Những việc bạn tuyệt đối không nên làm khi bị mụn
Vì chúng có thể khiến tình trạng mụn của bạn trở nên tệ hơn đấy!
Đây có lẽ là một việc khá khó khăn, vì đa phần chúng ta đều luôn ngứa tay khi thấy mụn xuất hiện trên mặt mình. Tuy nhiên, việc nặn mụn có thể khiến mụn càng lấn sâu hơn vào bên trong lớp biểu bì của chúng ta, đồng thời khiến các bụi bẩn trên bàn tay dễ dàng tiếp xúc với da hơn, làm bịt kín các lỗ chân lông, khiến mụn càng xuất hiện nhiều hơn.
Chà xát mặt, rửa mặt quá kĩ hay tẩy tế bào chết quá mạnh có thể làm da bị kích ứng và đau rát đấy. Tẩy tế bào chết là một việc rất quan trọng nếu muốn loại bỏ mụn và làm sạch da, tuy nhiên, bạn nên đối xử thật nhẹ nhàng với da bạn. Bạn không nhất thiết phải cọ rửa mặt quá kĩ để da mặt thật sạch đâu. Rửa mặt cũng vậy, rửa mặt quá nhiều có thể khiến da bạn bị khô đấy.
Những sự thật về mụn
Phân biệt được đâu là sự thật và đâu là lời đồn đoán có thể giúp bạn có cách phòng và trị mụn tốt hơn. Ví dụ như, mụn không phải là do bạn không rửa mặt hay do bạn chạm tay lên mặt quá nhiều mà tạo thành. Hay lời đồn đoán còn nhiều tranh cãi rằng chế độ ăn của bạn cũng ảnh hưởng đến việc xuất hiện mụn. Thực chất là một số loại thực phẩm như sôcôla, khoai tây chiên hay pizza chẳng hề tác động gì đến việc xuất hiện mụn cả.
Đừng tin vào những lời quảng cáo
Có hàng ngàn sản phẩm được quảng cáo là có thể trị sạch mụn chỉ trong vài ngày, từ các loại kem dưỡng cho đến các loại dược phẩm, vitamin,… Tuy nhiên, sự thật là đó chỉ là những lời quảng cáo không đáng tin thôi. Thay vì tốn kém vào những sản phẩm chẳng đảm bảo kết quả, hãy uống thật nhiều nước, giữ mặt sạch sẽ, mụn sẽ nhanh chóng biến mất.
Duy trì thực hiện việc trị mụn theo hướng dẫn
Video đang HOT
Điều này nghe có vẻ khá khó khăn, đặc biệt với những cô nàng lười biếng hoặc quá bận rộn. Bạn thường quá vội vào buổi sáng mà quên mất phải thoa kem hay rửa mặt, hay quá mệt vào buổi tối mà gần như ngủ ngay lập tức khi về nhà. Bạn nên nhớ rằng nếu bạn không thực hiện thường xuyên các phương pháp trị mụn, hiệu quả sẽ giảm đi đáng kể.
Tất nhiên, chẳng có gì sai nếu bạn tự chữa trị mụn tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn đã sử dụng nhiều phương pháp đến hơn 12 tuần mà mụn vẫn không biến mất thì tốt hơn hết, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Họ sẽ có những chẩn đoán chính xác về mụn cũng như cách điều trị của bạn. Đừng nên quá chủ quan và tin tưởng vào khả năng của bản thân bạn nhé! Mụn nếu để lâu ngày có thể tạo thành sẹo trên mặt bạn đấy!
Theo PNKV
Nặn mụn như thế nào cho an toàn?
Một số nốt mụn thông thường khi đã "già" bạn cũng có thể nặn để loại bỏ chúng. Nhưng để không khiến làn da bị tổn thương nên biết cách nặn an toàn.
Mụn trứng cá xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi nội tiết, tích tụ nhiều độc tố hoặc sự tích tụ tuyến bã nhờn trong lỗ chân lông. Do vậy, mà sự xuất hiện của chúng thường diễn ra ở các lứa tuổi dậy thì.
Khi mụn trứng cá bình thường tích tụ, lâu ngày nhô lên và đầu mụn khô, chuyển màu (mụn đã già) thì có thể nặn để loại bỏ chúng ra khỏi làn da. Tuy nhiên, việc nặn mụn nếu không đúng qui trình có thể sẽ khiến cho làn da dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
Hãy tham khảo 5 bước dưới đây để tránh khỏi sự tác động tiêu cực do nặn mụn gây nên.
Bước 1: Xông mặt với nước ấm
Dưới tác động của hơi nước ấm, lỗ chân lông được mở rộng và nốt mụn vì thế cũng dễ dàng được loại bỏ hơn.
Vì thế, trước khi nặn mụn, bạn nên sử dụng một bát tô nước nóng và khăn trùm đầu để xông mặt trong vài phút.
Xông mặt với nước ấm mở rộng lỗ chân lông
Bước 2: Vệ sinh bàn tay
Bàn tay, ngón tay là công cụ để thực hiện việc nặn mụn khỏi làn da. Bàn tay cũng là nơi tiếp xúc thường xuyên với môi trường nên mang theo không ít những vi khuẩn có hại. Khi nặn mụn, những vi khuẩn đó dễ dàng xâm nhập vào tế bào da thông qua các vết thương từ mụn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho làn da bạn nên rửa sạch bàn tay với xà phòng hoặc nước tẩy rửa.
Rửa sạch đôi bàn tay tránh sự viêm nhiễm
Bước 3: Thực hành nặn mụn
Dùng lực của các ngón tay nặn khu vực xung quanh nốt mụn sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để cho "ngòi mụn" được đẩy ra ngoài. Sau đó dùng băng gạc để thấm hết vết nước mô bẩn xung quanh nốt mụn.
Nặn mụn cũng phải đúng cách
Bước 4: Rửa mặt
Sử dụng một chút kem rửa mặt được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên để làm sạch khuôn mặt. Bạn cũng có thể áp dụng một số loại mặt nạ tự nhiên như bơ, trứng, xoài, chuối, mật ong... để vừa làm sạch, vừa dưỡng ẩm cho làn da.
Rửa mặt với chất tẩy tự nhiên giúp làn da sạch sẽ
Bước 5: Se khít lỗ chân lông với đá lạnh
Để bảo đảm cho lỗ chân lông se khít và vết thương nhanh chóng co lại bảo đảm vệ sinh cho sự phát triển của tế bào da. Bạn có thể sử dụng một số loại kem trị mụn. Đơn giản hơn là dùng một viên đá lạnh để xoa lên vùng mụn vừa nặn, lỗ chân lông sẽ nhanh chóng được se khít.
Chườm đá lạnh se khít lỗ chân lông
Lưu ý:
Trên thực tế, chỉ có những nốt mụn thông thường có kích thước nhỏ mọc rải rác và đã khô đầu (già) thì mới được phép nặn.
Một số loại mụn như mụn bọc, chứa nhiều mủ, mụn mọc thành từng mảng thì không nên tùy tiện nặn. Vì những loại mụn này dễ bị viêm nhiễm và làm cho tình trạng càng thêm nặng. Do đó, trước khi nặn, bạn nên tìm hiểu cách trị mụn từ các nguyên liệu tự nhiên.
Theo 24h
Cách làm đẹp hiệu quả với cà phê Cà phê có rất nhiều chất chống oxy hóa, có thể chống lại quá trình lão hóa da bằng cách loại bỏ độc tố và chống lại các gốc tự do từ ô nhiễm, khói thuốc lá, và nhiều thứ nữa. Tẩy tế bào chết, làm đẹp da Cà phê có rất nhiều chất chống oxy hóa, có thể chống lại quá trình...