Những việc phi tần bị ép buộc phải làm trước khi tuẫn táng theo hoàng đế
Những phi tần được chọn để tuẫn táng cùng hoàng đế phải chuẩn bị những gì trước đó?
Trong quy định an táng của các vị hoàng đế Trung Quốc thời xưa, tuẫn táng là hủ tục tàn khốc nhất. Các cung nữ, phi tần sẽ bị chôn sống theo vị hoàng đế đã qua đời. Mục đích của hủ tục này là để người đã chết dù qua thế giới bên kia vẫn có kẻ hầu người hạ như lúc sinh thời.
Theo Jueshifan, tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu. Ở thời này, người bị chọn tuẫn táng là nô lệ và tù nhân chiến tranh. Sau đó, tới thời kỳ phong kiến các vị hoàng đế lại lạm dụng nó, không chỉ nô tỳ mà cả các phi tần cũng phải tuẫn táng theo khi vua qua đời.
Đến thời của Tần Thủy Hoàng thì tục tuẫn táng được coi là “thời kỳ đỉnh cao”, số hài cốt được chôn cùng ông trong lăng mộ cho tới bây giờ vẫn chưa được thống kê chính xác, có thể nói là không thể đếm xuể.
Số lượng phi tần bị ép tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng đếm không xuể. (Ảnh minh họa: Sohu)
Đến thời Hán Vũ Đế, hủ tục này được hủy bỏ vì các vị quân chủ nhận ra sự man rợ của nó. Người ở thời đó, thay vì chôn người sống họ chuyển thành hình nhân hoặc động vật. Nhưng vào đầu thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương khôi phục hủ tục tuẫn táng và nó trở thành thông tục tang lễ trong hoàng tộc. Sau khi ông qua đời, 46 phi tần bị buộc phải tuẫn táng theo. Mãi cho tới khi Minh Anh Tông lên ngôi, ông ban xuống chiếu thư, phế bỏ chế độ tuẫn táng cung phi.
Quy định này không kéo dài được bao lâu. Đầu triều đại nhà Thanh, Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã ra lệnh chôn cất hoàng hậu cùng 4 người thê thiếp của mình sau khi ông qua đời. Tiếp đó, Hoàng đế Thái Tông đưa ra những cái tên của một số thê thiếp phi tần vào danh sách an táng. Mãi tới thời Khang Hy, hủ tục an táng người sống mới bị bãi bỏ hoàn toàn.
Những người được chọn tuẫn táng hầu hết là phi tần không có con và không có hậu thuẫn. (Ảnh minh họa: Sohu)
Video đang HOT
Vậy ở Trung Quốc xưa, những phi tần được chọn để tuẫn táng cùng hoàng đế phải chuẩn bị những gì trước đó?
Trên thực tế, hầu hết các phi tần được chọn chôn cùng hoàng đế đều là người không có con cái hoặc không có hậu thuẫn. Nhiều sử gia mô tả khung cảnh khi họ nhận nhiệm vụ tuẫn táng là vô cùng bi thảm: “Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía”.
Nhận được chỉ dụ, người được chọn sẽ gặp lại người nhà, người thân. Sau đó họ trải qua những ngày để tang cho vị hoàng đế quá cố trước khi đến ngày chôn cất. Trong thời gian này, họ bị ép phải thực hiện một số công việc để duy trì vẻ ngoài của mình. Mục đích của việc làm này là để hoàng đế có thể vui vẻ dưới cửu tuyền.
Tới ngày chôn cất, các phi tần phải ăn mặc lộng lẫy để tuẫn táng theo hoàng đế. (Ảnh minh họa: Sohu)
Khi tới ngày nhập mộ, các phi tần, cung nữ sẽ phải ăn vận thật lộng lẫy. Họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất và mang theo những đồ trang sức quý giá nhất. Ngoài ra, họ có thể mang theo những vật phẩm mà họ yêu quý nhất như vật kỷ niệm, tranh, sách.
Có nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng cùng Đế vương. Trong đó, uống rượu độc được coi là cách không làm tổn hại tới vẻ ngoài của các phi tần. Người ta quan niệm uống rượu độc giúp thi thể của họ được bảo quản tốt nhất. Ngoài ra, treo cổ hoặc đổ thủy ngân cũng là những cách thường được áp dụng khi tuẫn táng theo hoàng đế.
Những người được chôn sống trực tiếp sẽ bị bỏ đói trước đó mấy ngày để tránh phản ứng thái quá của họ khi bị đưa vào lăng mộ. Lúc này các phi tần đã mất sức lực phản kháng nên chỉ còn cách ngoan ngoãn tuân theo sự sắp đặt của số phận.
Tuẫn táng là hủ tục độc ác và tàn nhẫn. Nó tước đoạt quyền sống của những phi tần, cung nữ chỉ vì mục đích hưởng thụ, tham lam quyền lực của giai cấp thống trị. Vì vậy, khi hậu thế nhận thấy sự lạc hậu, hủ tục tuẫn táng đã bị loại trừ khỏi dòng chảy lịch sử.
Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế Trung Hoa sống được bao lâu dưới lăng mộ?
Trong không gian đáng sợ như lăng mộ, những con người bất hạnh bị chọn tuẫn táng theo hoàng đế phải trải qua những gì trước khi chết?
Thời phong kiến, các hoàng đế Trung Hoa từng đặt ra một hủ tục man rợ là tuẫn táng người sống theo mình sau khi băng hà. Điều này để đảm bảo rằng khi hoàng đế sang thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm.
Hủ tục này phát triển từ thời Thương, Chu. Các nhà khảo cổ từng tìm thấy 5.000 hài cốt được chôn trong các ngôi mộ cổ ở Ân Khư, di tích kinh đô của nhà Thương (Ân). Theo ghi chép lịch sử, việc bồi táng người sống được áp dụng nhiều nhất là vào thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Có hai cách tuẫn táng. (Ảnh: Sohu)
Ở Trung Quốc phong kiến có hai cách tuẫn táng, thứ nhất là chôn sau khi chết, thứ hai tàn ác hơn, đó là chôn khi những người đó vẫn còn sống.
Trước khi người được chọn tuẫn táng vào lăng mộ, họ sẽ ăn một bữa thịnh soạn. Sau khi hoàn thành mọi việc, người phụ trách sẽ sắp xếp đưa những người này vào quan tài, rồi đưa họ vào lăng cùng với chủ nhân của ngôi mộ.
Nhà văn thời nhà Thanh - Viên Mai từng ghi chép về phương thức bồi táng tàn nhẫn nhất. Ngoài ra, người xưa còn trói tay chân người bị tuẫn táng, đặt theo tư thế nhất định, rồi chôn sống.
Các nhà khảo cổ đã nhiều lần lạnh sống lưng vì các hình thức bồi táng của người xưa. (Ảnh: Sohu)
Các nhà khoa học trong quá trình khai quật các ngôi mộ cổ nhiều lần lạnh sống lưng vì các hình thức bồi táng của người xưa. Câu hỏi nhiều nhà khoa học đặt ra là: Những nạn nhân bị tuẫn táng ấy có thể sống bao lâu dưới lăng mộ?
Câu trả lời được tìm thấy qua những ghi chép về một vụ tuẫn táng quy mô lớn diễn ra vào thời nhà Liêu.
Khi đó, những người ở tầng lớp hoàng gia quý tộc nhà Liêu đã nghĩ ra cách độc ác để kéo lượng lớn người sống tới tuẫn táng trong lăng mộ của Gia Luật Bội.
Họ đem đến một chiếc lồng cực to đặt trong lăng mộ rồi tung tin rằng xuất hiện con thú cực hiếm ở bên trong. Người dân kéo đến xem vì hiếu kỳ. Họ bị binh lính đẩy xuống địa cung trong lăng mộ rồi bịt kín cửa.
Những người dân vô tội bị lừa tới lăng mộ của Gia Luật Bội để tuẫn táng theo người chết. (Ảnh: Sohu)
Theo những ghi chép được tìm thấy, thời gian đầu, lăng mộ vọng ra tiếng gào thét cầu cứu. Những tiếng hét này cứ yếu dần và tắt hẳn sau 4 ngày.
Điều này có thất những người bị tuẫn táng có thể sống tối đa 4 ngày trong điều kiện không gian xung quanh không có thứ gì cần thiết cho sự sống.
Sở dĩ họ có thể sống sót tới ngày thứ 4 là bởi bên trong lăng mộ chôn theo một chút đồ ăn và hoa quả cùng với người chết. Nhưng với số lượng người bị nhốt trong lăng lên tới hàng trăm người thì số thức ăn đó không thể đủ và các nạn nhân đã phải chịu cảnh đói, khát, thiếu không khí cho tới chết.
Phận đời cung nữ sau khi xuất cung: Không dám lấy chồng, chịu cô độc cả đời Cứ tưởng cuộc đời của các cung nữ sau khi xuất cung sẽ bước sang trang mới tốt đẹp, nhưng thật ra họ đáng thương hơn nhiều. Thời phong kiến ở Trung Quốc, hoàng đế và các phi tần trong hậu cung cần rất nhiều kẻ hầu người hạ. Trong đó, thái giám và cung nữ là những người được chọn để chuyên...