Những việc bạn cần nên tránh làm khi du lịch ở Venice
“Nhập gia tùy tục”, đó là những điều mà các du khách cần lưu ý khi du lịch đến bất cứ đâu nếu không muốn xảy ra những phiền phức không đáng có tại các thành phố. Venice cũng không là ngoại lệ.
Venice được mệnh danh là thành phố tình yêu, với những điểm đến vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, Venice có những quy định và luật lệ riêng mà du khách cần phải lưu ý nếu không muốn phải kết thúc chuyến du lịch của mình sớm. Sau đây là những điều mà du khách cần lưu ý khi đến với Venice:
Rác thải đang là một vấn đề mà thành phố Venice quan tâm.
Venice là thành phố kênh đào với 175 kênh đào nên vấn đề môi trường được coi là quan trọng với thành phố, vì việc ô nhiễm môi trường nước sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thành phố. Khi đến đây, du khách tuyệt đối không được xả rác ra đường hay xuống kênh. Đồng thời, nên vứt rác vào đúng nơi quy định nếu vô tình thấy rác dưới chân, vì ở gần nơi có rác sẽ khiến bạn bị hiểu lầm là người xả rác và bị phạt.
Không tự ý cho chim bồ câu ăn
Video đang HOT
Nguyên nhân của điều cấm trên, xuất phát từ việc trong phân chim bồ câu có chứa axit sẽ làm các di tích cổ trong thành phố xuống cấp nhanh, với những lý do trên, từ năm 2008, chính quyền thành phố Venice đã quyết định cấm du khách cho chim bồ câu ăn. Du khách có thể chơi hay chụp hình với chim bồ câu, nhưng nếu vô tình bị bắt gặp cho chim ăn, bạn có thể chịu mức phạt từ 1,3 tới 5,1 triệu đồng.
Không làm bẩn hay phá hoại di tích
Việc để lại khóa tình yêu trên các cây cầu đã bị Venice hạn chế từ năm 2016.
Đây là điều cấm không chỉ có ở riêng thành phố Venice. Bạn sẽ phải chịu mức phạt nặng hoặc bị trục xuất khỏi thành phố nếu vẽ graffiti lên các di tích, hay có những hành động làm bẩn hay phá hoại các di tích trong thành phố.
Ngoài ra cũng từ năm 2016, chính quyền thành phố Venice cấm việc gắn các ổ khóa tình yêu lên cầu hay các công trình của thành phố, đặc biệt là tại cầu Rialto vốn là một điểm mà du khách gắn các ổ khóa tình yêu nhiều nhất. Hành vi gắn các ổ khóa sẽ bị phạt với mức phạt 2,6 triệu đồng.
Không tắm kênh hay ăn mặc không kín đáo
Các con kênh tại Venice không đủ sạch để có thể tắm hoặc bơi lội.
Mặc dù có rất nhiều con kênh trong thành phố, nhưng tắm kênh là việc bị cấm ở Venice. Nếu bị phát hiện tắm hay ngâm mình ở bất cứ con kênh nào trong thành phố, bạn sẽ bị phạt với mức phạt lên tới 11 triệu đồng. Ngoài ra, kênh tại Venice cũng không sạch nên việc tắm kênh sẽ không tốt cho cơ thể.
Ngoài ra bạn sẽ phải đối mặt với mực phạt 5,1 triệu đồng nếu mang đồ bơi hay bán khỏa sạch thân ở nơi công cộng.
Ăn đúng nơi và không đi vào những khu vực không cho phép
Du khách nên chú ý quy tắc đi lại tại Venice để chuyến đi thêm trọn vẹn.
Vừa ăn vừa đi bộ tại các quảng trường sẽ ngay lập tức khiến bạn bị phạt 5,1 triệu đồng, ngoài ra bạn không được đi vào các khu vực không được cho phép. Kể cả việc đi bộ hay ngồi không đúng nơi quy định tại quảng trường St. Mark cũng sẽ khiến bạn bị phạt.
Ngoài tuân thủ các điều trên, bạn có thể lên cho mình một kế hoạch kỹ càng để chuyến tham quan thành phố Venice được trọn vẹn.
Theo thanhnien.vn
Đô thị kỷ cương du khách
Các đô thị lớn đều là những điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế ở gần xa.
Vì không phải tất cả các du khách đều "ngoan ngoãn và biết điều, đều có ý thức và lịch thiệp" nên ở các đô thị lớn này đều có những biện pháp chế tài du khách để trừng phạt những hàng vi của du khách trái với quy tắc ứng xử được áp dụng ở đó. Trong thời gian gần đây, các biện pháp này đều được các đô thị xiết chặt thêm về mức độ cấm cũng như phạt, cụ thể hơn và mở rộng phạm vi áp dụng hơn.
Hành vi bị cấm nghe qua thì rất đơn giản và thường tình nhưng mức phạt lại rất nặng. Chẳng hạn như ở tất cả các di tích hay tượng đài tại thủ đô Roma mà leo trèo hay ngồi lên hoặc chỉ vừa ăn cái gì đó vừa chiêm ngưỡng không thôi thì mức phạt cũng đữ từ 400 đến 550 Euro. Ở thành phố nổi Venice, hai du khách người Đức mới đây bị phạt 950 Euro vì đã đun nước pha ca cao uống ờ nơi công cộng. Những hành động bị phạt nặng không kém là cho chim bồ câu ăn, cởi trần đi trong thành phố, nằm nghỉ trên các ghế công cộng.....
Ở các đô thị của Letoni, vừa đi ngang qua đường vừa dán mắt vào điện thoại di động thông minh bị phạt 12 Euro. Ở thủ đô Vilnius của đất nước này còn có một đoạn đường dài 300 mét cho phép vừa đi vừa xem điện thoại và đây cũng là nơi đầu tiên trên thế giới có biển hiệu giao thông với thông điệp cho phép vừa đi bộ vừa lướt web.
Singapore vốn rất nổi tiếng về trừng phạt những ai vi phạm quy tắc ứng xử ở nơi công cộng. Mức phạt ở nơi đây có khi còn đến mức ngồi tù 3 tháng. Ở thành phố Amsterdam của Hà Lan, uống bia rưụ trên đường phố hay gây ồn ào ở nơi công cộng đều bị phạt tiền không nhỏ. Trinidad and Tobago cấm mặc quân phục nguỵ trang đi trên đường phố
Phạt tại chỗ, nộp tiền ngay và giáo huấn trực tiếp là cách thức vận hành chung ở các đô thị trên thế giới. Ở đâu cũng thấy chính quyền cho rằng chủ nhắc nhở không thì không có tác dụng mà cứ phải phạt tiền thì du khách mới tự nguyện tuân thủ quy định.
Theo kinhtedothi.vn
Hua Hin, điểm đến bình yên của viên ngọc ẩn giấu giữa lòng Thái Lan Nhắc đến Thái Lan, ít người biết đến hòn ngọc Hua Hin, sự thay thế tuyệt vời cho những ai thích sự yên tĩnh hay chỉ đơn giản là tìm một nơi sống ảo mới. Cưỡi ngựa là hoạt động ưa thích của nhiều du khách tại bãi biển ở Hua Hin. Hua Hin là một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Prachuap Kiri...