Những vị vua nhiều con nhất trong lịch sử thế giới
Các vị vua này không chỉ nổi tiếng với tài năng trị vì, mà còn vang danh với những chiến tích về đường con cháu.
Pharaoh Ramsess II
Trong 66 năm trị vì, đại đế Ramsess II là một trong những pharaoh vĩ đại nhất và quyền lực nhất trong lịch sử. Năm lên 10, ông đã được phong làm Tổng tư lệnh quân đội.
Ảnh minh họa
Ông có 8 người vợ, trong đó nổi tiếng nhất là nữ hoàng Nefretari, Isetnofret và Henutmire. Sử sách kể lại, trong vòng 10 năm, mỗi bà vợ nói trên đã sinh cho Ramesses 5 người con trai và 1 cô con gái. Các bà thứ phi cũng sinh cho ông từ 5 đến 10 hoàng tử. kết quả là ông có… hơn 100 người con. Khoảng 44 – 56 con trai và 40 – 44 con gái. Thú vị là, Ramsess II sống lâu hơn vợ Nefretari đến 54 năm và lâu hơn 18 đứa con của mình.
Ramsess II đã lãnh đạo Ai Cập cổ đại trong những trận chiến lớn với các nước Lybia, Nubia và Hit-ti. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà kiến trúc vĩ đại. Ramsess đại đế đã xây dựng thủ đô Thebe tối linh thiêng, thánh địa đền Karnark và ngôi đền tinh xảo Abu Simbei.
Hoàng đế Sargon của nước Akkad
Được mệnh danh là”Đức Vua Chân Chính”, đại đế Sargon là vị vua đầu tiên của khu vực Lưỡng Hà. Gia thế của ông khá li kì và bí ẩn. Sử sách tương truyền rằng, ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã bị bỏ rơi trong một chiếc giỏ thả trôi trên sông Europhrates. Từ thân phận kẻ làm vườn thấp hèn, Sargon đã trở thành vị vua đầu tiên của khu vực Lưỡng Hà (khu vực giữa hai châu thổ sông Euphrates và sông Tigris).
Sau này, suốt thế kỷ thứ 22 và 23 trước Công nguyên, ông liên tục chinh phục các thàng bang vùng Sumer, từ Elam tới Địa Trung Hải, một ít Iran và Syria, một số khu vực Tiểu Á và bán đảo Ả Rập.
Sử liệu còn lại về vị đại đế này không còn nhiều. Nhưng các tài liệu luôn nhấn mạnh rằng, Đức Vua Vĩ Đại có đến 200 người con, đủ để có thể thành lập một đội quân hùng mạnh cho riêng ông.
Video đang HOT
Thành Cát Tư Hãn là một vị vua sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Mông Cổ sau đó mở rộng xâm chiếm khắp châu Á, sang đến vịnh Ba Tư. Những gì mà Thành Cát Tư Hãn thực hiện không chỉ là cai trị đế chế rộng lớn nhất thế giới, mà còn làm tăng dân số ở những nơi vó ngựa của ông đi qua.
Tượng đài Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn được cho là có hàng trăm người con. Mỗi con, cháu trai của ông cũng có hàng chục người con trai khác. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết năm 1227, vài trăm năm sau đó, con cháu của ông vẫn tiếp tục sự nghiệp chinh phạt và “truyền bá nòi giống” của mình. Thậm chí đã có ý kiến cho rằng số lượng hậu duệ của ông ngày nay lên tới… 16 triệu người. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn không phải là vị hoàng đế đông con nhất thế giới.
Vua Molay Ismai Ibn Sharif của Maroc
Vị vua đầu tiên trong danh sách những vị vua nhiều con nhất trong lịch sử thế giới là Molay Ismal (1634? – 1727), vị vua thứ hai của nhà Alaouite trong lịch sử Ma-rốc và cũng là vị vua có thời gian cai trị lâu nhất trong lịch sử quốc gia này (55 năm – từ 1672 đến 1727).
Sultan (tước hiệu vua của người Hồi giáo) Moulay Ismal nổi tiếng là một vị vua thiện chiến, được mệnh danh là”Vua chiến binh”- The Warrior King.
Ismai Lbn Sharif – người có nhiều con nhất trong lịch sử
Theo sách Kỷ lục Guinness, Sultan Ismal là người có nhiều con nhất trong lịch sử loài người với 888 người con. Tuy nhiên, đó chỉ là số lượng con được xác thực. Theo Dominique Busnot – nhà ngoại giao người Pháp am hiểu lịch sử thì sau 32 năm trị vì – tức năm 1704, Sultan Ismal đã có tới 1.171 người con từ 4 bà vợ và hơn 500 thê thiếp.
Con số khủng khiếp này đã gây ra rất nhiều tranh cãi cho giới khoa học. Một số người tin thì trầm trồ kinh ngạc, trong khi nhiều người cho rằng Ismal không thể có được số lượng người nối dõi nhiều như vậy.
Đại đế Mutsuhito (Thiên hoàng Minh Trị)
Là vị Thiên hoàng thứ 122, đại đế Mutsuhito là vị minh quân có công lớn nhất tronglịch sử Nhật Bản. Ông là người đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
Một trong những sự thật thú vị về vị đại đế này, chính là số con của ông. Tuy chỉ công khai 1 người vợ và vài vợ lẽ, Thiên hoàng Minh trị vẫn có đến… 87 người con. Năm 1912, ông đã qua đời do bệnh tiểu đường và nhiễm độc niệu, vì những loại bệnh này vào thời kì đó chưa có thuốc cứu chữa.
Giai thoại về Thiên hoàng Minh Trị có rất nhiều. Có người nói ông to khỏe, hơi giống du côn, có sách lại ghi là ông mảnh khảnh và hay bị ốm. Có người tôn vinh ông là người đặt nền móng cho sự”thần kì Nhật Bản”(Nhật Bản vươn lên thành cường quốc thế giới trong thời gian ngắn), có người lại phê phán ông là kẻ theo chủ nghĩa tư bản.
Theo Thu/Khỏe & Đẹp
Sự thật 'lạ đời' về người Mông Cổ: Không tắm và giặt giũ, được tặng đồ 'nặng mùi' cũng là một vinh dự
Mông Cổ được biết đến như một quốc gia có nhiều điều kỳ thú mà bất kỳ ai cũng muốn khám phá.
Tuy nhiên, một trong số đó lại khiến người khác rùng mình đó là việc những người nơi đây dường như không bao giờ tắm gội.
Trong mắt nhiều người, Mông Cổ vốn là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng đồng thời cũng là nơi có khí hậu khắc nghiệt khi mùa đông kéo dài nhiều tháng, nhiệt độ thấp nhất ở đây là -58 độ C, được mệnh danh là nơi lạnh nhất ở Trung Quốc.
Ở Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên mênh mông hay sa mạc hoang vu, mà nơi đó còn tiềm ẩn những điều kỳ lạ, bất ngờ có đôi khi còn chưa được lý giải. Một trong những điều kỳ lạ nhất chính là việc người Mông Cổ thời xưa không tắm và những đặc trưng văn hóa lịch sử không phải ai cũng biết.
Có phải đa số người Mông Cổ đều không tắm và giặt giũ?
Câu trả lời là đúng. Được biết, người Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn tin rằng việc tắm rửa và sử dụng nước có thể gây kinh động đến long mạch. Do đó, họ sẽ không bao giờ giặt giũ hoặc tắm vì nghĩ rằng việc này sẽ khiến nước bị ô nhiễm và khiến các vị thần tức giận, một khi thần linh tức giận thì mọi người sẽ bị trừng phạt. Vì vậy, nếu như có ai gặp người Mông Cổ vào thời điểm đó sẽ bị choáng ngợp bởi bộ dạng không sạch sẽ, thậm chí còn 'nặng mùi' của họ.
Tại một thời điểm khác trong quá khứ, người Mông Cổ hạn chế tắm gội, bị cấm tắm ở sông. Các chiến binh Mông Cổ không thay quần áo, họ chỉ thỉnh thoảng cởi ra và giũ mạnh cho chấy rận, rệp rơi xuống rồi lại mặc vào ngay. Đa số họ thường không giặt quần áo, họ sẽ mặc cho đến khi quần áo bị rách hoặc không thể giữ được hình dáng ban đầu mới thôi. Trường hợp ngoại lệ duy nhất chính là trong các lễ hội và ngày lễ, những người Mông Cổ sẽ thay đổi trang phục bằng cách mặc những chiếc áo choàng đặc biệt.
Vua Thành Cát Tư Hãn
Người Mông Cổ 'nặng mùi' không?
Người Mông Cổ xa xưa có khái niệm khác về mùi cơ thể. Họ xem mùi trên người của ai đó là một thứ gì đó đặc biệt và rất cá nhân. Nếu như đối diện với một người nặng mùi, bạn sẽ có thái độ khác nhưng với người Mông Cổ, mùi này là thứ gì đó đáng kính trọng, nó cũng được xem như là một phần tính cách của người đó.
Lấy ví dụ, nếu như Thành Cát Tư Hãn tặng cho ai đó quần áo cũ, sờn rách và nặng mùi của ông thì người đó sẽ cảm thấy vinh dự. Bởi lẽ, việc được một vị vua tặng đồ đã là một vinh dự, đằng này lại còn được tặng cả đồ dùng cá nhân có mùi đặc trưng thì quả là một vinh hạnh cả đời mà không phải ai cũng có được.
Thời trang của người Mông Cổ khá đặc trưng, họ thường mặc những chiếc áo dài, được gọi là caftan. Tùy thuộc vào vị trí của người đó trong xã hội mà từng áo caftan sẽ có những đặc điểm khác nhau. Trên thực tế, khi đến Mông Cổ chỉ cần nhìn vào cách ăn mặc của họ thì đã có thể biết được họ giàu nghèo thế nào. Chất liệu này chủ yếu đến từ lụa, lông thú, bông, da, len và thậm chí cả thổ cẩm.
Bên cạnh những chiếc áo choàng, thì đôi giày ống cũng là mang nét đặc trưng văn hóa trang phục tại nước này vì làm từ da và lông bò. Mọi thứ đều rất tuyệt vời ngoại trừ việc giày ống sẽ có mùi như phân bò.
(Nguồn: Quora)
Theo Jia You/Tổ Quốc
Trung Quốc cử 'đặc nhiệm vịt' qua Pakistan chặn dịch châu chấu Một đội quân vịt đặc biệt của Trung Quốc đang chờ được triển khai sang nước láng giềng Pakistan để đối phó bầy côn trùng phá hoại mùa màng đang đe dọa an ninh lương thực khu vực. Ông Lu Lizhi, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Nông nghiệp Chiết Giang, cho biết ít nhất 100.000 con vịt dự kiến...