Những vấn đề thường gặp trong thời kỳ mang thai
Bạn cần nắm rõ những vấn đề thường gặp trong thời kì mang thai để biết khi nào cần đến gặp bác sĩ.
Ợ nóng: Ợ nóng hay trào ngược dạ dày thực quản (GED) thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kì. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để đối mặt với vấn đề này. Đừng quá lo lắng vì đây là một tình trạng thường gặp và dễ dàng điều trị ở thai phụ.
Cơn gò Braxton Hicks: Nhiều thai phụ gặp phải các cơn gò Braxton Hicks không thường xuyên, tuy nhiên một số người phải chịu đựng cơn gò này cả ngày trong giai đoạn cuối của thai kì. Bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng cách điều chỉnh tư thế ngủ của thai phụ, đưa ra các lưu ý khi vận động, cũng như sử dụng vật lí trị liệu.
Táo bón: Tiêu hóa bị thay đổi do những co thắt ruột bất thường trong quá trình mang thai. Những co bóp này là cần thiết để cơ thể bạn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tác dụng phụ của những co bóp này là khiến phân của bạn rất khô và khó thoát ra ngoài.
Mất nước: Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ cần nhiều nước hơn và bạn cần đảm bảo cơ thể được cấp đủ nước. Mất nước là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai vì họ thường không ý thức được sự gia tăng nhu cầu nước của cơ thể.
Video đang HOT
Đau lưng: Các cơn đau lưng thường phổ biến hơn ở giai đoạn cuối của thai kì, do thai nhi phát triển đến kích cỡ đủ để thay đổi tâm trọng lực của cơ thể người mẹ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ về tư thế ngủ và những lưu ý khi vận động.
Các chứng tăng nhạy cảm: Các chứng tăng nhạy cảm bao gồm sản giật, tiền sản giật, tăng huyết áp mãn tính và tăng huyết áp thai kì. Tăng huyết áp thai kì chỉ xảy ra trong thời kì mang thai, các chứng còn lại có thể nặng thêm kể cả sau thai kì.
Cúm: Phụ nữ mang thai rất cần được tiêm vaccine phòng cúm vì họ dễ bị cảm cúm hơn và dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm, đặc biệt vào mùa cúm lây lan.
Ra máu: Ra máu âm đạo là một tình trạng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Chảy nhiều máu đi kèm với co thắt tử cung là một trong những dấu hiệu của sảy thai. Khi thấy dấu hiệu ra máu, hãy gọi cấp cứu ngay./.
CTV Ngọc Diệp
Theo Onlymyhealth/VOV.VN
Những món ăn cấm kị với người viêm dạ dày
Có nhiều bệnh nhân viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản điều trị mãi không đỡ; tái nhiễm vi khuẩn HP nhiều lần... nhưng vẫn duy trì ăn đồ chua cay, dưa muối, thịt hun khói, đồ chiên xào, rượu bia, cà phê, thuốc lá... là những món cấm kị khi bị viêm dạ dày.
Ngỡ ung thư phổi hóa ho do trào ngược
Bác sĩ Lê Việt Khánh, Phó trưởng Khoa Cấp cứu tiêu hoá, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nhiều trường hợp đến viện khám với biểu hiện ho cả năm không dứt, "phàn nàn" với bác sĩ muốn đi chụp phổi vì ho suốt, bác sĩ lại chỉ định đi khám tiêu hóa.
Tại buổi khám, tư vấn và nội soi miễn phí đường tiêu hoá tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), ông Nguyễn Tiến Ph. (56 tuổi, ở Bắc Giang) trong lúc chờ tới lượt khám vẫn ôm ngực ho khù khụ.
Ông Ph. cho biết ông ho cả năm nay, ho nhiều mỗi khi nằm xuống, ho đến tức ngực, nóng cổ, luôn có cảm giác nóng rát dọc thực quản.
Ông đã uống đến 3 đợt kháng sinh nhưng không đỡ. Khi đến khám tại BV Việt Đức vì nghi ngờ ho dung ung thư phổi, ông lại được giới thiệu sang khám tiêu hóa. Ông rất bất ngờ khi bác sĩ nói ông ho do bệnh lý trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày.
Bác sĩ Khánh khám cho một trường hợp trào ngược dạ dày, thực quản. Ảnh: H.Hải
Theo Bác sĩ Khánh, rất nhiều trường hợp ho không phải bởi đường hô hấp bị viêm nhiễm mà lại do dạ dày có vấn đề do đang phải chịu đựng những cơn trào ngược.
Trong khi đó, ho do trào ngược dạ dày thực quản gặp rất nhiều nhưng lại ít khi được quan tâm. Nhiều bệnh nhân được phát hiện trào ngược thực quản cho biết trước đó họ từng gặp bác sĩ nhiều lần, uống nhiều loại thuốc ho, thậm chí cả kháng sinh liều cao nhưng ho không dứt.
Theo Bác sĩ Khánh, dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản nghèo nàn, nhiều khi bị lấn át bởi những cơn ho nên nhiều khi cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân thường chỉ quan tâm đến bệnh lý của đường hô hấp chứ ít khi chú ý đến bệnh lý của đường tiêu hóa.
Những bệnh nhân ho nhiều kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua nóng ran, tức ngực, khó thở và có cảm giác đau rát ở giữa ngực... nên đi khám tiêu hóa, nội soi thực quản, dạ dày để tìm nguyên nhân.
Tránh thực phẩm cấm vị và duy trì lối sống lành mạnh
Theo bác sĩ Khánh, trào ngược dạ dày có thể do căng thẳng, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, do viêm loét dạ dày... gây tăng tiết axit dịch vị kích thích trào ngược. Bệnh lý này cũng gặp khá nhiều ở nhóm đối tượng làm việc văn phòng (công sở), môi trường làm việc, học tập căng thẳng, áp lực.
Để điều trị viêm dạ dày, trào ngược thực quản, ngoài việc điều trị thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ kết hợp chữa trị có hiệu quả.
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc; không ăn các thức ăn chua cay, uống quá lạnh, ăn quá nóng, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Không để đói quá và cũng tránh đừng ăn no quá.
Các món ăn như đồ chua cay, dưa muối, thịt hun khói, đồ chiên xào, rượu bia, cà phê, thuốc lá... là những món cấm kị khi bị viêm dạ dày. Bệnh nhân cũng nên tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn.
Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, và có giờ ăn nhất định, ăn chậm, nhai kỹ sẽ tốt cho tiêu hoá.
Kiêng ăn các thực phẩm xào rán, nướng, các thực phẩm mặn.
Khi bị nhiễm khuẩn cấp: cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn... cần chữa trị kịp thời để tránh nuốt vi trùng vào dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, khi dùng các thuốc kháng sinh giảm đau trị thoái hoá khớp, gai cột sống... phải do bác sĩ chỉ định vì những thuốc này gây ảnh hưởng rất xấu tới dạ dày.
Yếu tố tinh thần, các trạng thái strees, cáu gắt, trầm cảm, lo nghĩ, căng thẳng... là một trong những nguyên nhân lớn, quan trọng gây nên tổn thương dạ dày. Nếu luôn lạc quan, vui tươi, thoải mái, bạn sẽ tự loại bỏ một tác nhân có thể gây nên những cơn đau dạ dày khó chịu. Vì thế, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ làm việc hợp lí, tránh các công việc quá sức, căng thẳng thần kinh, hạn chế thức khuya...
Hồng Hải
Theo Dân trí
7 dấu hiệu thầm lặng của cơn đau tim nguy hiểm, nên đi bác sĩ ngay! Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả ung thư. Shutterstock Các triệu chứng đặc trưng như đau ngực hay cảm giác bị đè nặng ở ngực, đổ mồ hôi lạnh, yếu lả người đã được nhiều người biết nhiều. Nhưng có những dấu hiệu tinh tế hơn có thể dễ dàng bị bỏ...