Những việc cần làm để đảm bảo tầm nhìn khi lái xe ban đêm
Dù bạn là người mới vào nghề hay đã lái xe nhiều năm thì việc lái xe ban đêm luôn là một trải nghiệm khó bởi tầm nhìn thường bị hạn chế, cơ thể và tinh thần rất dễ bị mệt mỏi.
Lái ô tô ban đêm được xem là thử thách không chỉ với “tài mới” mà ngay cả những “lái già” đã có nhiều năm kinh nghiệm, do tầm nhìn bị hạn chế, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp tài xế đảm bảo an toàn khi lái ô tô vào ban đêm:
Các bộ phận như kính chắn gió, cửa sổ hay gương chiếu hậu cần được làm sạch thường xuyên để tài xế có thể quan sát rõ ràng hơn khi lái xe, đặc biệt là di chuyển trong điều kiện trời tối.
Ngoài ra, cần gạt lau kính hay đèn xe cũng nên được làm sạch và bảo dưỡng.
2. Căn chỉnh đèn pha hợp lý
Khi đèn pha được căn chỉnh phù hợp, xe sẽ ít gây chói mắt cho xe đối diện, qua đó giảm được nguy cơ va chạm khi đi trong đêm tối. Hãy chú ý căn chỉnh đèn đều nhau, không để quá cao hoặc quá thấp.
Khi đèn pha được căn chỉnh phù hợp, xe sẽ ít gây chói mắt cho xe đối diện
Các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn có thể sử dụng đèn pha nếu đi cao tốc trong đêm, tuy nhiên khi gặp xe ngược chiều, bạn nên chuyển sang dùng chế độ đèn cốt.
Chỉnh gương đúng vị trí sẽ giúp tài xế giảm được độ chói mắt và hạn chế điểm mù. Cách chỉnh gương đúng như sau: nghiêng sang bên trái và chỉnh gương trái sao cho tài xế có thể thấy góc bên trái phía sau xe. Làm tương tự với gương xe bên phải.
Chỉnh gương đúng vị trí sẽ giúp tài xế giảm được độ chói mắt và hạn chế điểm mù
4. Không nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đối diện
Thay vì nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đối diện, tài xế nên nhìn sang bên hoặc xuống dưới để quan sát làn đường mình đi. Nhờ đó, tài xế có thể quan sát xe khác và không bị đèn pha làm lóa mắt.
5. Kiểm tra thị lực
Tài xế cũng nên thường xuyên kiểm tra thị lực của mình để biết nếu cần sử dụng kính cận hay dùng thuốc hay không. Nếu sử dụng kính cận, bạn cũng nên lau sạch và hạn chế làm xước kính gây giảm tầm nhìn.
Video đang HOT
15 bước cơ bản khi lái ô tô số sàn
Khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục vì vậy việc nắm rõ các bước cơ bản sẽ giúp các tài mới tự tin, đảm bảo an toàn khi lái ô tô số sàn.
15 bước cơ bản khi khi lái ô tô số sàn được minh họa qua hình ảnh
Học lái ô tô số sàn thường khiến các tài mới bị lúng túng trong việc phối hợp các thao tác sang số, côn, ga, phanh... Bởi so với ô tô số tự động, việc lái xe số sàn đòi hỏi nhiều thao tác xử lý. Để thuần thục, người học lái xe số sàn, thậm chí là các tài mới cần nắm rõ các bước vơ bản để có thể thao tác, xử lý thuần thục và đảm bảo an toàn.
15 bước cơ bản khi lái ô tô số sàn được Wikihow minh họa qua hình ảnh dưới đây sẽ góp phần giúp người học cũng như các tài mới dễ hình dung và "khắc cốt ghi tâm" khi lái ô tô số sàn:
1. Vào vị trí ghế lái, thắt dây an toàn
Đây là thao tác cơ bản đầu tiên bạn cần nhớ khi sử dụng ô tô. Việc thắt dây an toàn sẽ giúp bạn và mọi người ngồi trên ô tô luôn được bảo vệ trước những rủi ro khi lưu thông ngoài đường.
2. Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn, embrayage)
Với ô tô số sàn, người điều khiển cần ghi nhớ cần điều khiển chân côn nằm ở phía ngoài cùng bên trái. Vị trí chính giữa là phanh và chân ga ở ngoài cùng bên phải. Côn được nhả ra để truyền động từ động cơ đang quay đến các bánh xe và cho phép bạn sang số. Trước khi bạn sang số (lên hoặc xuống), phải nhấn côn.
3. Điều chỉnh ghế ngồi, vị trí vô lăng
Cũng giống như các lái xe số tự động, người lái cần điều chỉnh vị trí ghế ngồi, vô lăng, gương chiếu hậu... để có tư thế ngồi phù hợp, thoải mái nhất với vóc dáng của mình và đảm bảo tầm nhìn, bao quát xung quanh. Chú ý chỉnh vị trí, khoảng cách ghế sao cho chân trái có thể nhấn hết chân côn xuống sàn.
4. Đạp, giữ chân côn sát sàn
Đây là cách giúp người lái có thể cảm nhận hành trình chân côn để chú ý xem chân côn chuyển động khác với chân phanh và chân ga như thế nào. Tốt nhất, nên làm quen với việc cách thả chân côn nhanh và chậm.
5. Kiểm tra, đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral)
Sau khi làm quen với hành trình chân côn, ga, phanh... Nên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral). N là chữ viết tắt từ "Neutral", có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.
6. Đạp côn, vặn chìa khóa khởi động xe
Đạp sát chân côn, đồng thời xoay chìa khóa khởi động xe (hoặc nhấn nút với các xe có trang bị nút khởi động).
7. Khi động cơ đã được khởi động, có thể nhả chân khỏi chân côn (cần số ở vị trí trung tâm)
Khi động cơ đã được khởi động, người lái có thể nhả chân khỏi chân côn, nên nhớ lúc này cần số luôn ở vị trí trung tâm.
8. Đạp côn, vào số 1
Đạp hết hành trình chân côn, chuyển cần số sang vị trí số 1 theo sơ đồ trực quan về các số trên đỉnh cần số.
9. Nhả phanh tay, từ từ nhả chân côn cho xe di chuyển
Để xe có thể di chuyển, người lái nên nhả phanh tay, sau đó từ từ nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi bạn nghe tiếng động cơ bắt đầu giảm. Bạn có thể lặp lại quá trình này một vài lần cho đến khi bạn có thể nhận ra âm thanh này ngay lập tức. Đây là điểm ma sát của ly hợp giúp chiếc xe chuyển động về phía trước và cũng là tạo cảm giác nhận biết xe bắt đầu di chuyển. Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ô tô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà. Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô-men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực.
10. Nhả côn, vào ga
Nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi vòng quay giảm từ từ đồng thời chân phải nhấn nhẹ vào bàn đạp ga. "Côn ra, ga vào" - bạn sẽ phải làm việc này một vài lần để tìm được sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai thao tác này. Lưu ý, nếu bạn thả chân côn quá nhanh xe sẽ bị dừng, tắt máy.
11. Đạp côn, sang số khi vòng tua máy đạt 2.500 - 3.000 vòng/phút
Thời điểm sang số phụ thuộc vào tốc độ, vòng tua chiếc xe bạn đang lái. Thông thường, khi đồng hồ vòng tua máy đạt 2.500 - 3.000 vòng/phút, âm thanh động cơ phát khá lớn. Bạn phải học cách nhận ra âm thanh này để chọn thời điểm sang số phù hợp. Nhấn chân côn và chuyển cần số từ vị trí số 1 thẳng xuống vị trí số 2.
12. Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga
Sau khi đã sang số, bạn nên lặp lại thao tác cũ: từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga cho xe tăng tốc.
13. Tiếp tục đạp ga và nhả chân côn
Khi xe đang cài số và đang đạp ga bạn nên nhả chân ra khỏi chân côn. Để chân nghỉ trên chân côn là một thói quen xấu, nhấn chân côn sẽ tạo ra áp lực lên cơ chế làm việc chân côn - nên việc tăng áp lực sẽ khiến chân côn sớm bị mòn.
14. Khi muốn xe dừng lại: Buông chân ga, đạp chân phanh... và nhấn dần chân côn
Khi muốn giảm tốc độ, dừng xe ngườu lái nhả chân phải ra khỏi bàn đạp ga và nhấn chân phanh xuống, nếu tốc độ di chuyển còn khoảng 15 km/giờ bạn sẽ cảm nhận thấy xe bắt đầu rung giật. Lúc này, nhấn hoàn toàn chân côn xuống, di chuyển cần số đến vị trí trung tâm (số N) để tránh xe bị tắt máy.
15. Khi bạn đã thuộc lòng những điều trên, lái xe số sàn là việc rất dễ dàng
Một khi đã làm chủ và thuần thục cách lái ô tô số sàn, người lái có thể kiểm soát chiếc xe theo phong cách của từng người lái.
Lái ô tô số sàn, có nên ngắt côn cho xe tự trôi? Thói quen từ khi đi xe máy côn tay, đến khi lái ô tô số sàn, tôi thi thoảng lại đạp hết côn để xe tự trôi. Không biết khi làm như vậy có hại gì cho xe hay không? Tôi mới có bằng lái ô tô được gần 2 năm và đang sử dụng một chiếc xe số sàn cũ. Với tôi,...