Những vết nứt khó hàn gắn
Luôn có trục trặc trong “chuyện ấy” hoặc thường xuyên phải tranh cãi về tiền, đó là những vết nứt trong tình yêu khiến hai bạn đang dần xa nhau.
“Gương vỡ lại lành” là việc thường xuyên xảy ra trong tình yêu. Nhưng điều đó ngoại trừ đối với một số vết “nứt”. Hai bạn có thể gặp nhiều mâu thuẫn song nếu rơi vào những trường hợp sau thì con đường tìm đến trái tim nhau thật tối tăm.
Tiền
Tiền – thứ mà một số người vẫn coi là “phù du” thực chất lại là nguyên nhân đổ vỡ của nhiều mối tình. Tiền có lẽ không “phù phiếm” như họ tưởng. Tiền đi đôi với “bạc”. Nếu giữa hai người có những mâu thuẫn về tài chính không giải quyết được, chuyện nảy sinh hiểu lầm không có gì lạ. Người này có thể cảm thấy coi thường đối phương và ngược lại.
Một khi đã thiếu tôn trọng nhau, tình cảm dễ đi đến rạn nứt. Tuy không phải trong chốc lát song tình yêu sẽ mất dần đi. Hoặc có đôi dù vẫn yêu nhưng sự coi thường lẫn nhau khiến họ hành động, cư xử thiếu tế nhị dẫn tới nhiều mâu thuẫn còn lớn hơn. Thế nên ngày nay, lắm cuộc hôn nhân phải thất bại trước chuyện “cơm áo gạo tiền”. Chia tay là điều đáng buồn. Tuy nhiên đáng tiếc hơn cả là hai đã từng yêu thương nay lại ra đi trong tâm trạng “khinh bỉ” lẫn nhau chỉ vì tiền.
Người tình thay lòng đổi dạ là điều khiến kẻ đang yêu đau lòng nhất. Thông thường, ai đó bị phụ bạc sẽ cảm thấy hụt hẫng, đau khổ. Để dành lại người yêu họ sẵn sàng dùng mọi cách thậm chí có thể bất chấp danh dự bản thân như van xin, khóc lóc để níu kéo. Có người còn chấp nhận cả việc chia sẻ tình cảm với “kẻ thứ ba” chỉ miễn sao chàng/nàng không rời xa mình. Tuy nhiên hãy nhớ, đó chỉ là “giải pháp tình thế”. Khi mọi chuyện qua đi, lúc tưởng chừng như “sóng đã yên, biển đã lặng”, người ấy đã dành lại được trọn vẹn trái tim “kẻ từng phản bội” thì rất có thể mới là lúc những mâu thuẫn mới bắt đầu.
“ Một lần thất tín, vạn lần không tin”. Từng bị phụ bạc có thế khiến người ta luôn mang tâm lí hoài nghi, lo lắng. Tình yêu mất hẳn đi niềm tin – một trong những điều quan trọng nhất và là nền tảng cho mối quan hệ lâu dài.
Có người lại luôn nhớ đến “tội lỗi” của đối phương để rồi thường xuyên lôi chuyện đó ra dằn vặt người mình yêu. Hoặc có kẻ vì quá yêu mà trong lòng nảy sinh mối hận tình, và tìm cách quay lại chỉ là bước đầu trong “kế hoạch trả thù” sau này.
Đó là những tâm lí rất dễ hiểu. Giống một bát nước từng bị hất đổ đi, dù tìm mọi cách vớt vát lại nó cũng không thể còn đầy đặn, nguyên vẹn như lúc đầu. Tình yêu của người bị phản bội cũng vậy.
Bạo lực
Video đang HOT
Đôi khi, các chàng trai vì nóng nảy mà có hành động “nặng tay” với bạn gái, gây nên những chấn thương về tinh thần hoặc thể xác. Tuy nhiên, vũ phu để “điều trị” người yêu không phải là ý hay, nhất là đối với những cô gái yếu đuối và lại gặp người đàn ông quá “mạnh mẽ”.
Bất kì phụ nữ nào cũng có thể bị ám ảnh bởi những hành động thô bạo của người đàn ông. Dù chỉ một lần chàng trai lỡ “quá tay” với người yêu thì coi như cuộc tình của họ đã “có tì vết”. Tất nhiên không cô gái nào muốn trói buộc cả đời mình với một “gã đồ tể”. Thêm nữa, sự tác động của gia đình, bạn bè, dư luận xã hội. Chắc chắn tất cả đều không tán thành cho một mối quan hệ “nhuốm màu bạo lực”. Do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình yêu sẽ dần “lung lay”.
“Chuyện ấy” không hòa hợp
Nếu hai bạn đã yêu nhau “hết mình” nhưng lại không có khả năng làm cho nhau “thỏa mãn” thì thực sự là một bi kịch. Có nhiều đôi trải qua thời gian đầu khá suôn sẻ, ai cũng cảm thấy hài lòng về “ý chung nhân” của mình, thậm chí đã nghĩ tới một đám cưới hạnh phúc. Thế nhưng, thời điểm “chín muồi” đến, cho phép họ được “khám phá” nhau thì cả hai lại trở nên thất vọng. Đây được coi là một lỗ hổng lớn trong tình yêu và khó bù đắp.
Không gây được cảm hứng cho đối phương dễ khiến đôi trai gái thấy mặc cảm hoặc nghi ngờ. Nữ giới có thể cho rằng bạn tình “có bệnh” hoặc đàn ông thì nhận xét bạn gái mình quá “lạnh lùng”. Nhưng dù là lí do nào thì cũng khiến đôi bên nhanh chóng chán nản. Tình yêu đang đẹp bỗng chốc trở thành tẻ nhạt và “tụt dốc không phanh”. Hơn nữa, vì đều là “trai chưa vợ, gái chưa chồng” nên sẽ chẳng ai muốn mất thời gian để “khắc phục” cho tình trạng đó. Bởi theo đa số mọi người trong trường hợp này, giải pháp tối ưu vẫn là tìm cho mình một đối tượng mới, hoàn hảo hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Dấu hiệu teen đang hẹn hò nguy hiểm
Bước vào ngưỡng cửa hẹn hò, các teen girl nên học cách nhận biết những dấu hiệu của một mối quan hệ không tốt và cách ngăn chặn việc bị lạm dụng (về tinh thần và thể xác) trong tình yêu.
Một cô gái đang ở trong một mối quan hệ nguy hiểm nếu:
- Trước khi yêu, bạn có nhiều bạn bè hơn bây giờ.
- Điểm số của bạn giảm sút trong thời gian gần đây.
- Trước khi bắt đầu hẹn hò, bạn cởi mở hơn và thích tham gia các hoạt động của gia đình, trường lớp... hơn bây hiện tại.
- Bạn thường xuyên khóc lóc hoặc rất buồn.
- Nếu người ấy gọi điện hoặc nhắn tin cho bạn, ngay lập tức bạn phải trả lời.
- Người ấy ghen tuông nếu thấy bạn nhìn hoặc thỉnh thoảng nói chuyện với một bạn trai khác.
- Người ấy "kết tội" bạn làm những việc mà cô ấy thực sự không làm.
- Người ấy hay tỏ ra hiếu chiến: giơ nắm đấm lên tường hoặc lên tủ khi phấn khích, hoặc ném các thứ khi giận dỗi.
- Người ấy thường xuyên tỏ ra thô lỗ hoặc gây chiến với bạn.
- Bạn phải xin lỗi về những hành vi tồi tệ của người ấy hoặc nói đó là lỗi của mình.
- Người ấy gọi và nhắn tin cho bạnn nhiều lần trong một tiếng đồng hồ, nhất là hay nhắn tin vào khoảng từ nửa đêm đến 5 giờ sáng.
- Người ấy có một gia đình không yên ả: người ấy đã bị hoặc hiện đang bị người thân đánh đập hoặc chửi mắng, bố mẹ người ấy nghiện rượu hoặc sử dụng ma tuý.
- Người ấy uống rượu hoặc sử dụng ma tuý.
- Người ấy thường xuyên "lên lớp" cho bạn về cách chọn bạn, chọn kiểu tóc, quần áo hoặc đồ trang điểm.
- Người ấy gọi bạn bằng những cái tên chẳng mấy hay ho và cười, nói rằng mình chỉ đùa, hoặc nói rằng cô ấy quá nhạy cảm.
- Bạn trở nên bí mật với mọi người từ khi bắt đầu hẹn hò với người ấy.
- Bạn trở nên không hài lòng về vẻ bề ngoài, hoặc về khả năng của mình.
- Bạn thường xuyên phải giải thích rõ ràng cho bạn trai hiểu hoặc thường phải nói rằng mình có lỗi.
- Bạn có những vết bầm tím mà không thể giải thích với người khác hoặc tỏ ra căng thẳng khi giải thích.
Làm thế nào để teen girl bảo vệ mình không bị bạo lực trong tình yêu?
- Tránh xa những người bạn trai luôn làm bạn thất vọng, nói không hay về phụ nữ, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý.
- Đừng dính líu vào một cậu con trai không tôn trọng bạn, không tôn trọng quyết định của bạn, không hỏi xin ý kiến của bạn.
- Đặt ra những giới hạn về việc đụng chạm cơ thể và trò chuyện rõ ràng với bạn trai về điều này. Hầu hết các cậu con trai tuổi mới lớn đều nói rằng: "Tôi sẽ đi tới nếu cô bạn gái cho phép tôi".
- Cư xử đúng mực khi ở nơi công cộng.
- Đừng bắt bạn trai phải đoán xem mình muốn gì - hãy nói cho họ biết.
- Khi hẹn hò, hãy giành chủ động cho mình. Phải có kế hoạch thay thế về phương tiện đi lại trong trường hợp bạn không thích đi chơi nữa và muốn về nhà. Đừng phó thác cho bạn trai việc chở bạn về nhà.
- Hãy lắng nghe và tin tưởng vào cảm giác và sự mách bảo bản năng.
- Ngay khi cảm thấy bị đe dọa, bạn không nên phải tiếp tục tỏ ra là một cô gái ngoan.
- Tự chăm sóc bản thân mình, đừng mong rằng có người khác sẽ chăm sóc bạn.
- Nếu bạn trai cố gắng dùng sức mạnh để "uy hiếp" bạn và bạn buộc phải ra đòn, đừng đánh người ta vào bụng, hai vai hoặc lưng bởi vì đây là những phần mạnh nhất của con trai. Hãy nhắm vào xương bánh chè, gót chân, mắt hoặc phần "hiểm yếu".
Theo Dân Trí
Những cái gì dễ dãi, có bao giờ bền lâu? Em dễ dãi với anh thì cũng có thể dễ dãi với những chàng trai khác (Ảnh minh họa) Khi anh chỉ mới đòi hỏi, em đã dễ dãi cho anh tất cả như thế... thì liệu khi em đi với những chàng trai khác, em có dễ dãi như thế không? Đừng nhặt con ốc vàng Sóng xô vào tận bãi Những...