Những vị thuốc quý từ… trái cây
Không chỉ ngon, mát, bổ, trái cây còn tỏ ra rất hữu hiệu trong việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh nữa đấy…
Vào lúc thời tiết giao mùa, nếu không chú ý chăm sóc sức khoẻ, cơ thể chưa kịp thích ứng sẽ rất dễ bị cảm cúm. Bỏ túi vài công dụng hữu hiệu của các loại quả sẽ giúp bạn không chỉ an tâm cho sức khoẻ của mình mà còn chăm sóc được cho những người thương yêu một cách kĩ lưỡng.Đặc biệt là đối với những đôi uuyên ương mà ngày cưới sắp đến gần.
1/ Quả chanh – khả năng đề phòng cảm cúm cao
Có lẽ ai cũng biết trong chanh nhiều vitamin C. Mà vitamin C vốn có khả năng miễn dịch phòng chống cảm cúm và làm bớt sự căng thẳng, nôn nóng. Nếu cảm cúm đi kèm với ho gió thì chanh là một lựa chọn đúng đắn chặn đứng cơn ho.
Cách thứ nhất: Thái chanh thành từng khoanh rồi ngâm chung với đường và mật ong, trộn lẫn hai phần mật ong với nước cốt chanh với tỉ lệ bằng nhau. Hoặc ngâm chanh với muối rồi ngậm cho sạch họng, có thể ngậm nhiều lần trong ngày.
Cách thứ hai: Chẻ cam thảo thành từng miếng nhỏ (mỗi miếng 3 cm). Lấy một quả chanh cắt bỏ 1/5 rồi cắm miếng cam thảo vào đó, đem nướng cho đến khi quả chanh bị cháy. Ngậm miếng cam thảo sẽ hết ho.
Cách thứ ba: Làm cao chanh: Vắt lấy dịch chanh, lọc để loại bỏ hạt và tép, đem đổ ra khay rồi đem phơi nắng cho đến khi cô đặc như keo và có màu xám đen.
2/ Ớt ngọt đỏ
Lượng vitamin trong ớt ngọt đỏ cao gấp 5 lần ớt xanh, vitamin C trong ớt ngọt đỏ cũng nhiều hơn so với ớt xanh. Ớt ngọt đỏ không có mùi chát của ớt xanh, trẻ em không thích ăn chát vẫn có thể ăn được. Nên ăn nhiều ớt ngọt đỏ xay hoặc làm thành tương một cách thường xuyên mới có kết quả.
Cách làm tương ớt ngọt đỏ:
Video đang HOT
Nguyên liệu: Một hoặc hai quả ớt ngọt đỏ, máy xay sinh tố hoặc bàn nạo.
Cách làm:
- Rửa sạch ớt, bổ đôi, lấy hạt ra, không nên vứt bỏ những xơ mềm đi.
- Dùng máy xay sinh tố hoặc bàn nạo xay/nạo thành tương.
- Cho thêm một ít dầu thực vật (dầu vừng hoặc dầu ô liu) để cơ thể hấp thụ được nhiều hơn.
Mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần hai thìa to, ăn sau bữa cơm là tốt nhất.
3/ Quất hồng bì – “thần dược”
Theo Đông y, lá quất hồng bì có vị cay, đắng có tính giải cảm rất tốt, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả quất hồng bì có vị chua, tính bình hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, lá cần được phơi khô rồi sắc uống.
4/ Cam tươi
Vitamin C có rất nhiều trong trái cam tươi, ăn cam mỗi ngày cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Nên vắt nước uống để có thể hấp thụ được nhiều hơn.
5/ Quýt – “ngọc màu vàng”
Quýt vừa ngọt thơm, vừa giàu chất bổ. Về y học từ múi cho đến hạt, xơ rồi vỏ quýt đều là những bài thuốc hay. Bài thuốc chữa cảm mạo từ quýt: Lấy 30 gr vỏ quýt, 15 gr vị thuốc phòng phong cho vào nồi đất cùng 3 chén nước, nấu lên chỉ để lại 2 chén. Sau đó hoà với một ít đường trắng, chia hai phần dùng trong những lúc nóng ấm.
Theo VNE
Hoa đào: Vị thuốc quý từ thiên nhiên
Mùa xuân thêm rực rỡ bởi sắc hồng của hoa đào. Loài hoa tuyệt vời này còn là vị thuốc quý cho sức khỏe và nhan sắc của chúng ta đấy nhé!
Phòng bệnh cảm cúm
Theo một nghiên cứu công bố trên tờ The American Physiological Society, chất quercetin có trong hoa đào giúp cơ thể ít bị nhiễm các bệnh cảm cúm hơn. Bởi vì hợp chất quercetin có khả năng làm tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh.
Một nghiên cứu gần đây trên người cũng cho thấy, những người được tiêm hợp chất quercetin cũng ít bị nhiễm cúm hơn so với những người không tiêm quercetin.
Làn da đẹp mịn màng
Sở dĩ hoa đào được ứng dụng vào việc sản xuất các sản phẩm làm đẹp là vì trong hoa đào có chứa rifolin, naringenin là một chất giúp ngăn ngừa khả năng oxy, nhuận da, giúp da mặt hồng hào, trắng đẹp.
Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam Dược Thần Hiệu cũng đã ghi lại phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ. Theo đó, ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch, lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2-3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý làm theo các bài thuốc này mà nên có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ Đông y.
Tăng cường trí nhớ
Trong hoa đào có chứa thành phần quercetin là chất chống oxy hóa mạnh. Nếu mỗi ngày đều uống khoảng 200ml nước được hãm từ hoa đào, sẽ giúp tăng cường trí nhớ, giảm thiểu bệnh thoái hóa thần kinh như alzheimer, parkinson...
Ngoài ra, chất quercetin còn có thể ức chế các khối u phát triển, tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não cho người trung niên và người cao tuổi khá tốt.
Ngăn ngừa oxy hóa
Trong hoa đào có chứa thành phần glucozid, trifolin là những chất giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giúp tăng cường khả năng co bóp của tim, tăng khả năng lưu thông máu và có tác dụng diệt vi khuẩn, siêu vi khuẩn giúp chống lại các tế bào ung thư mới hình thành và phát triển.
Ngoài ra, chất glucozid còn chống lại các tế bào gốc tự do là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, rối loạn lipid trong máu, tăng đường huyết, viêm đường ruột kết, rối loạn tiểu đường...
Không phải ai cũng sử dụng được vị thuốc từ hoa đào
Trong hoa đào có chứa các chất kaemferol, quercetin, trifolin, naringenin, superoxide... không tốt cho phụ nữ mang thai. Những chất này có thể gây hưng phấn tử cung dễ dẫn tới sảy thai, sinh non và nhiều biến chứng khác. Những người huyết áp thấp, bụng dạ yếu cũng không nên dùng.
Ngoài ra, bệnh nhân gan, tim mạch hay trẻ nhỏ cũng cần lưu ý khi dùng các bài thuốc từ hoa đào. Không nên sử dụng quá nhiều, bởi hoa đào có thể gây hôn mê, ngộ độc khi quá liều.
Theo VNE
Phật thủ, vị thuốc quý Ngoài chữa ho và làm giã rượu, quả phật thủ còn chữa được các loại đau bụng như đau bụng kinh, đau bụng do lạnh, đầy hơi, tiêu hóa kém... Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ khái,...