Những việc làm lạ đời của lương y có thư cảm ơn được tính bằng kilôgam
Ở thị trấn Vũ Thư, tỉnh Thái Bình không ai là không biết một địa chi quen thuộc mà trên cửa nhà có đề dòng chữ: “Khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp cứu tai nạn giao thông miễn phí. Chữa bệnh nan y để cứu người. Cứu người hạnh phúc của đời tôi…”. Chủ nhân của ngôi nhà đó là lương y Phạm Nhất Định…
Thư cảm ơn tính bằng kilogam
Lương y Phạm Nhất Định năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông có dáng người cao, gầy, lúc nào cũng mặc bộ quần áo đơn sơ, giản dị nhưng nụ cười thì luôn nở trên gương mặt hiền lành. Ông từng đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện huyện Vũ Thư. Năm 1991, dù về nghỉ hưu nhưng bác sĩ Định không cho phép mình nghỉ ngơi, ông vẫn tham gia Hội Y học cổ truyền, Hội Thầy thuốc cao tuổi. Và đặc biệt, ông dành dụm tiền mở phòng khám bệnh miễn phí tại nhà, chuyên phục vụ những bệnh nhân nghèo.
Nhắc đến lương y Phạm Nhất Định, nhiều người dân nơi đây coi ông như một ân nhân. Số lượng bệnh nhân được ông thăm khám điều trị đã lên đến hàng vạn người. Có nhiều trường hợp tưởng như bị thần chết cướp đi nhưng ông vẫn kiên trì giành lại mạng sống cho bệnh nhân. Thư cảm ơn của bệnh nhân từ mọi miền gửi về cho ông nặng hàng ki lô gam.
“Ki bo” để làm từ thiện
Nhắc đến ông, người dân ở thị trấn Vũ Thư thường nhắc đến những giai thoại “ki bo” nổi tiếng của vị bác sĩ này. Được mời đi ăn tiệc, ông không ăn mà xin tiền mang về. Đi dự hội nghị cựu chiến binh, cán bộ hưu trí… của huyện hay của tỉnh, câu đầu tiên của ông là: “Này, tôi nghe nói bữa nay có chiêu đãi cơm trưa. Xin quy phần tôi ra tiền để tôi lấy tiền dùng vào việc khác. Trưa tôi về nhà ăn cơm rồi quay lên họp cũng được”. Ông nói rằng, tiền quý lắm, nhưng không quý cho bản thân ông mà cho… thiên hạ. Và việc “ki bo” của ông cũng là vì thiên hạ. Ông trân trọng đồng tiền, bởi ông hiểu rằng, phải có nó ông mới thực hiện được công việc cứu giúp những mảnh đời bất hạnh suốt mấy chục năm qua. Bộ quần áo ông mặc thường là những bộ quân phục cũ. Ăn uống ông cũng tằn tiện. Trước đây còn khỏe, bác sĩ Định không chỉ khám, chữa bệnh tại chỗ mà còn đi khám bệnh “lưu động” miễn phí trên chiếc xe gắn máy cà tàng khắp mọi nơi thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thái Bình.
Mặc áo tang khóc người dưng
Video đang HOT
Hàng xóm, đồng nghiệp của bác sĩ Định không nhớ rõ ông làm từ thiện từ bao giờ. Họ chỉ nhớ từ khi về làm Trưởng phòng Y tế huyện Vũ Thư đã thấy ông khám bệnh miễn phí rồi. Còn nhớ cuối năm 1982, một phụ nữ không may bị tai nạn chết gần cổng bệnh viện, trong người không có bất kì một giấy tờ tùy thân nào. Thấy vậy, ông Định đưa người phụ nữ xấu số ấy vào Bệnh viện Vũ Thư tổ chức tang lễ rồi tự mình mặc áo tang thay người nhà khâm liệm.
Lần khác, khi chương trình “Người xây tổ ấm” của Đài Truyền hình Việt Nam phát câu chuyện về một cô gái tên Nga vì nhận nuôi con của một người bạn từ thời sinh viên mà phải chịu không biết bao nhiêu tủi nhục, ông Định cảm động lắm. Ông thuyết phục vợ bán chiếc nhẫn mà con gái tặng được 1,8 triệu đồng, sau đó ông phụ thêm 100.000 đồng gửi tặng cô gái đó nuôi con cùng một lá thư động viên.
Ông bảo: Đối với tôi, cứu người là mệnh lệnh của trái tim. Chỉ cần nghe có người bệnh cần phải được cứu chữa thì bất kể xa xôi, cách trở mấy cũng phải đi đến nơi cho kỳ được. Có đêm mưa gió, có người ở tận huyện Quỳnh Phụ, cách thị trấn Vũ Thư mấy chục cây số đến gõ cửa nhờ ông cứu mạng cho mẹ mình. Không chần chừ, ông lập tức lên đường ngay. Thời tuổi trẻ của bác sĩ Định là những tháng ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ trên chiến trường miền Trung. Ông từng chứng kiến bao nhiêu mạng người đã mất vì bom đạn. Cận kề giữ cái sống và cái chết, ông hiểu sinh mạng con người quan trọng như thế nào nên tâm niệm dành cả cuộc đời cho việc cứu người bằng tất cả khả năng của mình.
Bảo lãnh chữa bệnh cho bệnh nhân ngay cả khi bác sĩ qua đời
Có một trường hợp mà đến giờ ông vẫn còn nhớ mãi là cháu Hiền. Hôm đó là một ngày đầu năm 2003, khi đang nghỉ trưa ông nghe thấy tiếng khóc rất thảm thiết của một đứa trẻ. Với kinh nghiệm thầy thuốc của mình, ông nhận ra ngay là tiếng khóc của người bị bệnh. Ra ngõ, ông thấy một người phụ nữ với gương mặt khắc khổ đang bế trên tay một đứa trẻ ốm yếu. Qua trò chuyện ông được biết con chị ấy bị bệnh viêm tắc động mạch, phải tháo khớp tứ chi, đưa đi bệnh viện chữa trị nhưng hết tiền đành phải quay về phó mặc cho số phận. Thấy vậy, ông chủ động nói rằng: “Tôi đồng ý chữa trị miễn phí cho con chị bằng thuốc Đông y đến khi cháu khỏi bệnh thì thôi. Mặt khác, sẽ bảo lãnh chữa bệnh cho cháu suốt đời nếu bệnh tái phát. Tôi mất đi rồi, các con tôi sẽ có trách nhiệm làm công việc mà tôi đã hứa”. Cháu bé ngày đó tên là Nguyễn Thị Hiền ở xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư giờ đã lớn và đang là học sinh trường THPT Vũ Thư. Cứ cuối tuần là cháu Hiền lại đến thăm người ông “đặc biệt” đã cưu mang chữa trị khỏi bệnh cho em.
Chia nỗi đau với mọi người
Hiện nay mỗi tháng ông đều đặn dành số tiền lương để giúp đỡ những người nghèo khó, trẻ em cơ nhỡ, người tàn tật neo đơn. Ông đã từng liên hệ với Hội Chữ thập đỏ huyện Vũ Thư tiến hành làm và cấp phát thêm thẻ chữa bệnh cho 72 cháu mồ côi không nơi nương tựa. Chỉ cần cầm chiếc thẻ đó đến nhà ông bất cứ thời gian và hoàn cảnh nào thì đều được chữa trị và cấp phát thuốc miễn phí. Ông đã khám, tư vấn sức khỏe, cấp cứu tai nạn giao thông miễn phí cho hơn 7.000 lượt người, cấp 95 sổ khám chữa bệnh thường xuyên cho người khuyết tật, trẻ mồ côi… Ghi nhận sự cống hiến và nghĩa cử của ông là hàng chục huân Huy chương, bằng khen các cấp như Huân huy, chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương vì sự nghiệp chữ thập đỏ. Ông cũng vinh dự nhiều lần dự đại hội thi đua lớn của toàn ngành Y tế, đoàn thanh niên, cựu chiến binh…
Chia tay bác sĩ Định mà tôi ám ảnh mãi hình ảnh người thầy thuốc già gầy guộc, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc nhưng lại có tấm lòng cao cả. Năm nay dù đã bước sang tuổi gần đất xa trời, nhưng ông vẫn hết lòng vì người bệnh. Hơn 70 năm gắn bó với nghề thầy thuốc, ông luôn tâm niệm và răn dạy con cháu mình rằng “Chia nỗi đau với mọi người là hạnh phúc được nhân đôi”.
Theo ANTD
Nỗi buồn của những người thầy thuốc
Liên tiếp những vụ việc tiêu cực nghiêm trọng trong ngành y thời gian qua khiến niềm tin với ngành y vốn đã bị xói mòn càng thêm phần suy giảm. Cũng "sốc", cũng bất bình không kém, song từ thâm tâm những người trong cuộc, những người thầy thuốc chân chính vẫn mong mỏi xã hội có một cách nhìn khách quan hơn, công bằng hơn với đội ngũ y, bác sỹ.
Trước mỗi vụ tiêu cực, cũng vẫn cần có đánh giá công bằng với cả ngành y
Đừng quy kết cho số đông!
Vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường gây chết người tại Thẩm mỹ viện Cát Tường rồi vứt xác xuống sông Hồng phi tang đang khiến dư luận những ngày qua vô cùng phẫn nộ. Ngay cả một người đã gắn bó gần trọn đời với ngành y như GS.TS Đỗ Kim Sơn, Ban Chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương - nguyên Chủ tịch Hội ngoại khoa Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Việt Đức - cũng hết sức đau lòng, bất bình khi nghe được thông tin này. Ông mạnh mẽ lên án hành động của Nguyễn Mạnh Tường và cho rằng bác sĩ này không xứng đáng đứng trong đội ngũ những người thầy thuốc Việt Nam.
Theo ông, đã chấp nhận bước chân vào nghề y, chọn con đường làm thầy thuốc thì phải có một tấm lòng nhân hậu, một lương tâm trong sáng, hết lòng phục vụ người bệnh. Ngoài ra cần phải có thêm bản lĩnh vững vàng và đức tính hy sinh, bởi nghề y là một nghề cao quý nhưng cũng rất khắc nghiệt, nhiều rủi ro. "Giá trị của một người thầy thuốc không đo bằng các tấm huy chương, danh hiệu mà chính là niềm tin của bệnh nhân. Đáng tiếc, trong thời buổi hiện nay, một số bác sĩ quá mải mê chạy theo tiếng gọi của kim tiền mà đánh mất lương y", GS Đỗ Kim Sơn bộc bạch.
Cũng trong dòng tâm sự của mình, vị giáo sư chia sẻ: "những vụ việc nói trên chỉ là các trường hợp riêng biệt. Không phủ nhận trách nhiệm, chính xác là lỗi quản lý của ngành y khi để xảy ra nhiều vụ tiêu cực như vậy, song cần có một cái nhìn công bằng với những nỗ lực, cố gắng của toàn ngành y trong những năm qua để đạt được bước tiến vượt bậc về trình độ khoa học kỹ thuật như ngày nay".
Cần phân biệt rõ y đức với rủi ro
Một Đại tá, bác sĩ cấp trưởng khoa của BV Trung ương Quân đội 108 (đề nghị giấu tên) chia sẻ, bất cứ nghề nào trong xã hội cũng đều có đạo đức nghề nghiệp. Với nghề y, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi cao hơn, trách nhiệm lớn hơn bởi đây là nghề trực tiếp tác động đến sức khỏe nhân dân. Cũng cần phải phân biệt rạch ròi trường hợp tử vong nào là do y đức, trường hợp nào là rủi ro, tai nạn nghề nghiệp. So với các ngành nghề khác, số vụ tiêu cực, số vụ chết người do tai nạn nghề nghiệp của bác sĩ chưa hẳn đã nhiều, thậm chí chỉ chiếm số ít nhưng đây lại là lĩnh vực rất nhạy cảm và được nhân dân hết sức quan tâm. Một BV mỗi năm cứu chữa thành công cho hàng nghìn bệnh nhân nguy kịch, một bác sĩ thức trắng nhiều đêm liền để cấp cứu bệnh nhân, thế nhưng chỉ cần xảy ra một vụ chết người là dư luận, xã hội mạnh mẽ lên án...
Cùng quan điểm này, lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Hà Nội chia sẻ, hành động của bác sĩ gây chết người rồi vứt xác phi tang là đáng lên án, không thể chấp nhận được. Song cũng đừng vì thế mà đánh giá ngành y bằng cái nhìn miệt thị. Lương y này nói: "Nhiều trường hợp gây chết người trong ngành y chỉ là tai nạn nghề nghiệp, rủi ro. Nếu sau mỗi vụ việc như vậy mà cả xã hội lên án, vùi dập bác sĩ thì thử hỏi có ai còn dám dấn thân vào ngành y nữa". Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung, ngay cả vụ bác sĩ vứt xác phi tang, nên nhìn nhận rằng không phải bác sĩ cố ý giết người mà chỉ nên xem xét hành động của anh ta sau khi gây chết người.
Cái gốc của lỗi
Vậy tại sao các vụ tiêu cực, bác sĩ gây chết người lại ngày càng nhiều, dư luận ngày càng bức xúc với ngành y? Liệu y đức có đang xuống cấp? Vị bác sĩ cấp Trưởng khoa của BV Quân đội 108 phân tích: "Điều này đương nhiên có lỗi quản lý của ngành y tế. Tuy nhiên nó còn có nhiều nguyên nhân sâu xa khác, từ việc đào tạo sinh viên ngành y, việc giáo dục y đức, việc cấp phép và quản lý hành nghề y, ứng xử của nhà quản lý y tế sau mỗi vụ việc. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như cơ sở hạ tầng của các BV yếu kém, đầu tư cho y tế hạn chế...". "Điểm thi vào các trường Đại học Y vẫn cao chót vót song nhận thức và tâm lý của các sinh viên thi vào Đại học Y ra sao, chắc chắn có nhiều người thi vào chỉ vì suy nghĩ ngành này kiếm được nhiều tiền chứ không phải vì tâm huyết".
Ths. Bs Bùi Bạch Dương, nguyên Phó khoa Phẫu thuật thẩm mỹ - BV Việt Nam - Cu Ba, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ - BV Bưu điện thẳng thắn chỉ ra, tiêu cực gia tăng trong ngành y là do lỗi hệ thống, đòi hỏi cả xã hội phải chung tay với ngành y để khắc phục. Bác sĩ Dương cũng cho rằng, dư luận đang có cái nhìn chưa thật khách quan, nghiêng về mặt trái trong ngành y nhiều hơn. Mặt khác, chúng ta cũng cần có những hành lang pháp lý để bảo vệ bác sĩ.
Tối 24-10, CATP Hà Nội cùng đội thợ lặn chuyên nghiệp được BV Bạch Mai thuê đã tích cực tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền ở sông Hồng đoạn dưới chân cầu Thanh Trì.
Duy Tiến
Theo ANTD
Huyền thoại mới ở trại rắn Đồng Tâm Nhờ đổi mới, TRĐT trở thành điểm đến của nhiều du khách. Trại rắn Đồng Tâm (TRĐT) là tên thông dụng của Trung tâm Nuôi trồng - Nghiên cứu - Chế biến dược liệu Quân khu 9, tọa lạc tại Châu Thành (Tiền Giang). Ngay từ lúc thành lập (tháng 10.1979) nơi đây được biết đến như huyền thoại về khả năng cứu...