Những vấn đề về tiêu hóa hay gặp ở trẻ là gì?
Các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ cần chia ra thành nhiều nhóm.
Hỏi: Với trẻ nhỏ, các bệnh về tiêu hóa hay gặp nhất là gì và cần làm thế nào để phòng ngừa, điều trị hiệu quả, mong bác sĩ tư vấn?
Trần Mây (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ cần chia ra thành nhiều nhóm. Thứ nhất là nhóm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi với những nhóm bệnh lý chính như: Nôn trớ, thường xảy ra từ 12 – 18 tháng đầu, đặc biệt khi dinh dưỡng không phù hợp. Nhóm bệnh thứ 2 là tiêu chảy, có thể do em bé không thể dung nạp hết lượng thức ăn nạp vào, hoặc em bé bị dị ứng với một số thực phẩm hay có thể do cách chăm sóc ăn uống, vệ sinh của những bậc cha mẹ chưa tốt. Nhóm thứ 3 là táo bón, thường liên quan nhiều tới việc khẩu phần ăn của các em bé chưa cân đối, quá ít chất xơ, nhiều chất đạm.
Khi mới được sinh ra, những em bé sinh bằng hình thức sinh thường, sinh đủ tháng bao giờ cũng có một đường tiêu hóa có cấu trúc tốt hơn so với những em bé sinh non tháng hoặc sinh bằng hình thức sinh mổ. Kế tiếp là nuôi dưỡng hợp lý.
Sữa mẹ là nguồn thực phẩm làm cho đường tiêu hóa dễ chịu nhất vì chất đạm dễ tiêu hóa, chất đường dễ tiêu hóa, chất béo dễ bị tiêu hóa và có những chất kháng khuẩn và các enzyme giúp việc tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, em bé phải được ăn bổ sung đúng thời điểm, vì ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng, việc này còn cung cấp các vi lượng, giúp cho sự trưởng thành, đổi mới của đường tiêu hóa được tốt hơn.
Một vấn đề quan trọng khác là khi bé bị bệnh, cần phải có sự điều trị hợp lý như đơn thuốc từ các bác sĩ chuyên khoa, sự chăm sóc đúng khoa học cũng như dinh dưỡng hợp lý trong suốt thời gian bé bị bệnh, sau giai đoạn bị bệnh…
PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi T.Ư
Theo baogiaothong
3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa "lớn nhanh như thổi"
Cho con bú là bản năng của người mẹ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ vẫn cảm thấy lúng túng và lo lắng về tư thế cho con bú đúng cách.
Video đang HOT
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với những ai lần đầu làm mẹ thì việc nuôi con bằng sữa mẹ chắc hẳn là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho bé bú cũng khiến các mẹ lúng túng vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Tư thế cho con bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú.
Tư thế cho bé bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú (Ảnh minh họa)
Từ xa xưa, rất nhiều bà mẹ có tư thế cho bé bú đứng, bế bé trên tay hoặc đặt bé trong địu. Trẻ sơ sinh có thể tự tìm vú mẹ và bú nhưng bé vẫn cần cảm giác an toàn và thoải mái khi bú mẹ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi cho con bú đó là sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng vì như vậy sẽ dẫn đến căng cơ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa của cơ thể.
Theo Tổ chức dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), có 3 tư thế cho bé bú phổ biến và đúng nhất, khuyên các bà mẹ nên áp dụng. Đó là tư thế ngồi, tư thế nằm nghiêng và tư thế ôm bóng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.
1. Tư thế ngồi
Tư thế ngồi là tư thế phổ biến nhất.
Đây có lẽ là tư thế cho con bú phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu mẹ trải qua phương pháp sinh mổ thì tư thế này ban đầu có thể khiến mẹ có cảm giác không thoải mái vì bé nằm ngang bụng gần với vết sẹo mổ. Để bé và mẹ cùng thoải mái nhất, mẹ nên chọn chỗ ngồi trên ghế có phần tựa tay hoặc trên giường có đệm, gối đỡ xung quanh.
Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
Cách cho bé bú:
- Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
- Dùng tay cùng bên ngực cho bú để đỡ đầu-thân bé, tay còn lại có thể giúp bé bú.
- Mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế đối diện để tránh bị ngả về phía trước và cho bé bú thuận tiện.
2. Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ đỡ đau lưng.
Tư thế nằm nghiêng cho bé bú phù hợp với mẹ sinh mổ hoặc ca sinh khó, còn đau nhiều. Bé bú nằm cũng thuận tiện khi mẹ cho bú vào buổi đêm. Ở tư thế nằm, mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược.
Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.
Cách cho bé bú:
- Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.
- Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ. Chú ý kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng, không bị cong vẹo hoặc gập người.
- Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.
3. Tư thế ôm bóng
Tư thế cho bú bú ôm bóng phù hợp với các mẹ sinh mổ hoặc nuôi bé song sinh.
Tư thế cho bé bú ôm bóng là một vị trí tốt cho cặp song sinh. Mẹ có thể cho các bé ăn đồng thời cùng lúc. Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.
Có thể dùng gối hỗ trợ khi cho bé bú ở tư thế ôm bóng.
Cách cho bé bú:
- Đặt bé ở bên hông của mẹ, hai chân bé ở phía sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.
- Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.
- Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con và ngược lại.
- Nhẹ nhàng đưa miệng bé ngậm bắt vú mẹ.
Khi bú đúng tư thế, cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, bé bú ngoan, mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt sữa của con. Ngoài ra, mẹ quan sát thấy hai má của bé phồng, cằm chạm vú mẹ, môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú bên dưới nhiều hơn bên trên. Mẹ có thể cho con bú theo tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất, hoặc thay đổi tư thế cho bé bú theo vị trí hay tùy theo tư thế mà bé muốn.
Nguồn: NHS
Theo Helino
Cấp cứu kịp thời trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân bị teo ruột bẩm sinh, suy hô hấp nguy kịch Trẻ được chẩn đoán theo dõi tắc ruột phân su - suy hô hấp trên trẻ sinh non 32 tuần, chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Các bác sĩ Khoa Gây mê hồi sức phối hợp với Khoa Ngoại nhi tổng hợp - Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhân trẻ sinh non tháng và nhẹ cân...