Những vị trí trên ô tô tuyệt đối không ngồi nếu không muốn coi là bất lịch sự
Có những vị trí trên ô tô bạn không nên ngồi nếu không muốn coi là bất lịch sự. Những trường hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những vị trí nào bạn nên tránh xa
Hãy xem những cách ngồi xe sau xem mình đã ngồi xe đúng cách chưa nhé
Có một văn hóa gọi là quy tắc ngồi xe hơi
Khi ngồi trên xe hơi, nếu bạn không chú ý, có thể coi là bất lịch sự. Ví dụ như, nếu bạn đi taxi hay thuê xe có người lái, đừng bao giờ ngồi ghế ngang với ghế lái, bởi ghế cạnh ghế lái thường dành cho những người thân và đôi khi lái xe cũng muốn có khoảng không gian riêng tư cần thiết. Nhưng ngược lại, nếu đi nhờ xe bạn của mình, đừng bao giờ ngồi ghế sau bởi điều đó có nghĩa, người bạn của bạn bị coi như tài xế riêng.
Ngồi xe chia làm 2 trường hợp, có tài xế riêng và chủ xe tự lái.
Người ngồi có phân cấp: trên (người lớn tuổi, sếp…), đồng cấp (vợ-chồng, bạn, đồng nghiệp) và nhỏ hơn ( trẻ con, lính lác).
Ghế có phân cấp theo sự thoải mái và an toàn: ghế sau bên phải là an toàn nhất, ghế sau ở giữa ít thoải mái nhất, ghế trước bên phụ dành cho người đồng cấp.
Một số quy tắc cơ bản vê lưa chon vi tri ngôi khi đi xe hơi
Video đang HOT
Khi có tài xế riêng hoặc đi taxi, hãy ngồi ở ghế sau
Nếu gọi taxi hoặc có tài xế riêng. Những vị trí cao nhất và quan trọng nhất lần lượt lại là ghế sau bên tay phải rồi đến trái. Theo thiết kế của những dòng xe hạng sang thì ghế sau bao giờ cũng rộng rãi và thoải mái hơn. Vì thế, tài xế nên dành chỗ đó cho khách. Còn ghế trên cạnh lái xe là dành cho vị trí thấp nhất và ít quan trọng nhất. Đó là lý do mà chúng ta thường thấy các sếp ngồi ở ghế sau.
Khi bạn mình lái xe, không nên ngồi ở ghế sau
Trong văn hóa phương Tây, vị trí ngồi trong ô tô con được dựa theo các cấp bậc về chức vụ và tuổi tác. Trong trường hợp chủ xe là người lái thì vị trí ghế trên bên cạnh bao giờ cũng được ưu tiên dành cho người ngang hàng phải lứa với họ hoặc là người quan trọng nhất trong chuyến đi. Nếu bạn chui tọt xuống ghế sau ngồi thì chủ xe sẽ cảm thấy như họ đang là tài xế riêng của bạn. Những vị trí quan trọng tiếp theo lần lượt ngồi ở ghế sau bên phải và trái.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hoặc tùy theo thói quen của mỗi địa phương mà các vị trí ngồi có thể thay đổi sao cho thuận tiện và thoải mái nhất. Trong trường hợp khách là người tàn tật hoặc người lớn tuổi thì vị trí ưu tiên nên dành cho họ. Hoặc để tiện nói chuyện thì chủ xe hãy mời khách ngồi vị trí tiện cho cả hai.
Những cặp đôi nên ngồi cạnh nhau
Tình yêu là sự gắn bó. Vì thế, để những người trong xe không cảm giác như mình là kỳ đà cản mũi, những cặp đôi yêu nhau hay vợ chồng nên luôn cạnh nhau bất kể là trong cuộc sống hay khi ngồi trong ô tô.
Có bầu nên ngồi ghế sau cho an toàn và thoải mái
Nếu đang có bầu hoặc chân dài, bạn nên lựa chọn ghế sau. Đây sẽ là vị trí thoải mái nhất cho chuyến đi của bạn. Sẽ thật khó chịu nếu phải gò bó cơ thể trong chuyến đi dài.
Trẻ con luôn ngồi ở ghế sau
Để đảm bảo an toàn cho trẻ con, hãy để chúng ngồi ở ghế sau. Với những trẻ còn nhỏ, các bố mẹ hãy sắm thêm ghế chuyên dụng loại ngồi trên ô tô cho các bé.
Hãy trở thành những người lịch sự và thông thái từ những việc nhỏ nhất như ngồi ghế xe hơi. Qua bài viết này chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho các bạn những kiến thức trong cuộc sống.
Theo www.phunutoday.vn
Tập đoàn nhà ông Trump bị tài xế kiện quỵt tiền tăng ca 6 năm
Một người đàn ông New York tự nhận là tài xế riêng lâu năm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kiện tập đoàn Trump Organization vì không trả tiền cho 3.300 giờ mà ông làm thêm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS
Ông Noel Cintron, 59 tuổi, còn khẳng định trong hơn 20 năm làm việc cho Trump Organization, ông chỉ được tăng lương ở mức "có cũng như không".
Người đàn ông này khẳng định ông đã lái xe riêng cho gia đình Trump gần 1/4 thế kỷ, trung bình từ 50 tới 55 giờ mỗi tuần và được bố trí vào đội ngũ an ninh của Trump Organization kể từ năm 2016.
Trách nhiệm lái xe chở ông Trump được giao cho Cơ quan mật vụ Mỹ sau khi ông ra tranh cử tổng thống với tư cách ứng viên của đảng Cộng hòa.
Cũng theo lời kể của ông Cintron, năm 2006, lương của ông được tăng lên mức 68.000 USD/năm và 75.000 USD/năm chỉ 4 năm sau đó. Tuy nhiên, ông lại bị cắt các khoản phúc lợi về sức khỏe nên tính ra việc tăng lương chỉ là hình thức chứ thực nhận chẳng khá hơn bao nhiêu so với mức cũ.
Trong đơn kiện gửi lên tòa tiểu bang New York, ông Cintron đòi số tiền bồi thường lên tới 400.000 USD, bao gồm tiền phạt vi phạm luật lao động liên bang và tiểu bang. Chỉ tính riêng tiền trả cho 3.300 giờ tăng ca đã lên tới 178.000 USD, tức khoảng 54,09 USD cho mỗi giờ lái xe.
Phía Trump Organization khẳng định tài xế Cintron đã được trả lương một cách công bằng.
"Ông ấy luôn được trả lương hào phóng và đúng theo quy định của pháp luật. Chúng tôi sẵn sàng ra tòa đối chứng, làm cho ra sự thật", người phát ngôn của Trump Organization trả lời hãng tin Reuters qua email.
Luật sư của ông Cintron, ông Larry Hutcher, cho biết sở dĩ thân chủ của ông phải đợi tới hôm nay mới khởi kiện là do trước đó ông không nhận thức được rõ quyền lợi của mình.
"Thật mỉa mai là tổng thống Trump, người luôn tự mô tả bản thân như một tổng thống vì người lao động, lại không thèm trả tiền một cách công bằng cho chính tài xế của ông ta", ông Hutcher chỉ trích.
Hiện vụ kiện đang được tòa án tiểu bang New York thụ lý. Tổng thống Trump không bị nêu tên trong đơn kiện với tư cách là bị đơn. Sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã từ bỏ các vị trí quản lý tại Trump Organization và chuyển nó cho các con mình.
BẢO DUY
Theo tuoitre.vn
Hình ảnh "cô gái ngồi lên đùi bạn trai trong rạp chiếu phim, cản trở tầm nhìn người ngồi sau" nhận nhiều chỉ trích trên MXH Chỉ cần vài hành động vô duyên, một số bạn trẻ đã trở thành những người bị ghét bỏ ở rạp chiếu phim! Đi xem phim ngoài rạp là một thú vui giải trí phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi gia đình, bởi không khí tập thể thoải mái và cảm giác ngồi hưởng thụ bộ phim với màn hình lớn hoành...