Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng
Nếu để một số đồ vật sau trên xe ô tô dưới thời tiết nắng nóng có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn cũng như những người ngồi xung quanh.
Khí gas trong bật lửa dễ bị giãn nở phát nổ nếu để lâu dưới nhiệt độ nóng bức
Bật lửa
Không ít tài xế thường để bật lửa, bao diêm trên xe để có thể dễ dàng hút thuốc lá. Tuy nhiên ít ai biết rằng nó sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cực cao dẫn đến các vụ cháy nổ ô tô nguy hiểm. Nếu bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp trong một thời gian dài hay thậm chí có lúc chịu nhiệt độ lên đến 100 độ C, khí gas giãn nở, phát nổ gây cháy da ghế hoặc vỡ kính.
Những lon nước ngọt có gas cũng là những mối họa tiềm ẩn nếu để quá lâu trên xe dưới thời tiết nắng nóng
Dưới tiết trời oi bức thì việc mang những lon nước ngọt giải khát có ga trên xe như Cola, Pepsi… là điều tương đối dễ dàng bắt gặp. Tuy nhiên, đây là những vật dụng vô cùng nguy hiểm khi để trên xe dưới thời tiết nắng nóng. Khi nhiệt độ trong xe trong khoang cabin tăng cao thì lượng ga trong những thức uống này sẽ có nguy cơ khiến chai hoặc lon bị nổ tung.
Hơn nữa, hiệu ứng nhà kính trong nội thất xe ô tô càng dễ gây nổ hơn nhiều lần. Vì vậy, nếu đỗ xe dưới trời nắng nóng một thời gian dài thì tuyệt đối không nên để các lon nước ngọt có ga trên xe ô tô.
Bạn cũng cần phải thật cẩn thận với những chai nước trong suốt như thế này
Chai nước trong suốt
Nước uống đóng chai cũng là một vật dụng không thể thiếu giúp cánh tài xế giải tỏa cơn khát trong những ngày hè oi bức. Nhưng ít tài xế có thể biết rằng nó lại có thể là nguyên nhân chính trở thành “hung thủ” của các vụ cháy xe.
Đối với những chai nước trong suốt, khi đặt chúng dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến một lượng ánh sáng lớn bị hội tụ tập trung ở một vị trí, việc này sẽ khiến nguy cơ xảy ra một vụ cháy trên xe là rất cao.
Tránh để bình chữa cháy ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Bình chữa cháy
Bình chữa cháy là một vật dụng bắt buộc phải có trên xe ô tô. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp bình trong xe nổ bất ngờ khi người sử dụng đặt bình chữa cháy ở gần nơi mặt trời chiếu vào như cốp chứa đồ bảng táp-lô trước hay khay để đồ bên dưới kính sau những dòng xe con.
Tuy không gây cháy xe nhưng hậu quả của việc nổ bình chữa cháy là không hề nhỏ. Bên cạnh việc có thể gây hư hỏng các bộ phận bên trong xe như nứt kính, bể dàn táp-lô.
Theo một số chuyên gia kỹ thuật, bình chữa cháy là dạng khí nén ở áp suất cao, cần được bảo quản trong điều kiện mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bình từ -10 độ C đến 55 độ C. Tuy nhiên, với khí hậu, Việt Nam nhất là vào mùa hè, nắng nóng, đậu xe dưới trời nắng hơn 40 độ C, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 60 độ C.
Đặc biệt, bảng táp-lô trên xe làm bằng vật liệu nhựa hoặc da, nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được.
Video đang HOT
Do đó, tránh để bình chữa cháy ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, những vị trí dễ bị tăng nhiệt độ lên cao như hộc chứa đồ phía trước hay vị trí để đồ sau hàng ghế thứ 2 của những chiếc sedan.
Mỹ phẩm và thuốc đều là những hợp chất hóa học nhạy cảm dễ bị biến đổi thành phần, không nên để lâu trong ô tô đỗ dưới trời nắng
Phụ nữ thường có thói quen mang theo thuốc, kem chống nắng hay một số loại mỹ phẩm làm đẹp trên xe. Không ít trường hợp đã thừa nhận rằng nhiều loại kem chống nắng bị nổ, đặc biệt là ở dạng xịt. Ngoài ra, các tuýp kem bị nhiệt độ đốt nóng không thể ngay lập tức sử dụng trên da.
Mỹ phẩm và thuốc đều là những hợp chất hóa học nhạy cảm với nhiệt độ cao vì có thể gây biến đổi thành phần bên trong gây tác dụng không tốt tới người dùng. Vì vậy cho nên cũng không ít nhà sản xuất đều khuyến cáo để ở nhiệt độ thấp và tránh xa ánh nắng mặt trời.
Vì vậy lời khuyên dành cho các tài xế, đặc biệt là các tài xế nữ đó là không nên để mỹ phẩm và thuốc trong ô tô nếu đỗ lâu dưới nắng nóng. Nếu có đem theo để sử dụng thì cần mang ra ngoài ngay khi xuống xe.
Những thiết bị điện tử cũng rất dễ bị hỏng nếu để quá lâu dưới trời nắng
Thiết bị điện tử
Một vật dụng vô cùng quen thuộc nhưng cũng lại gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe khi để nó trong ô tô dưới thời tiết nắng nóng đó là các thiết bị điện tử như điện thoại, máy ảnh, máy quay, laptop…
Nhiệt độ cao sẽ khiến các thiết bị linh kiện điện tử cũng rất dễ gặp hỏng hóc. Điển hình như việc để máy ảnh dưới trời nắng lâu ngày sẽ khiến ống kính, thẻ nhớ bị mất tác dụng. Trong khi đó việc pin bên trong bị tan chảy sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của tất cả mọi người ngồi trên xe.
Tuyển tập "khui nắp chai chi thuật" dành cho những ngày trót quên mua đồ mở nắp chai
Xuân qua, hạ tới, trời nóng nực mà có một chai bia hoặc nước ngọt mát lạnh để giải nhiệt thì thật tuyệt. Nhưng nếu không có đồ mở nắp chai thì phải làm thế nào?
Câu trả lời là hãy tận dụng những món đồ có sẵn trong nhà để giải quyết vấn đề nan giải này chỉ trong vài nốt nhạc!
Cách 1: Dùng kéo
Bạn hãy đặt một đầu lưỡi kéo vào một mặt sau viền nắp chai (đặt dưới 1 nếp gấp), sau đó bắt đầu cắt theo vòng tròn cho tới khi nắp chai trở nên lỏng lẻo và có thể gỡ ra dễ dàng.
Cách 2: Dùng thìa (muỗng)
Bạn hãy lấy 1 chiếc thìa (càng lớn càng tốt), kê mũi thìa dưới viền nắp chai (như hình), tay còn lại nắm chặt cổ chai và làm điểm tựa cho chiếc thìa. Sau đó, bạn dùng thìa bẩy mạnh nắp chai là được.
Cách 3: Dùng bật lửa
Ngoài cách hơ lửa để gỡ nắp chai, bạn có thể tham khảo thêm 1 biện pháp khác như sau:
Một tay cầm chặt cổ chai, ngón cái hướng lên trên.
Đặt một đầu bật lửa nằm giữa đáy nắp và ngón trỏ của bạn (như hình). Ngón trỏ sẽ đóng vai trò như 1 điểm tựa.
Tiếp tục cầm chặt cổ chai, sau đó giữ bật lửa bằng ngón trỏ. Tay còn lại dùng bật lửa bẩy mạnh theo hướng từ dưới lên để gỡ nắp chai.
Cách 4: Dùng thắt lưng
Những mẫu thắt lưng có phần khóa cài như hình có thể tận dụng như 1 dụng cụ mở nắp chai hiệu quả.
Cách 5: Dùng nĩa
Răng nĩa vốn nhọn và mảnh nên rất thích hợp trong việc mở nắp chai. Bạn chỉ cần đưa một răng nĩa vào dưới viền nắp chai và "bẩy" lên, nắp chai sẽ lỏng dần và có thể tách khỏi thân chai.
Cách 6: Dùng đai an toàn trên xe ô tô
Phần khóa cài của đai an toàn có thiết kế khá tương tự đồ mở nắp chai. Vì vậy, bạn có thể tận dụng nó để mở nắp chai trong trường hợp cần kíp. Lưu ý nhỏ là cách này chỉ nên áp dụng với đồ ngọt, chống chỉ định với rượu bia nếu bạn không muốn mùi thơm lưu lại trên xe và thu hút sự chú ý của một vài chú cảnh sát giao thông nào đó.
Cách 7: Dùng... một cái chai khác
Biện pháp này có lẽ đá khá quen thuộc với nhiều anh em. Nhưng vấn đề là bạn chỉ mở được 1 chai mà thôi, chai còn lại vẫn phải áp dụng 1 trong 6 cách trên nhé!
Cách 8: Dùng lỗ khóa trên cửa
Chốt của khóa cửa truyền thống có thể sử dụng như một dụng cụ khui nắp chai tiện lợi. Việc bạn cần làm chỉ là kê nắp chai lên chốt và giật mạnh để nắp tự "cất cánh bay".
Cách 9: Dùng giấy
Một tờ giấy mỏng manh không thể làm nên chuyện, nhưng nếu gập lại nhiều lần, tờ giấy ấy sẽ trở thành một miếng bìa vô cùng cứng cáp. Sau khi gấp, bạn có thể dùng nó để mở nắp chai tương tự như cách dùng bật lửa.
Cách 10: Dùng búa
Trước hết, bạn hãy chọn loại búa có phần gáy tõe ra như hình. Phần này sẽ đóng vai trò tạo lực bẩy để "bung" nắp ra khỏi chai nhanh chóng. Đừng quên lật ngược búa trước khi sử dụng nhé!
Cách 11: Dùng nhẫn
Đặt tay như hình sao cho viền nhẫn tiếp xúc với mặt dưới của viền nắp chai, sau đó dùng lực vừa phải để "bẩy" nắp lên. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn loại nhẫn dày, đeo không bị lỏng tay và không quá... đắt tiền.
Cách 12: Dùng đầu cắm của sạc
Bạn hãy kê một đầu cắm xuống dưới viền nắp chai, sau đó dùng sức để "bật" nắp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đầu cắm của một số đồ điện khác để thay thế.
Cậu shipper đón sinh nhật cùng lời nhắn: Nếu còn nghèo đừng ngại ra đường Không ai có quyền gán cho bạn cái mác 'sang' hay 'hèn'. Chỉ mong bạn đừng bị vướng bận bởi suy nghĩ của người khác. Hôm qua, do còn nhiều bản thảo chưa kiểm duyệt xong, nên đến tận 11 giờ đêm tôi mới bắt đầu tan làm. Đêm muộn, đường phố vắng tanh, chỉ còn lác đác vài người bán hàng. Khi...