Những vị tướng công an qua đời khi đương chức
Trong lịch sử của ngành công an, có những vị tướng đang đương nhiệm nhưng đột ngột từ trần, làm Đảng và Nhà nước bị tổn thất.
Thượng tướng Lê Minh Hương (1936 – 2004): Ông sinh ra ở xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1948 ông tham gia hoạt động cách mạng, sau đó theo học ngành an ninh. Trải qua nhiều vị trí công tác, đến tháng 6/1996, ông được bầu vào Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau đổi là Bộ Công an).
Thượng tướng Lê Minh Hương.
Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1998, giữ chức vụ Bộ trưởng đến năm 2002. Ông mất tháng 5/2004, tại Hà Nội, khi đang là Ủy viên Bộ Chính trị.
Thượng tướng Nguyễn Văn Tính (1944 – 2006): Ông sinh ở Nam Trực, Nam Định. Trải qua quá trình công tác, ông được giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Thượng tướng Nguyễn Văn Tính.
Video đang HOT
Ông đột ngột từ trần vào tháng 8/2006, trong một chuyến đi công tác ở Thanh Hóa do nhồi máu cơ tim. Ông vốn là người có tiền sử bệnh tim.
Thượng tướng Thi Văn Tám (1948 – 2008): Vị tướng này sinh ở Đức Hòa, Long An. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tướng Tám vốn là cán bộ của ngành an ninh, đã tham gia nhiều vụ án chống gián điệp nên ông có mệnh danh là vị tướng chống gián điệp.
Thượng tướng Thi Văn Tám.
Tháng 12/2008, ông được Chủ tịch nước thăng cấp hàm Thượng tướng an ninh nhân dân, nhưng cũng trong tháng này ông lại đột ngột ra đi, hưởng thọ 60 tuổi.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (1954 – 2014): Ông sinh ở Đông Hưng, Thái Bình. Ông từng theo học tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Năm 1980, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Ngày 28/1/2008, ông đảm nhiệm chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Từ ngày 1.1.2010, ông được chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm. Ngày 12/8/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên T.Ư Đảng khóa XI. Ngày 22/7/2013, ông Phạm Quý Ngọ được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng.
Tướng Phạm Quý Ngọ sinh năm Giáp Ngọ 1954. Tối 18/2 năm Giáp Ngọ 2014, ông từ trần khi vừa tròn 60 tuổi do mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo Lương Kết (Dân Việt)
Hai tâm nguyện cuối đời của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ
Trước khi qua đời, tướng Phạm Quý Ngọ có hai điều mong muốn, đó là được đưa về quê an táng và cơ quan chức năng minh oan cho mình.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ duyệt đội danh dự tại Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 2
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan cách đây khoảng 5 năm. Ông Ngọ đã sang Nhật Bản điều trị ung thư bằng phương pháp cấy tế bào gốc nhưng không thành công. Sau đó, ông đã phải thực hiện phẫu thuật ghép một phần lá gan ở Singapore do một người hiến tặng. Nhờ đó, ông Ngọ mới có đủ sức khỏe để tiếp tục công việc của mình tại Bộ Công an.
Thời gian gần đây sức khỏe của tướng Ngọ giảm sút đi rất nhiều khi căn bệnh ung thư gan tiếp tục hành hạ. Ông đã phải vào bệnh viện điều trị. Trước thời điểm từ trần khoảng chục ngày, gia đình tướng Phạm Quý Ngọ cũng đưa ra nước ngoài để chữa trị nhưng căn bệnh gan quái ác của ông đã ở vào giai đoạn cuối nên đã về nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Những ngày cuối trong bệnh viện 108, sức khỏe tướng Ngọ "rất xấu" khi bị phù nặng, tế bào ung thư di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Vượt qua sự hành hạ của bệnh tật, Thượng tướng vẫn rất tỉnh táo và lạc quan, GS Phạm Gia Khải, Phó trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết.
Hay tin Thượng tướng qua đời, những người đồng đội làm việc tại Công an huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) - nơi tướng Ngọ khởi nghiệp năm xưa không giấu được nỗi tiếc thương. Thượng tá Nguyễn Tiến Ngữ, Phó trưởng Công an huyện Quỳnh Phụ trải lòng: "Lứa cán bộ, chiến sỹ chúng tôi đều là đồng đội của anh Ngọ cả. Anh ấy ốm nặng, vẫn biết khó qua khỏi, nhưng không khỏi bất ngờ, đau xót khi hay tin anh ấy ra đi. Ai cũng tiếc thương anh Ngọ. Anh ấy sống nặng nghĩa nặng tình, có tâm, có đức. Từ lúc anh chị ấy lập nghiệp thuở hàn vi ở đây cho đến lúc làm lãnh đạo Bộ, cái tâm anh ấy vẫn vậy".
Trước khi qua đời, tướng Ngọ có hai điều mong muốn đó là được đưa về quê an táng và cơ quan chức năng minh oan cho mình. "Anh ấy chẳng nói gì được nhiều. Nhưng anh ấy có hai điều mong muốn: Được đưa về an táng ở quê và cơ quan chức năng minh oan cho anh ấy" - Thượng tá Ngữ nghẹn ngào nói trong nước mắt.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, ông Ngọ công tác tại Công an tỉnh Thái Bình, từng giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh.
Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an, được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng.
Sau đó 5 tháng, ông Ngọ được bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an. Ngày 28/1/2008, ông giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân và đến năm 2010 giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm.
Ngày 12/8/2010, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an và đến ngày 18/1/2011 được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tháng 7/2013, ông Ngọ được thăng hàm Thượng tướng.
Theo Xahoi
Vụ án 'Làm lộ bí mật Nhà nước' sẽ được đình chỉ do tướng Ngọ mất Liên quan tới việc Thứ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, sáng 19.2, trao đổi với Thanh Niên Online, thẩm phán Trương Việt Toàn - Phó chánh tòa hình sự thành phố Hà Nội - cho biết vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" sẽ phải đình chỉ. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ - Ảnh: Hoàng Trang...