phim người Úc.
Sự xuất sắc của A Phi chính truyện được ghi nhận bằng hàng loạt giải thưởng lớn như Diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất tại giải Kim Tượng năm 1991. Phim cũng đứng thứ 3 trong danh sách 100 bộ phim Trung Quốc xuất sắc nhất từ trước tới nay do các nhà phê bìnhphim Hong Kong bình chọn năm 2005.
Tâm trạng khi yêu (In the mood for love - 1990)
Tâm trạng khi yêu là một bộ phim của Vương Gia Vệ với sự diễn xuất của cặp đôi Trương Mạn Ngọc và Lương Triều Vỹ.
Hoa dạng niên huê - tựa gốc tiếng Hoa của phim - được đặt theo tên một ca khúc cùng tên của Châu Tuyền và có nghĩa là "những năm tháng nở hoa". Đây là một cách ví von của người Trung Quốc về quãng thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ, nhan sắc và tình yêu. Trong khi đó, tên tiếng Anh của phim được đặt theo ca khúc I'm in the mood for love của Bryan Ferry. Ban đầu, Vương Gia Vệ đặt tên cho tác phẩm của mình là Secrets (Bí mật) nhưng ngay khi nghe được ca khúc của Ferry, vị đạo diễn tài năng này đã thay đổi quyết định.
Năm 2000, tạp chí chuyên về điện ảnh của Anh Empire đã xếp Tâm trạng khi yêuvào vị trí thứ 42 trong danh sách 100 bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh thế giới. Tháng 11/2009, tạp chí Time Out New York cũng bình chọn tác phẩm điện ảnh này là một trong những bộ phim hay nhất của thập kỷ.
Tâm trạng khi yêu cũng đã giúp Lương Triều Vỹ có được giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất tại liên hoan phim Cannes 2000.
Đại thoại tây du (A Chinese Odyssey Duology - 1994)
Đây là bộ phim của đạo diễn Lưu Trấn Vĩ với sự tham gia "vua hài" Châu Tinh Trì, Mạc Văn Úy và Ngô Mạnh Đạt.
Lưu Trấn Vĩ và Châu Tinh Trì đã sử dụng 4 thầy trò Đường Tăng trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký để tạo nên câu chuyện cho Đại thoại tây du. Phim có sự kết hợp của các yếu tố như tình cảm, kungfu và du hành thời gian.
Ra mắt năm 1995, Đại thoại tây du thất bại thảm hại. Không chỉ bị chê tơi bời, doanh thu của phim cũng quá thấp so với kỳ vọng. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, Đại thoại tây du bất ngờ trở thành chủ đề "hot" của giới trẻ. Một số người thậm chí còn gọi đây là "tác phẩm kinh điển của thời hậu hiện đại". Vào thời điểm đó, Đại thoại tây du được nhắc đến nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào và thậm chí rất nhiều câu thoại của phim trở thành tuyên ngôn của giới trẻ Trung Quốc.
Xem lại Đại thoại tây du vào lúc này, người ta có thể chê kỹ xảo thô sơ, nhưng khó thể phủ nhận tính hài hước và những khoảnh khắc vô cùng xúc động của phim.
Tân Long Môn khách sạn (New Dragon Inn - 1992)
Là bộ phim của đạo diễn Từ Khắc, Tân Long Môn khách sạn quy tụ những cái tên ngôi sao của Hong Kong như Lương Gia Huy, Lâm Thanh Hà, Trương Mạn Ngọc và Chung Tử Đơn. Có chữ "tân" ở phía trước bởi phim được làm lại từ bộ phim Đài Loan Long Môn khách sạn (1967) của đạo diễn Hồ Kim Thuyên.
Năm ngoái, Từ Khắc một lần nữa làm lại bộ phim này với việc áp dụng công nghệ 3D cùng dàn diễn viên cũng "hoành tráng" không kém phiên bản quá khứ, gồm Lý Liên Kiệt, Châu Tấn, Trần Khôn, Lý Vũ Xuân, Quế Luân Mỹ. Có tên Flying swords of Dragon Gate, đây là lần đầu tiên một bộ phim võ hiệp được thực hiện bằng công nghệ 3D.
Theo Infonet
Trần Kiện Phong... mặc váy trong phim mới Người hâm mộ tài tử Hồng Kông Trần Kiện Phong đã "đứng ngồi không yên" vì tạo hình quá nữ tính của anh chàng trong phim truyền hình "Sưu thần ký". Trang phục Trần Kiện Phong khoác lên người chẳng khác nào chiếc váy còn phần tóc lại làm anh chàng "ẻo lả" hơn bình thường. Chưa hết choáng váng, đoàn phim còn...