Những vệ sĩ của siêu hàng không mẫu hạm Mỹ
Mỗi lần làm nhiệm vụ, các tàu sân bay Mỹ được bảo vệ bởi ít nhất 2 tuần dương hạm, 3 tàu khu trục, một đến hai tàu ngầm, 90 máy bay và vũ khí phòng thủ lắp trên tàu.
Siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz là cốt lõi hình thành nên Nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG). Hải quân Mỹ đang vận hành 10 Nhóm CSG với quy mô lớn nhất thế giới.
Mỗi tàu sân bay lớp Nimitz có chiều dài 332,8 m, rộng lớn nhất 76,8 m, mớn nước 12,5 m, lượng choán nước hơn 100.000 tấn. Với kích thước khổng lồ, tàu sân bay rất dễ bị phát hiện và tổn thương trước hỏa lực của đối phương.
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, chi phí mỗi tàu sân bay Nimitz khoảng 4-5 tỷ USD. Chúng là những tài sản giá trị cao, lại dễ bị tổn thương nên không bao giờ được phép rời cảng một mình. Mỗi lần tiến ra biển, Nimitz luôn được hộ tống bởi đội tàu chiến hùng hậu.
Mỗi hàng không mẫu hạm Nimitz được hộ tống bởi ít nhất 2-3 tuần dương hạm lớp Ticonderoga, 3-4 tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke, 1-2 tàu ngầm tấn công hạt nhân, cùng 1-2 tàu hậu cần.
Các tàu khu trục và tuần dương được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh, thiết lập ô phòng thủ từ xa đối với bất kỳ mục tiêu trên không, trên biển và cả dưới nước có thể đe dọa đến tàu sân bay.
Video đang HOT
Ở dưới nước, các tàu ngầm tấn công hạt nhân sẽ sục sạo, tìm kiếm, ngăn chặn các tàu ngầm đối phương có thể đe dọa hoạt động của tàu sân bay cũng như cả nhóm tác chiến.
Mỗi tàu sân bay Nimitz mang theo 90 máy bay các loại, trong đó nòng cốt là các tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet. Các tiêm kích có thể hoạt động với bán kính khoảng 800 km từ tàu mẹ để ngăn chặn hoặc tấn công phủ đầu trước khi đối phương có thể gây nguy hiểm cho cả nhóm tác chiến.
Chốt chặn cuối cùng để bảo vệ tàu sân bay là hệ thống tên lửa hải đối không RIM-7 Sea Sparrow tầm bắn 20 km. Mỗi tàu Nimitz được lắp 3-4 cụm phóng bố trí xung quanh tàu, mỗi cụm chứa 8 đạn tên lửa trong hộp phóng Mk 29.
Hỗ trợ cho RIM-7 là 4 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Mk15 Phalanx CIWS lắp pháo 6 nòng 20 mm. Phalanx sẽ đánh chặn các tên lửa chống hạm hay vũ khí dẫn đường khác nhắm vào tàu sân bay.
Các hạm đội tàu chiến của Mỹ thường xuyên duy trì hoạt động ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dượng, Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư cũng như vùng Sừng châu Phi.
Theo_Zing News
Vì sao tên lửa P-35B Việt Nam có thể diệt cả TSB?
Bằng chiến thuật bầy sói, tên lửa chống hạm P-35B của Việt Nam hoàn toàn đủ sức mạnh hạ gục tàu sân bay được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ hiện đại nhất.
Tên lửa chống hạm P-35B là thành phần nằm trong hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động 4K44B Redut mà Việt Nam có sở hữu. Đây từng là một trong những hệ thống tên lửa đất đối hải nguy hiểm nhất trên thế giới, do Liên Xô sản xuất, có thể hủy diệt cả hạm đội tàu sân bay hùng mạnh nhất.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1980 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut (NATO định danh là SS-C-1B Sepal) cùng 25 quả đạn tên lửa hành trình chống hạm P-35B. Khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống vũ khí diệt hạm này.
Hệ thống 4K44B Redut gồm 4 thành phần chính: radar trinh sát 4R45 Skala; xe chỉ huy; 3 bệ phóng di động và đạn tên lửa chống tàu P-35B. Tất cả các thành phần đều được đặt trên xe vận tải bánh lốp. Ảnh: Bệ phóng tự hành Redut tại Lữ đoàn 679, Hải quân Việt Nam.
Bộ đội diễn tập đưa quả đạn tên lửa P-35B nặng đến 4,5 tấn vào trong bệ phóng tự hành SPU-35B. Tên lửa có tầm bắn đến 460km, tốc độ bay pha cuối siêu âm Mach 1,4.
Toàn bộ khí tài hệ thống 4K44B Redut-B đều thiết kế trên khung gầm xe vận tải hạng nặng Zil-135K đạt tốc độ hành quân tối đa 65km/h, dự trữ hành trình 400km.
Bệ phóng tự hành SPU-35 trong trạng thái chiến đấu. Vì trọng lượng tên lửa rất lớn, to, dài nên mỗi xe phóng chỉ chở được một quả.
Ảnh: Trận địa tên lửa chống hạm 4K44 Redut của Hải quân Nga. Trong chiến đấu, nhằm đạt hiệu quả công kích mục tiêu cao nhất, cách đánh thường áp dụng với tổ hợp tên lửa này là "chiến thuật bầy sói" - dùng nhiều tên lửa công kích vào mục tiêu. Không chỉ 4K44 Redut, chiến thuật này vẫn được sử dụng trên các tổ hợp tên lửa hiện đại hơn như K-300P Bastion-P, Bal-E... đem lại xác suất diệt mục tiêu cao, hệ thống phòng thủ đối phương khó có khả năng đánh chặn.
Theo đó, chiến thuật bầy sói áp dụng với 4K44 Redut là, sĩ quan điều khiển sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng một lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới.
Đạn tên lửa P-35B có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100m trước khi lao đến mục tiêu.
Với đầu đạn nặng đến 1 tấn, tên lửa chống hạm P-35B được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu sân bay cỡ lớn trên thế giới, tàu tuần dương, tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn. Hãy thử tưởng tượng, cả một "bầy" P-35B tấn công vào nhóm tàu sân bay thì mức thiệt hại chúng gây ra cho địch lớn tới mức không tưởng.
Theo_Kiến Thức
Tàu sân bay Mỹ đứng trước nguy cơ bị đánh chìm Không thể cạnh tranh trước đội ngũ tàu sân bay hùng hậu của Washington, Trung Quốc, Iran và Nga được cho là phát triển các vũ khí có thể đánh chìm niềm kiêu hãnh của Lầu Năm Góc. Máy bay không người lái Iran chụp hình tàu sân bay Mỹ. Ảnh: PressTV Trong suốt nhiều thập niên qua, tàu sân bay của Mỹ...