Những vẻ đẹp nguy hiểm của tự nhiên
Từ miền đất núi lửa ở Nga cho tới vách đá hình lưỡi quỷ ở Na Uy, thiên nhiên luôn biết cách khiến con người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ và đáng sợ của mình.
Miền đất núi lửa Kamchatka, Nga
Kamchatka là một bán đảo nằm ở điểm cực đông của nước Nga, nơi được coi là vùng đất huyền bí bậc nhất trong mắt dân du lịch và giới khoa học. Người dân bản địa gọi đây là “vùng đất của núi lửa và những vòi phun nước nóng”. Ảnh: Guardian
Trước thập niên 90, bán đảo rộng lớn ở vùng nước nóng gần biển Okhotsk này hoàn toàn đóng cửa với mọi du khách nước ngoài. Ngay cả người Nga cũng phải có giấy phép của chính quyền mới có thể đặt chân vào vùng đất hoang dã mang tên Kamchatka. Đỉnh núi lửa nổi tiếng nhất tại đây là Tolbachik, với đường lên lòng chảo cheo leo hiểm trở. Bù lại, tại đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực với vô vàn đỉnh núi lửa nhấp nhô. Ảnh: russiatrek
Hiện tại, Kamchatka là điểm đến cho những người thích phiêu lưu và ưa du lịch mạo hiểm. Khung cảnh ở đây được lấp đầy bởi những thung lũng ngập tràn sắc hoa, những con sông chảy xiết hội tụ hàng đàn cá hồi và loài gấu nâu Kamchatka. Đặc biệt, nhờ vô vàn ngọn núi lửa cao thấp, một số vẫn còn hoạt động, mà Kamchatka được UNESCO phong tặng danh hiệu di sản thế giới. Ảnh: vokrugsveta
Thác nước Victoria, Zimbabwe và Zambia
Thác Victoria là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, do nhà thám hiểm người Scotland, David Livingstone, phát hiện. Thắng cảnh nổi tiếng này tọa lạc bên bờ nam sông Zambezi, trên đường biên giới giữa hai quốc gia châu Phi Zambia và Zimbabwe. Du khách co thể chiêm ngưỡng thác nước bằng cách đứng trên một cây cầu nối liền hai bờ vực thẳm. Ảnh: amazingvictoriafalls
“Siêu phẩm của tự nhiên”, thác nước Victoria, nhìn từ camera bay. Thác Victoria có chiều cao trên 100 m và chiều rộng lên tới 1,7 km, với vẻ đẹp được tạo thành bởi những vết nứt dài bên bờ vực thẳm, nơi luôn có dòng thác tuôn trào bất kể xuân hạ thu đông. Ảnh: amosphotography
Thác Victoria là một phần của hai vườn quốc gia: Mosi-oa-Tunya ở Zambia và thác Victoria ở Zimbabwe. Đây cũng là một trong những điểm du lịch mạo hiểm hấp dẫn nhất châu Phi và trên toàn thế giới. Ảnh: places.co.za
‘Nấc thang lên thiên đường’ ở Hawaii, Mỹ
Video đang HOT
Cầu thang Haiku, hay còn gọi là “Nấc thang lên thiên đường” (Stairway to Heaven), là một con đường mòn dài và dốc dành cho người ưa mạo hiểm trên đảo Oahu, Hawaii, Mỹ. Con đường mòn lúc đầu là chiếc cầu gỗ bắc ngang qua vách đá ở phía nam thung lũng Haiku, được xây dựng năm 1943 để treo cáp ăng-ten phục vụ mục đích quân sự. Ảnh: 500px
Chính phủ Mỹ đã đóng cửa con đường từ năm 1987. Tuy nhiên, những người ưa mạo hiểm vẫn tìm cách đột nhập vào đây để khám phá tự nhiên. Sau khi vượt qua tất cả các bậc thang dựng đứng, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh đảo Oahu bên dưới cùng biển mây ở trên đầu. Ảnh: background pictures
Năm 2003, chính quyền Hawaii đã chi tổng cộng 875.000 USD để sửa chữa Haiku. Tuy nhiên, bởi địa hình quá hiểm trở, thành phố vẫn cấm du khách tới nơi này, dù lệnh cấm đó không thể ngăn các du khách hiếu kỳ xâm nhập Haiku bất hợp pháp. Ảnh: exlorationhawaii
Động Swallows, Mexico
Động Swallows nằm ở bang San Luis Potosi, Mexico, và là một trong những hang động rộng lớn và bí hiểm nhất trên thế giới, với độ sâu gần 400 m. Ẩn giữa những thảm thực vật nhiệt đới rậm rạp, Swallows giống như một “lỗ thủng” lớn nổi bật giữa màu xanh ngút ngàn. Các nhà khoa học ước tính, đường kính miệng hang lên tới 55 m. Ảnh: Mendaily
Swallows nằm sâu trong lòng trái đất khoảng 376 m, tương đương với chiều cao của tòa tháp biểu tượng New York. Những người mê cảm giác mạnh thường tìm đến Swallows để chơi nhảy dù. Họ phải đánh đổi nguy cơ bị rắn, rết cắn, để đổi lấy cơ hội được chiêm ngưỡng kỳ quan hùng vĩ và đáng sợ bậc nhất hành tinh. Ngay cả các “phượt thủ” kinh nghiệm cũng phải mất 1,5 giờ mới vượt qua quãng đường từ miệng xuống đáy hang. Ảnh: NationalGeographic
Swallows là nhà của rất nhiều loài động vật. Để không ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng, con người chỉ được phép xuống hang trong một khung giờ cố định. Ngoài ra, những vụ va chạm với đàn chim lúc đang xuống hang cũng rất nguy hiểm. Ảnh: OddStuffMagazine
“Lưỡi quỷ xứ Âu”, Na Uy
Trolltunga là một trong những vách đá đẹp và đặc biệt nhất Na Uy, với hình dáng tựa như chiếc lưỡi khổng lồ nhô ra từ vách đá. Trolltunga cao 1.100 m so với mực nước biển, dường như lơ lửng ở khoảng không 700 m so với mặt hồ Skjeggedal. Ảnh: HuffingtonPost
“Lưỡi quỷ” nằm ở phía tây vùng Skjeggedal, gần thị trấn Odda, Na Uy. Nó hình thành từ 10.000 năm trước, khi các cạnh của sông băng nứt ra. Băng đóng giữa các vết nứt của khe núi, sau đó tan chảy, khiến núi tách ra thành những hình thù kỳ thú. Ảnh: Wikipedia
Để đến được Trolltunga, các nhà thám hiểm và du khách phải vượt qua nhiều ngọn núi cao, với quãng đường lên tới 1.000 m. Ảnh: Wordpress
Theo Zing
Những khu vực hẻo lánh nhất trên hành tinh
Trong thế giới hiện đại, những vùng hẻo lánh ở Siberia, Tây Tạng hay các hòn đảo nằm biệt lập giữa đại dương trở thành những nơi hiếm hoi còn lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy.
Vùng Oymyakon thuộc Siberia, phía đông nước Nga, là nơi lạnh nhất trên thế giới mà con người sinh sống. Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 là -50 độ C. Mặt đất đóng băng quanh năm khiến thực vật khó sinh trưởng. Thịt tuần lộc và ngựa là nguồn thực phẩm chủ yếu của 500 người dân nơi đây. Ảnh: Flickr
Hòn đảo hình móng ngựa Deception ở Nam Cực từng là căn cứ của các nhà thám hiểm người Nga và Anh. Nằm trong một ngọn núi lửa, nó cũng là nơi cư trú của hàng nghìn con chim cánh cụt Chinstrap. Ảnh: Flickr
Nằm trong vịnh Bengal, Ấn Độ Dương, đảo North Sentinel là nơi sinh sống của người Sentinel. Rừng bao phủ phần lớn diện tích hòn đảo. Tộc người Sentinel sống tách biệt với thế giới bên ngoài và không tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Ảnh: AP
Alert là một ngôi làng nhỏ gần Bắc Cực thuộc hạt Nunavut, Canada. Nó không có người sinh sống thường xuyên trừ các nhân viên quân sự hoạt động tình báo và nhà nghiên cứu thời tiết. Ảnh: Flickr
Quần đảo Kerguelen, Nam Ấn Độ Dương là một trong những nơi hẻo lánh nhất thế giới. Nó nằm cách khu dân cư gần nhất 3.000 km. Khoảng 45 đến 100 nhà khoa học, kỹ sư và các nhà nghiên cứu mang quốc tịch Pháp sống ở đây. Ảnh: Supplied
Quần đảo Pitcairn gồm 4 hòn đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương. Đây là nơi cư trú của hậu duệ của những thủy thủ nổi loạn trên con tàu Bounty. Hiện nay 56 người sinh sống trên quần đảo. Ảnh: News Limited
Quần đảo Tristan da Cunha gồm các đảo núi lửa trên Nam Đại Tây Dương, gần Nam Phi. Đây là khu vực có người sinh sống hẻo lánh nhất thế giới. Hòn đảo chắc chắn sẽ giữ mãi vẻ hoang sơ vì con người rất khó đặt chân tới nó. Ảnh: Flickr
Là một trong những di sản Thế giới, đảo Phục Sinh của Chile, nổi tiếng với những bức tượng Moai. Đến nay giới khoa học vẫn chưa thể giải thích làm thế nào cư dân trên đảo có thể tạo nên những bức tượng đá từ cách đây 800 mà không có sự trợ giúp của máy móc hiện đại. Ảnh: Flickr
Đảo Socotra của Yemen là nơi sinh sống của 800 loài động thực vật quý hiếm. Nó nổi tiếng với những bãi biển rộng, hang động đá vôi, những ngọn núi cao chót vót. Ảnh: Flickr
Supai, bang Arizona, Mỹ, là nơi duy nhất trên thế giới con người còn dùng la để đưa thư. Việc đi lại trong khu vực vô cùng khó khăn. Người dân phải sử dụng trực thăng hoặc leo dọc theo Đường mòn Havasupai. Ảnh: Supplied
Nam Keeling là quần đảo san hô hình thành từ 24 hòn đảo nhỏ nằm cạnh Ấn Độ Dương và tuyến hàng hải biển Đông. Nó là nơi sinh sống của 600 người châu Âu và người Malay. Ảnh: News Limited
Nằm giữa New Zealand và Nam Cực, đảo Macquarie là nơi sinh sống của toàn bộ chim cánh cụt Hoàng gia trên thế giới. Ảnh: Supplied
Đảo Rapa Iti ở Polynesia thuộc Pháp là khu vực sinh sống quan trọng của loài chim với số lượng chim di cư lớn. Ảnh: Flickr
Cao nguyên Changtang thuộc Tây Tạng là nơi cư trú của dân du mục Changpa. Với các vùng đất rộng lớn và những hồ nước khổng lồ, Changtang trở thành khu bảo tồn thiên nhiên lớn thứ hai thế giới. Ảnh: Flickr
Rừng Taiga ở Siberia là quần xã sinh vật lớn nhất trên thế giới. Trải rộng trên khu vực có diện tích 3,8 triệu km vuông, hệ sinh thái ở Taiga ở Siberia khá đa dạng với hơn 2.300 loài thực vật sinh sống trong điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt. Ảnh: Flickr
Theo Zing
Những hòn đảo thiên đường của động vật Tất cả diện tích đất của trái đất không chỉ có con người chiếm đóng, mà còn phải san sẻ cho động vật. Dưới đây là 7 hòn đảo trên khắp thế giới đang là thiên đường của những loài động vật lớn nhỏ ngự trị. 1. Đảo heo ở Bahamas Hòn đảo mang tên Big Major Cay ở Bahamas không có người...